Tháo gỡ các vướng mắc, bất cập cho ngành hàng nông sản, đưa Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững

Thống kê 3 quý của năm nay, tổng dư nợ của vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt hơn 1,1 triệu tỷ đồng, tăng 8% so với cuối năm ngoái. Đây là khu vực có tín dụng tăng trưởng khá tốt so với cả nước. Khi nguồn vốn bơm mạnh, bà con nông dân và các doanh nghiệp tại vựa nông sản tiếp cận kịp thời sẽ phát huy được hiệu quả, tạo sự chuyển động tích cực cho nền kinh tế. Để thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa ĐBSCL phát triển nhanh, bền vững thì cần phải tiếp tục đẩy mạnh tháo gỡ các vướng mắc, bất cập từ cả 2 phía: 1 bên là doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân và 1 bên là các ngân hàng.

Kinh tế - Xã hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam: Đòn bẩy để nền kinh tế Việt Nam vươn tầm
Kinh tế - Xã hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam: Đòn bẩy để nền kinh tế Việt Nam vươn tầm

Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam được hoàn thành sẽ đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Bên hành lang Kỳ họp thứ 8, QH Khóa XV, các đại biểu khẳng định dự án này quyết tâm hoàn thành để khởi đầu cho một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình và cất cánh – đưa đất nước phát triển bền vững.

Hội thảo “Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững”
Kinh tế - Xã hội

Hội thảo “Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững”

Sáng 18.11, tại TP. Cần Thơ, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức hội thảo "Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững". Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú; Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Cần Thơ Dương Tấn Hiển; Chuyên gia kinh tế, TS. Trần Du Lịch, ĐBQH Khóa IX, XII, XIII; Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền đồng chủ trì hội thảo.

Tổng kết công tác xây dựng Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp
Kinh tế - Xã hội

Tổng kết công tác xây dựng Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp

Sáng nay, 14.11, Ban soạn thảo xây dựng Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, Bộ Quốc phòng tổ chức tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác xây dựng Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban soạn thảo Luật, Thượng tướng Phạm Hoài Nam chủ trì hội nghị.

Một Việt Nam trách nhiệm, nhân văn và yêu chuộng hòa bình
Kinh tế - Xã hội

Một Việt Nam trách nhiệm, nhân văn và yêu chuộng hòa bình

Hơn 10 năm không phải là khoảng thời gian dài nhưng cũng đủ để lan tỏa đến bạn bè quốc tế hình ảnh về một Việt Nam trách nhiệm, nhân văn và yêu chuộng hòa bình. Trên chặng đường ấy, các chiến sĩ mũ nồi xanh Việt Nam - những sứ giả hòa bình, mang tâm huyết và sức mình giữ gìn bình yên cuộc sống nơi chiến tranh luôn rình rập. Họ đã để lại nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp về hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, về quân đội nhân dân Việt Nam trong lòng bạn bè quốc tế, tô thắm thêm hình ảnh bộ đội Cụ Hồ chung tay giải quyết các vấn đề mà cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng biện pháp hòa bình và nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Ngành Bảo hiểm: Bệ đỡ trong thiên tai, dịch bệnh
Kinh tế - Xã hội

Ngành Bảo hiểm: Bệ đỡ trong thiên tai, dịch bệnh

Mặc dù còn khá non trẻ so với thế giới, nhưng thị trường bảo hiểm Việt Nam đã ngày càng thể hiện vai trò rõ nét trong việc đảm bảo an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Có thể nói, thời gian qua, thị trường bảo hiểm đã đóng vai trò tốt trong hỗ trợ kinh tế phát triển, tạo tâm lý an tâm cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân. Đặc biệt, trong bối cảnh thiên tai, dịch bệnh thì bảo hiểm đã phần nào chia sẻ mất mát và giảm thiểu thiệt hại cho người dân. Điều này được thể hiện rõ nét quan cơn bão số 3 – Yagi vừa qua.

10.10.1954: Mốc son chói lọi của Thủ đô ngàn năm văn hiến
Video

10.10.1954: Mốc son chói lọi của Thủ đô ngàn năm văn hiến

Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954) là sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan trọng, khẳng định thắng lợi hoàn toàn của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đồng thời mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử ngàn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.

Ống nhựa Hoa Sen đồng hành cùng tỉnh Bình Định xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch cho người dân
Video

Ống nhựa Hoa Sen đồng hành cùng tỉnh Bình Định xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch cho người dân

Lãnh đạo Sở Xây dựng tỉnh Bình Định, 2 nghiệp đoàn SEAFF/SFL của Pháp và cơ quan phát triển Pháp - Việt (CCFV) vừa có buổi tham quan, làm việc tại nhà máy sản xuất nhựa Hoa Sen Bình Định để xem xét đưa các sản phẩm ống nhựa Hoa Sen vào các hệ thống cung cấp nước sạch tại địa phương.

Biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển
Video

Biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, một trong những giải pháp được các chuyên gia đưa ra là biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển.

Kinh nghiệm công nghệ xử lý rác thải cho Việt Nam
Kinh tế - Xã hội

Kinh nghiệm công nghệ xử lý rác thải cho Việt Nam

Chia sẻ tại tọa đàm, “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường", Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ đã chỉ ra 5 nhóm công nghệ chủ chốt thế giới đang dùng để xử lý chất thải rắn, cùng các bài học kinh nghiệm về vấn đề xử lý rác trên thế giới.

Có cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư tập trung phát triển xử lý rác
Kinh tế - Xã hội

Có cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư tập trung phát triển xử lý rác

Với quy mô nền kinh tế, dân số ngày càng lớn, tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh, môi trường ở nước ta đã và đang chịu áp lực lớn cả về số lượng, quy mô và mức độ tác động. Ðáng lo ngại, tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn biến phức tạp, lượng chất thải được thải ra môi trường ngày càng gia tăng; công tác quản lý rác thải sinh hoạt còn nhiều hạn chế, phần lớn được xử lý theo hình thức chôn lấp; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được tái chế tại các cơ sở xử lý chưa cao.

Lớp học đặc biệt trên đỉnh Nà Chà
Kinh tế - Xã hội

Lớp học đặc biệt trên đỉnh Nà Chà

Do ảnh hưởng của mưa bão kéo dài từ đầu tháng 7 đến nay, bản Nà Chà, xã Pi Toong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La đã xảy ra tình trạng sạt lở và xuất hiện các vết nứt trên nền nhà của 14 hộ dân, 1 nhà văn hoá, 2 nhà lớp học mầm non, 1 điểm trường tiểu học. Tỉnh Sơn La đã chỉ đạo các hộ dân trong bản phải di dời khẩn cấp đến nơi an toàn. Các điểm trường lớp học cũng chuyển đến học tại khu lán trại mới dựng lên.

Kinh tế tuần hoàn - Chìa khóa giải quyết bài toán chất thải rắn
Video

Kinh tế tuần hoàn - Chìa khóa giải quyết bài toán chất thải rắn

Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP đã thể chế hóa các yếu tố kinh tế tuần hoàn đối với quản lý chất thải. Mô hình kinh tế tuần hoàn chú trọng việc quản lý và tái tạo tài nguyên theo một vòng khép kín nhằm tránh tạo ra phế thải. Thay vì tiêu hủy, xử lý chất thải thì có thể áp dụng những phương pháp mang tính tuần hoàn, các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải được coi là những biện pháp hữu hiệu để giảm khối lượng rác thải phải chôn lấp, từ đó tiết kiệm nguồn tài nguyên quý giá, giảm các nguy cơ về môi trường.

Chỉ có 15% rác thải được thu gom tái chế, sử dụng
Kinh tế - Xã hội

Chỉ có 15% rác thải được thu gom tái chế, sử dụng

Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống Nguyễn Văn Toàn cho rằng, đất nước ta trong quá trình đô thị hóa, phát triển rất nhanh, mỗi năm lượng rác thải sinh hoạt tăng 10%, phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ có 15% được thu gom tái chế, sử dụng. Đây là con số rất ít và còn lãng phí.

Doanh nghiệp tư nhân tham gia xử lý rác thải phải bảo đảm tính dài hạn, phù hợp
Kinh tế - Xã hội

Doanh nghiệp tư nhân tham gia xử lý rác thải phải bảo đảm tính dài hạn, phù hợp

Phát biểu tại tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam Nguyễn Quang Huân cho biết, để xử lý rác thải hiệu quả, cách tốt nhất là huy động sự tham gia của người dân trong quá trình phân loại rác, là sự đầu tư các nguồn lực cho việc thu gom, xử lý rác thải. Hai việc này phải làm song song, đồng bộ. Bên cạnh đó, cũng cần lưu tâm tới các chính sách đầu tư, khuyến khích doanh nghiệp tư nhân tham gia vào quá trình xử lý rác thải phải bảo đảm tính dài hạn, phù hợp.

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường
Kinh tế - Xã hội

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường

Phát biểu tại tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Urenco Nguyễn Hữu Tiến nêu quan điểm, cần phải quay về bài toán quản lý nguồn phát thải, không để chất thải ra môi trường rồi mới bàn cách tổ chức thu gom, xử lý, tái chế. Để quản lý chất thải hiệu quả, phải bàn từ lúc sản xuất, đưa vào tiêu dùng và thu gom trước khi thải ra môi trường. Theo đó, cần đi sâu vào quá trình theo dõi dòng đi của chất thải để đưa ra biện pháp quản lý chất thải, giảm ảnh hưởng tới môi trường một cách hiệu quả nhất”.