Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ về xây dựng pháp luật

Ngày 20.8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về xây dựng pháp luật.

Chú thích ảnh
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan liên quan thuộc Chính phủ; đại diện các hội, hiệp hội; chuyên gia, nhà khoa học liên quan các lĩnh vực tài chính, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ…

Tại cuộc họp, Thường trực Chính phủ nghe báo cáo; đồng thời thảo luận, cho ý kiến về sự cần thiết xây dựng luật và các nội dung chính sách của luật gồm: Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); dự án Luật Nhà giáo; dự án Luật Công nghiệp công nghệ số; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Chú thích ảnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Sau khi nghe báo cáo, ý kiến phát biểu của các đại biểu và trực tiếp cho ý kiến về các nội dung cụ thể của từng dự án luật, Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao các bộ, ngành đã tích cực chuẩn bị nội dung, cũng như các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, chất lượng, sát thực tiễn…Yêu cầu các bộ, ngành tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ ý kiến của các đại biểu, hoàn thiện các đề nghị xây dựng luật, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh thêm một số quan điểm chỉ đạo, định hướng lớn trong quá trình xây dựng các dự án luật.

Đối với dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Thủ tướng yêu cầu tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực; kế thừa những quy định còn phù hợp, có tác động tích cực trong luật hiện hành. "Cái gì đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, đa số đồng tình thì tiếp tục thực hiện, luật hóa; quản lý được nhưng phải thông thoáng và rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu xây dựng luật theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, từng cấp và thiết kế công cụ để tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát quyền lực; cắt giảm thủ tục hành chính, xóa bỏ cơ chế xin - cho, giảm các khâu trung gian.

Cùng với đó, thiết kế cơ chế, chính sách để giải phóng nguồn lực tại doanh nghiệp; nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp nhà nước, cần tập trung vào các lĩnh vực thế mạnh, then chốt, thiết yếu, những địa bàn quan trọng; có quy định đặc thù với các doanh nghiệp trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh; giao quyền, giao trách nhiệm nhiều hơn cho người đại diện phần vốn nhà nước.

Các cơ quan nhà nước tập trung thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước (xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, thể chế, cơ chế chính sách, hành lang pháp lý, tiêu chuẩn, tiêu chí, công cụ để giám sát kiểm tra, khen thưởng, kỷ luật)…

Ở dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), Thủ tướng yêu cầu thiết kế luật phải nhằm mở rộng cơ sở thu, thu đúng, thu đủ, thu kịp thời; chống thất thu thuế, nhất là trong các lĩnh vực như thương mại điện tử, dịch vụ ăn uống, bán lẻ…; đẩy mạnh hóa đơn điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa trong quản lý, thu thuế. Tuy nhiên, phải tạo môi trường thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển doanh nghiệp, nhất là các lĩnh vực ưu tiên phát triển.

Bên cạnh đó, nghiên cứu một số nội dung phân cấp cho Chính phủ quy định để phát huy tính năng động, sáng tạo, điều chỉnh linh hoạt, phù hợp tình hình; tháo gỡ những vướng mắc về hoàn thuế, thu thuế…; giảm thủ tục hành chính; bảo đảm công bằng, bình đẳng giữa các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế. Đồng thời, cần ưu đãi thuế cho một số đối tượng phù hợp như doanh nghiệp làm nhà ở xã hội; khuyến khích đầu tư vào khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức; những nội dung đã ổn định như về chính sách ưu đãi đầu tư thì tiếp tục làm tốt hơn, không gây xáo trộn không cần thiết.

Chú thích ảnh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Đối với Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), cho rằng đây là luật tác động tới nhiều ngành hàng, doanh nghiệp, người dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hoàn thiện theo hướng thiết kế chính sách thuế vừa đảm bảo thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vừa hạn chế tác động xấu đến phát triển kinh tế - xã hội và người dân, trên tinh thần hài hòa lợi ích giữa người dân, doanh nghiệp và Nhà nước; định hướng tiêu dùng phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Cùng với xây dựng các chính sách thuế nhằm khuyến khích sản xuất, kinh doanh đối với những sản phẩm, dịch vụ ưu tiên và hạn chế đối với sản phẩm, dịch vụ không khuyến khích, Thủ tướng yêu cầu phải đưa ra lộ trình phù hợp, sát tình hình, đảm bảo khả năng chi trả, không ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh; đồng thời có biện pháp chống thất thu thuế, trốn thuế, buôn lậu…

Chỉ đạo xây dựng dự án Luật Nhà giáo, Thủ tướng yêu cầu bám sát Nghị quyết 29 của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và Kết luận 91 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29; có lộ trình, bước đi phù hợp, khả thi trong thực tế và bảo đảm nguồn lực thực hiện.

Các cơ quan nhà nước tập trung thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước (xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, thể chế, cơ chế chính sách, hành lang pháp lý, tiêu chuẩn, tiêu chí, công cụ để giám sát kiểm tra, khen thưởng, kỷ luật)…, giảm trực tiếp việc thực hiện các công việc cụ thể.

Cùng với đó, kế thừa những quy định còn phù hợp, có tác động tích cực trong pháp luật về viên chức hiện hành, tiếp tục làm tốt hơn, không gây xáo trộn không cần thiết; đánh giá kỹ lưỡng tác động của các chính sách còn nhiều ý kiến khác nhau và có thể phát sinh thêm thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ trong thực tiễn.

Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm cái gì đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, đa số đồng tình thì tiếp tục thực hiện, luật hóa; những vấn đề mới, chưa chín, chưa rõ, chưa có quy định thì mạnh dạn thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội.

Thủ tướng cho rằng cần sửa đổi, bổ sung chế độ chính sách đặc thù với đội ngũ nhà giáo để phát triển, nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh mới, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; thu hút người tài vào ngành giáo dục, những người tâm huyết công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo…; có chính sách đặc thù phù hợp với giáo viên từng cấp (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học...)

Thủ tướng cũng đề nghị cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền tối đa trong quản lý giáo dục đối với giáo viên ở cơ sở, đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, từng cấp và thiết kế công cụ để tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát quyền lực; tăng cường hợp tác công tư trong đào tạo giáo viên; tạo thuận lợi cho nhà giáo hành nghề trong khuôn khổ pháp luật. Đồng thời, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, xóa bỏ cơ chế xin - cho, giảm chi phí tuân thủ, phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, các tổ chức và nhà giáo.

Chú thích ảnh

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long phát biểu. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Yêu cầu tiếp tục hoàn thiện Luật Công nghiệp công nghệ số, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo bám sát, thể chế hóa đầy đủ, đồng bộ các nghị quyết, kết luận của Trung ương và các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về các nội dung có liên quan đến phát triển công nghiệp công nghệ số, trong đó có Nghị quyết 29 của Trung ương và Kế hoạch 13 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia.

Nêu rõ phạm vi điều chỉnh luật cần có trọng tâm, trọng điểm, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục hoàn thiện các quy định có liên quan về công nghiệp công nghệ số, kế thừa những quy định hiện hành đã được thực tế chứng minh, áp dụng có hiệu quả; bổ sung các quy định để xử lý những bất cập, vướng mắc về pháp lý, nhất là các vấn đề phát sinh trong thực tiễn quản lý, phát triển công nghệ số trong thời gian qua; rà soát, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với các quy định pháp luật có liên quan.

Đặc biệt, cần quy định rõ về thẩm quyền xem xét, chấp thuận cơ chế thử nghiệm có kiểm soát cho các sản phẩm, dịch vụ công nghệ số phù hợp với chủ trương phân cấp, phân quyền; đề cao trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền cho phép thử nghiệm và của tổ chức, doanh nghiệp tham gia thử nghiệm; khuyến khích, bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo vì lợi ích chung.

Cùng với đó, có chính sách ưu đãi thu hút nhân tài trong lĩnh vực công nghệ số; có công cụ để xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh, mới nổi; nghiên cứu một số nội dung phân cấp cho Chính phủ quy định để bảo đảm điều chỉnh linh hoạt phù hợp tình hình thực tế chuyển biến nhanh. Thủ tướng cũng cho ý kiến về các chính sách đề xuất liên quan tài sản mã hóa; thúc đẩy, khuyến khích phát triển nhưng phải quản lý được các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây…

Chú thích ảnh

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Đối với dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Thủ tướng chỉ rõ Luật phải thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam, trong đó có xây dựng đội ngũ sỹ quan; sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm khắc phục vướng mắc, bất cập, bảo đảm phù hợp thực tiễn.

Cùng với đó, bám sát và thể hiện rõ các chính sách đã được Chính phủ thông qua đối với đề nghị xây dựng Luật; rà soát, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với các quy định pháp luật có liên quan (Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Quy hoạch, Bộ luật Lao động...); bảo đảm tính hợp lý, khả thi, hiệu quả của quy định.

Lưu ý một số nội dung như chính sách ưu đãi quân nhân, tuổi nghỉ hưu của nam sỹ quan, nữ sỹ quan, nhà ở xã hội cho lực lượng vũ trang…, Thủ tướng yêu cầu tích cực tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học; đẩy mạnh truyền thông chính sách để tạo sự đồng thuận cao; phối hợp hiệu quả với các bộ, ngành, cơ quan liên quan trong quá trình soạn thảo, hoàn thiện dự thảo Luật.

Giao các Phó Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo xây dựng các Luật, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chủ trì tổng hợp đầy đủ ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan, tiếp thu các ý kiến góp ý xác đáng, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự án Luật theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để trình Chính phủ tại Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8.2024, trình Quốc hội xem xét, quyết định, bảo đảm tiến độ, chất lượng.

Sự kiện nổi bật

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống Nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát
Sự kiện nổi bật

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống Nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát

Lời Toà soạn: Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản đối với nhiều địa phương Bắc Bộ, nhưng ngay trong những thời khắc khó khăn nhất luôn có sự vào cuộc chủ động, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, qua đó góp phần giảm đến mức tối đa thiệt hại.

Ngày 21.9, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết: "Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống Nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát". Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị triển khai quyết định kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình
Chính trị

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị triển khai quyết định kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình

Ngày 21.9, tại trụ sở Tỉnh ủy Ninh Bình, Đoàn kiểm tra số 1352 của Bộ Chính trị do Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng làm Trưởng đoàn đã công bố Quyết định kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình.

Chuyến thăm chắc chắn sẽ góp phần nâng quan hệ giữa Việt Nam với Liên Hợp Quốc lên một tầm cao mới
Sự kiện nổi bật

Chuyến thăm chắc chắn sẽ góp phần nâng quan hệ giữa Việt Nam với Liên Hợp Quốc lên một tầm cao mới

Từ ngày 21.9, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ. Nhân dịp này, Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Khóa 78 Dennis Francis đã trả lời phỏng vấn về ý nghĩa chuyến công tác cũng như những đóng góp của Việt Nam đối với tổ chức đa phương lớn nhất thế giới.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Sáng 21.9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ và sau đó là thăm cấp Nhà nước tới Cuba theo lời mời của Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez và Phu nhân.

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng tiếp Cố vấn đặc biệt Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật - Việt
Chính trị

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng tiếp Cố vấn đặc biệt Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật - Việt

Chiều 20.9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng, Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt – Nhật đã tiếp ông Takebe Tsutomu, Cố vấn đặc biệt Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật – Việt đang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện nổi bật

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Buổi sáng: Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường, bầu bổ sung 2 đồng chí Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương, gồm: Đồng chí Hà Quốc Trị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Khóa XV tỉnh Khánh Hòa và đồng chí Đinh Văn Cường, Vụ trưởng Vụ Địa bàn I, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc
Chính trị

Tập trung cao nhất các công việc “về đích” để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, chuẩn bị tốt nhất cho Đại hội XIV của Đảng

Lời Tòa soạn: Chiều nay, 20.9, sau 3 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm rất cao, Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và họp phiên bế mạc. Tại Hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài phát biểu bế mạc quan trọng.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc:

Toàn cảnh phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Sự kiện nổi bật

Bế mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

*Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc
Chiều 20.9, tại trụ sở Trung ương Đảng, sau 3 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm rất cao, Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và họp phiên bế mạc. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện nổi bật

Quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt, bảo đảm đạt và phấn đấu vượt các mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 18.9, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 10. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài phát biểu khai mạc Hội nghị.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng

Chiều 17.9, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống của Học viện (9.1949 - 9.2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất; trực tuyến tới các điểm cầu của các Học viện trực thuộc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính không hài lòng đối với một số ngành, địa phương trả lại vốn đầu tư công
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính không hài lòng đối với một số ngành, địa phương trả lại vốn đầu tư công

Chiều 17.9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 14 của Ban Chỉ đạo nhằm rà soát các công việc sau phiên họp lần thứ 13 và bàn các giải pháp, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tiến độ các công trình, dự án.