Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Hà Tĩnh về sắp xếp các đơn vị hành chính

Sáng 29.4, tại Hà Tĩnh, Đoàn giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội “Việc thực hiện các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021” do Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thị Thanh làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Hà Tĩnh.

Toàn cảnh cuộc làm việc
Quang cảnh cuộc làm việc

Tham dự buổi làm việc có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải…

Cần chính sách ưu tiên đối với các đơn vị thực hiện sắp xếp

Báo cáo tại cuộc làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cho biết: Việc thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã trên địa bàn tỉnh được tiến hành trên cơ sở được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Trung ương, sự đồng thuận cao và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp đã nghiêm túc, quyết liệt triển khai thực hiện theo quy định, hướng dẫn. Quá trình thực hiện, địa phương đã chú trọng đến công tác dân vận, tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức và đặc biệt là Nhân dân đồng thuận chủ trương sắp xếp của Đảng, Nhà nước và nhận được sự ủng hộ rất cao.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn báo cáo
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn báo cáo

Theo UBND tỉnh, sau khi có Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các ĐVHC cấp xã trên địa bàn giai đoạn 2019-2021, Hà Tĩnh đã thực hiện sắp xếp, sáp nhập 80 ĐVHC cấp xã; hình thành 34 đơn vị mới; giảm 46 ĐVHC cấp xã… Đến nay, toàn tỉnh đã giải quyết chế độ, chính sách cho gần 600 cán bộ, công chức; hơn 400 người hoạt động không chuyên trách cấp xã; số còn lại 152 cán bộ, công chức và 52 người hoạt động không chuyên trách cấp xã tiếp tục giải quyết.

Qua sắp xếp, tỉnh Hà Tĩnh nhận thấy còn một số khó khăn, như: Số lượng ĐVHC cấp huyện, cấp xã sắp xếp chưa đạt 100% theo quy định của Trung ương; một số ĐVHC cấp xã mới hình thành sau khi sắp xếp vẫn chưa bảo đảm đủ các tiêu chuẩn theo quy định; một số trường hợp việc bố trí trụ sở của đơn vị mới không phù hợp, không thuận lợi cho công việc giao dịch của Nhân dân (nhất là tại các đơn vị miền núi, địa hình rộng)… Việc sắp xếp, bố trí và giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách dôi dư khi thực hiện sắp xếp các ĐVHC cấp xã gắn với công tác nhân sự đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, trong bối cảnh địa phương đang triển khai thực hiện Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24.4.2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và thực hiện chủ trương bố trí công an chính quy về công tác tại địa bàn cấp xã, dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong việc bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức dôi dư.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải phát biểu
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải phát biểu

Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mong muốn Trung ương sớm có chủ trương, định hướng và kịp thời hướng dẫn địa phương về việc sắp xếp ĐVHC giai đoạn 2022-2030, đối với những ĐVHC đã thực hiện sắp xếp trong giai đoạn 2019 - 2021 hoặc những ĐVHC có yếu tố đặc thù không thể thực hiện việc sắp xếp đề nghị không thực hiện việc sắp xếp trong giai đoạn 2022-2026. Đồng thời, có quy định chung về chính sách xử lý cán bộ, công chức dôi dư do sắp xếp ĐVHC cấp xã; hỗ trợ kinh phí thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã cho các địa phương… Cùng với đó, sớm sửa đổi Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25.5.2016 về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC cho phù hợp với thực tiễn, tạo cơ sở pháp lý cho việc tiếp tục sắp xếp trong giai đoạn 2022-2030.

Trung ương cũng cần kịp thời chỉ đạo, có văn bản thống nhất thực hiện liên quan đến nội dung xác định đơn vị miền núi, vùng cao; ban hành văn bản hướng dẫn về giải quyết số cán bộ, công chức dôi dư; sắp xếp mạng lưới y tế, trường học, cơ sở vật chất hạ tầng như trụ sở các ĐVHC sau sắp xếp một cách đồng bộ. Có các chính sách ưu tiên trên lĩnh vực kinh tế - xã hội đối với các đơn vị thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, nhằm khuyến khích việc sắp xếp đơn vị hành chính và tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị này ổn định và phát triển (như giải quyết cán bộ công chức dôi dư đến năm 2025 phải đảm bảo quy định, sau sắp xếp phải đảm bảo quy mô diện tích, dân số theo quy định…)

Ổn định tư tưởng cho cán bộ và Nhân dân là ưu tiên hàng đầu

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quàng Văn Hương phát biểu
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quàng Văn Hương phát biểu

Theo các thành viên Đoàn giám sát, việc sắp xếp các ĐVHC cấp xã tại địa phương góp phần tinh gọn bộ máy, bảo đảm quy mô ĐVHC phù hợp với năng lực quản lý trong giai đoạn hiện nay; giúp tinh giản, cơ cấu lại và lựa chọn, bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phù hợp với tiêu chuẩn của từng vị trí việc làm. Nhiều xã sau khi sáp nhập đã huy động được nhiều nguồn lực xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo, hệ thống giáo dục, y tế được sắp xếp, kiện toàn, nâng cao chất lượng góp phần phục vụ nhân dân được tốt hơn; đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân…

Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Trần Văn Lâm phát biểu
Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Trần Văn Lâm phát biểu

Cũng theo Đoàn giám sát, Hà Tĩnh là địa phương có 6 ĐVHC nông thôn sáp nhập vào các ĐVHC đô thị; việc sắp xếp các đơn vị trên góp phần vào sự chuyển dịch từ nông thôn sang đô thị; tạo điều kiện cho đơn vị mới mở rộng quy mô, không gian phát triển, quy hoạch, phát triển kinh tế xã hội của ĐVHC đô thị mới… Tuy nhiên, nhiều ý kiến đề nghị địa phương làm rõ những vướng mắc trong việc bố trí, giải quyết chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức; những cản trở trong việc xử lý dôi dư cán bộ và có đề xuất giải pháp khắc phục…; xử lý trụ sở, cơ sở vật chất hợp lý tránh lãnh phí;…

Các đại biểu dự cuộc họp
Các đại biểu dự cuộc họp

Tại cuộc làm việc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải cho biết: Việc ổn định tư tưởng cho cán bộ và các tầng lớp Nhân dân trước khi thực hiện sáp nhập được Hà Tĩnh quan tâm, đặt lên hàng đầu. Đến nay, các xã mới đã đi vào ổn định, các tầng lớp nhân dân đồng thuận, kinh tế - xã hội đang trên đà phát triển. Trước khi sáp nhập, các tiêu chí trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại một số xã trên địa bàn Hà Tĩnh đạt thấp, tuy nhiên, cùng với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, hiện nay, Hà Tĩnh chỉ còn lại 8 xã chưa về đích nông thôn mới và đang quyết tâm hoàn thành trong năm nay.

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng phát biểu
Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng phát biểu

Nhấn mạnh việc sáp nhập là chủ trương đúng, nhưng cần phải có lộ trình cụ thể… Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đề xuất, trên cơ sở đánh giá những ưu điểm, hạn chế của quá trình sáp nhập, Trung ương cần có hướng dẫn cụ thể để các địa phương thống nhất triển khai thực hiện; ban hành phương án giải quyết chế độ cho cán bộ dôi dư cũng như hướng xử lý tài sản dôi dư sau sáp nhập; cần sắp xếp mạng lưới cơ sở vật chất về y tế, giáo dục sau sáp nhập đồng bộ hơn; cân nhắc kỹ việc tiếp tục sáp nhập ĐVHC trong thời gian tới… Đối với việc sáp nhập ĐVHC cấp xã cần căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng địa phương; có trụ sở làm việc cho đội ngũ công an xã để thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự tại cơ sở.

Phát biểu tại cuộc làm việc, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh nhận định, tỉnh Hà Tĩnh là địa phương đi đầu trong việc thực hiện các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã, với tinh thần chủ động, thể hiện quyết tâm cao của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp trong việc thực hiện chủ trương của Đảng và quy định của pháp luật về sắp xếp ĐVHC…

Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh phát biểu

Qua làm việc với UBND tỉnh Hà Tĩnh, Trưởng Ban Công tác đại biểu cũng nêu rõ bài học kinh nghiệm: “Sắp xếp ĐVHC không phải chỉ để giảm bộ máy, giảm biên chế, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức mà còn có ý nghĩa lớn hơn, đó là thiết kế lại và tạo lập không gian phát triển mới cho địa phương theo hướng bền vững”...

Trưởng Ban công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh đề nghị Hà Tĩnh tiếp tục quan tâm làm tốt việc quy hoạch phát triển địa phương mang tính lâu dài để làm tiền đề cho việc sắp xếp, bố trí các ĐVHC trong các năm tiếp theo.

Ghi nhận các ý kiến, kiến nghị của tỉnh Hà Tĩnh, Trưởng Ban Công tác đại biểu cho biết, Đoàn giám sát sẽ đưa vào tổng hợp chung để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét để việc sắp xếp các đơn vị hành chính trong giai đoạn tới đạt hiệu quả cao hơn.  

Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu kết luận Hội nghị
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tinh thần chung là phải quyết tâm đổi mới và có sản phẩm mới!

Trong năm 2025, cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ trong công tác xây dựng luật, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Tinh thần chung là phải quyết tâm đổi mới và có sản phẩm mới.
Đây là yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trong phát biểu kết luận Hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa Đảng đoàn Quốc hội với Đảng ủy cơ quan VPQH năm 2024, bàn phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 diễn ra sáng nay, 19.12.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa Đảng đoàn Quốc hội với Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa Đảng đoàn Quốc hội với Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội

Sáng nay, 19.12, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì Hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa Đảng đoàn Quốc hội với Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội (VPQH).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký 3 Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết số 172/2024/QH15 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; Nghị quyết số 59/2024/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 và Nghị quyết số 1321/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng

Chiều 18.12, tại Trung tâm Hội nghị Thành phố Hải Phòng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 35/2021/QH15 ngày 13.11.2021 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Lãnh đạo Thành phố Hải Phòng dự Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Trãi và chỉnh trang đô thị vùng phụ cận
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ Khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Trãi và chỉnh trang đô thị vùng phụ cận

Chiều nay, 18.12, trong không khí cả nước kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và chuẩn bị đón năm mới 2025, UBND TP. Hải Phòng tổ chức Lễ Khởi công xây dựng Dự án đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Trãi và chỉnh trang đô thị vùng phụ cận.

Hải Phòng phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh, nguồn lực, cải cách, đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá để phát triển mạnh mẽ hơn nữa
Thời sự Quốc hội

Hải Phòng phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh, nguồn lực, cải cách, đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá để phát triển mạnh mẽ hơn nữa

Lời Tòa soạn: Chiều 18.12, tại Hải Phòng, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thành phố Hải Phòng long trọng tổ chức Hội nghị công bố Nghị quyết số 169/2024/QH15 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị thành phố Hải Phòng và Nghị quyết số 1232/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2023-2025. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự và phát biểu chỉ đạo.
Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Hội nghị công bố Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị thành phố Hải Phòng
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Hội nghị công bố Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị thành phố Hải Phòng

Chiều nay, 18.12, tại Hải Phòng, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thành phố Hải Phòng long trọng tổ chức Hội nghị công bố Nghị quyết số 169/2024/QH15, ngày 30.11.2024, của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị thành phố Hải Phòng và Nghị quyết số 1232/NQ-UBTVQH15, ngày 24.10.2024, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2023 - 2025.

Quang cảnh hội thảo
Thời sự Quốc hội

Hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Sáng 18.12, tại Nhà Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp phối hợp với Ban Chủ nhiệm Đề tài khoa học cấp Bộ “Tiếp tục hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm định hướng sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật” tổ chức Hội thảo “Tiếp tục hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật - thực trạng và kiến nghị”.

Đoàn khảo sát của Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Sở Văn hoá và Thể thao TP. Hồ Chí Minh
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Sở Văn hoá và Thể thao TP. Hồ Chí Minh

Chiều 17.12, tại TP. Hồ Chí Minh, Đoàn khảo sát của Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Phan Viết Lượng làm Trưởng đoàn đã làm việc với Sở Văn hoá và Thể thao TP. Hồ Chí Minh về việc triển khai thực hiện Luật Điện ảnh.