Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các định mức, đơn giá

Tại phiên tái chất vấn một số nội dung nghị quyết, kết luận chất vấn của HĐND thành phố đã đến thời hạn giải quyết nhưng còn chậm, chưa hiệu quả Kỳ họp thứ 14, HĐND TP. Hà Nội Khóa XVI, nhiều đại biểu đánh giá việc xây dựng định mức, đơn giá trong nhiều lĩnh vực vẫn chưa đạt tiến độ theo yêu cầu, gây khó khăn trong công tác điều hành, quản lý tại địa phương.

Cần ưu tiên xây dựng định mức, đơn giá lĩnh vực vệ sinh môi trường

Chất vấn Giám đốc Sở Tài chính, đại biểu Vũ Ngọc Anh đề nghị lãnh đạo Sở cho biết kết quả thực hiện cam kết hoàn thành công tác rà soát, xây dựng các định mức, đơn giá lĩnh vực rác thải, nước thải, vận tải hành khách công cộng... trên địa bàn thành phố. Trả lời chất vấn, Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Xuân Lưu cho biết, về lộ trình và xây dựng định mức đơn giá, đây là nội dung hết sức quan trọng và có ý nghĩa trong việc điều hành ngân sách. Theo đó, chuyển từ giao dự toán sang việc đặt hàng. Người lao động chuyển từ hưởng lương từ ngân sách sang hưởng lương từ thành quả lao động. Sau khi được UBND thành phố chỉ đạo, Sở đã tham mưu, đề xuất thành phố để rà soát toàn bộ nội dung. Sau khi rà soát tính đến tháng 11.2023, đã ban hành được 58 định mức với 36 đơn giá; số còn lại 224 định mức chưa được ban hành.

Khi rà soát xong, Sở Tài chính cùng với các sở chuyên ngành chủ trì tham mưu Chủ tịch UBND thành phố ban hành quy định về phê duyệt kế hoạch định mức đơn giá. Lộ trình năm 2023 xây dựng xong 54 định mức với 29 đơn giá. Năm 2024, dự kiến xây dựng xong 133 định mức, 186 đơn giá. Số còn lại 7 định mức và 7 đơn giá sẽ được xây dựng vào đầu năm 2025.

Hà NộI: Bảo đảm tiến độ việc xây dựng các định mức, đơn giá -0
Đại biểu Vũ Ngọc Anh đặt câu hỏi trong phiên tái chất vấn 

Riêng đối với nội dung về định mức và đơn giá rác, nước thải, sau khi có chỉ đạo của thành phố, Sở đã tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên. Theo đó, đã ban hành được đơn giá tạm thời về giáo dục; trình UBND thành phố và đang xem xét ký năm 2023 giá nước thải. “Đối với lĩnh vực vận tải công cộng, hiện thành phố đang chỉ đạo Sở Giao thông - Vận tải thí điểm nội dung liên quan quản lý giao thông”, Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Xuân Lưu thông tin thêm.

Đặt câu hỏi chất vấn tới Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư, đại biểu Trần Anh Tuấn cho biết, liên quan phân cấp ủy quyền cho quận, huyện, thị xã về 31 thủ tục hành chính, tuy nhiên đến nay mới có 1 thủ tục có quy trình. Đồng thời, đặt câu hỏi đến bao giờ xây dựng quy trình nội bộ với 30 thủ tục còn lại?

Trả lời chất vấn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Anh Quân cho biết, sau khi làm việc với Bộ Nội vụ, có một số nội dung không phân cấp được xuống quận, huyện. Vì vậy trong tháng 9.2023, Sở đã có văn bản báo cáo đề xuất UBND thành phố đưa 31 TTHC này ra khỏi danh sách ủy quyền cho quận, huyện của thành phố.

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Thị Bích Thuỷ đề nghị Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết: kết quả trình UBND thành phố phê duyệt 19/108 quy trình giải quyết thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực sở phụ trách. Trả lời câu hỏi của đại biểu, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Huy Cường cho biết, với 19 bộ TTHC này, đến nay Sở đang trình UBND thành phố xem xét và ban hành quyết định. Dự kiến tháng 12.2023, toàn bộ 109 bộ TTHC này sẽ được ban hành. Ngoài ra Sở cũng hoàn thành thêm 25 bộ TTHC nội bộ để đảm bảo các thủ tục xuyên suốt liên quan đến 109 bộ TTHC này.

Đẩy mạnh công tác chuyển đổi số

Đặt câu hỏi tới lãnh đạo UBND thành phố, đại biểu Hoàng Thị Thúy Hằng đề nghị làm rõ về những chỉ tiêu rất khó thực hiện về chuyển đổi số, thành phố thúc đẩy điều kiện gì để đảm bảo thực hiện? Trả lời chất vấn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải cho biết: Chuyển đổi số là việc mới, việc quan trọng của thành phố Hà Nội. Thành phố xây dựng một kế hoạch mang tính tích hợp từ cải cách hành chính, chuyển đổi số… gồm 27 chỉ tiêu, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ người có việc, rõ trách nhiệm. Đây là việc lớn và khó nhưng thành phố quyết tâm làm đạt các mục tiêu, kế hoạch.

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố, chuyển đổi số nếu thực hiện được sẽ tạo đột phá lớn. Thành phố đã tích hợp các Ban chỉ đạo do Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng ban về cải cách hành chính, chuyển đổi số và triển khai Đề án 06 của Chính phủ; tạo thuận tiện, thống nhất cho công tác chỉ đạo. Trong tổ chuyển đổi số có mời đại diện Văn phòng Chính phủ tham gia và chuyên gia của thành phố.

Hà NộI: Bảo đảm tiến độ việc xây dựng các định mức, đơn giá -0
Đại biểu Nguyễn Ngọc Việt đặt câu hỏi tại phiên tái chất vấn

Còn đại biểu Nguyễn Ngọc Việt tái chất vấn Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn về tiến độ dự án ở địa chỉ số 31-33-35 Lý Thường Kiệt và chỉnh trang một số tuyến phố cũ, phố cổ. Trả lời chất vấn của đại biểu, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn cho biết, trong quý 3.2023, thành phố đã phê duyệt thiết kế đô thị về tuyến phố Lý Thường Kiệt, trên cơ sở đó lập đồ án. Trong tháng 12.2023, quận Hoàn Kiếm xin ý kiến của cộng đồng, dân cư về đồ án; đồng thời cam kết sẽ trình thành phố vào quý 1.2024. Dự kiến dự án sẽ hoàn thành trong quý 1.2024.

Ban hành nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn

Kết luận phần tái chất vấn việc thực hiện một số nội dung nghị quyết, kết luận chất vấn của HĐND thành phố, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, đã có 13 lượt đại biểu đặt câu hỏi chất vấn, tranh luận. Tham gia trả lời chất vấn có 3 Phó Chủ tịch UBND thành phố, 6 lãnh đạo sở, ngành và Chủ tịch UBND các quận Đống Đa, Hà Đông.

"Trên cơ sở nội dung tái chất vấn của đại biểu và trả lời của UBND thành phố, các sở, ngành, địa phương, đề nghị, UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố, các Phó Chủ tịch UBND thành phố phụ trách các lĩnh vực chỉ đạo khẩn trương rà soát các nội dung nghị quyết chất vấn, các cam kết, lời hứa của UBND thành phố và các cơ quan với HĐND thành phố", ông Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh.

Chủ tịch HĐND thành phố lưu ý cần đánh giá rõ chất lượng, hiệu quả, tiến độ thực hiện. Từ đó tập trung chỉ đạo, có những giải pháp quyết liệt hơn nữa trong tổ chức thực hiện. Đồng thời, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, thường xuyên đôn đốc tiến độ thực hiện những nội dung đã tái chất vấn như: Dự án Nhà máy rác thải Núi Thoong; dự án 148 Giảng Võ; dự án 31-33-35 Lý Thường Kiệt…  Bên cạnh đó, đề nghị UBND thành phố kịp thời xem xét, tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai, để sớm hoàn thành và có các kết quả, sản phẩm cụ thể. "Đối với các nội dung kết luận cụ thể về nhóm vấn đề này sẽ được tổng hợp trình HĐND thành phố ban hành nghị quyết phiên chất vấn và trả lời chất vấn", ông Nguyễn Ngọc Tuấn nêu rõ. 

Chuyển động

Quảng Ninh: HĐND tỉnh sẽ tổ chức ngay Kỳ họp chuyên đề để ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ thiệt hại do bão số 3
Chuyển động

Quảng Ninh: HĐND tỉnh sẽ tổ chức ngay Kỳ họp chuyên đề để ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ thiệt hại do bão số 3

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh vừa tổ chức Hội nghị nghe và cho ý kiến về nội dung, chương trình trình Kỳ họp thứ 21 - Kỳ họp bất thường của HĐND tỉnh Khóa XIV để kịp thời ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.

Đối thoại để xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân
Chuyển động

Đối thoại để xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân

Hàng năm, Đảng ủy, UBND phường xây dựng kế hoạch đối thoại trực tiếp với người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền với Nhân dân; duy trì thực hiện mô hình Buổi sáng với Nhân dân - Chủ tịch UBND phường tiếp công dân thường xuyên (từ 7 giờ 15 phút - 8 giờ 15 phút) các ngày làm việc trong tuần. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền xã đối thoại với dân để xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân. Thực hiện công khai minh bạch các thủ tục hành chính…

Bài 1: Chuyển hướng mạnh tới nền kinh tế thích ứng, xanh, bền vững
Chuyển động

Bài 1: Chuyển hướng mạnh tới nền kinh tế thích ứng, xanh, bền vững

Theo Nghị quyết về chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, HĐND tỉnh nhấn mạnh mục tiêu đến năm 2030 giảm thiểu tính dễ bị tổn thương, rủi ro thông qua tăng cường công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu (BĐKH); triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách, đầu tư cơ sở hạ tầng phù hợp, bảo đảm chuyển hướng mạnh tới nền kinh tế thích ứng, xanh, an toàn, bền vững…

Bài cuối: Ít nhất 2 lần lấy phiếu tín nhiệm trong nhiệm kỳ
Chuyển động

Bài cuối: Ít nhất 2 lần lấy phiếu tín nhiệm trong nhiệm kỳ

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần bổ sung nội dung những quy định chính của hoạt động giám sát qua lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. Trong đó, nên quy định ít nhất thực hiện lấy phiếu tín nhiệm 2 lần và thời điểm là năm thứ hai hoặc thứ ba của nhiệm kỳ đối với lần thứ nhất, năm cuối đối với lần thứ hai. Làm như vậy, kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm sẽ là căn cứ quan trọng, đáng tin cậy để chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ mới.

Sơn La: Gần 5000 đại biểu HĐND các cấp được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động
Chuyển động

Sơn La: Gần 5000 đại biểu HĐND các cấp được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động

Ngày 11.9, Thường trực HĐND tỉnh Sơn La phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử thuộc Ban Công tác đại biểu tổ chức Hội nghị bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đại biểu HĐND tỉnh các cấp trên địa bàn. Đây là lần đầu tiên Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ điểm cầu trung tâm tỉnh đến 11 huyện, 204 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. 

Chất lượng cuộc sống người dân - thước đo năng lực, lãnh đạo, quản lý
Chuyển động

Chất lượng cuộc sống người dân - thước đo năng lực, lãnh đạo, quản lý

Kế thừa và phát triển pho lịch sử vẻ vang từ thuở khai hoang mở cõi, miền đất giao thoa, hội tụ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, truyền thống của một “miền Đông gian lao mà anh dũng”, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai luôn xác định lấy chất lượng cuộc sống người dân làm mục tiêu phấn đấu và coi đây là thước đo năng lực lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ. Là cái “nôi” công nghiệp, điểm sáng - lá cờ đầu cả nước về thực hiện chương trình nông thôn mới, Đồng Nai luôn theo đuổi mục tiêu phát triển xanh, bền vững.

Tuyên Quang: Phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương
Chuyển động

Tuyên Quang: Phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương

Ngày 30.8, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Tuyên Quang, đã diễn ra Kỳ họp chuyên đề Lần thứ 8, HĐND tỉnh Khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Phạm Thị Minh Xuân; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thanh Trà đồng chủ tọa kỳ họp.

Nghệ An: Thông qua 15 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 22
Chuyển động

Nghệ An: Thông qua 15 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 22

Chiều 29.8, HĐND tỉnh Nghệ An đã tổ chức Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) Khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Thanh Quý; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Nam Đình và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Như Khôi chủ tọa kỳ họp.

Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Bắc Ninh: Thông qua 4 nghị quyết quan trọng
Chuyển động

Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Bắc Ninh: Thông qua 4 nghị quyết quan trọng

Sáng 29.8, HĐND tỉnh Bắc Ninh Khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức Kỳ họp thứ 20 (chuyên đề) nhằm xem xét các nội dung thuộc thẩm quyền, kịp thời giải quyết những nội dung, công việc mang tính cấp thiết, quan trọng của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống dân sinh. Đồng thời, triển khai, thực hiện chủ truơng sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.

Nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng, chống cháy nổ
Chuyển động

Nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng, chống cháy nổ

Ngày 28.8, Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang đã tiến hành giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống cháy nổ trong các khu công nghiệp (KCN) giai đoạn 2022 - 2024 tại Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lâm Thị Hương Thành - Trưởng Đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.