Sớm đẩy nhanh tiến độ phê duyệt các quy trình nội bộ

Đặt câu hỏi tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 12, HĐND TP. Hà Nội Khoá XVI, nhiều đại biểu HĐND thành phố đánh giá, một số sở, ngành có lĩnh vực quản lý tác động rất lớn đến cải cách hành chính thì hiện nay đang thiếu các quy trình nội bộ. 

Ban hành các thủ tục hành chính liên quan đến quy trình tại các sở

Theo đại biểu Đàm Văn Huân, một số sở có những lĩnh vực quản lý tác động rất lớn đến cải cách hành chính thế nhưng hiện nay lại đang thiếu các quy trình nội bộ, điển hình là tại Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Kế hoạch - Đầu tư và Sở Xây dựng. "Đề nghị Giám đốc các sở cho biết nguyên nhân của việc chậm trễ, giải pháp cũng như tiến độ để khắc phục, đẩy nhanh tiến độ phê duyệt các quy trình nội bộ, thực hiện đẩy mạnh cải cách hành chính", đại biểu Đàm Văn Huân đặt vấn đề. 

Trả lời đại biểu, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Nguyễn Huy Cường cho biết, hiện tại, sở đang thực hiện 108 thủ tục hành chính; trong đó có 51 thủ tục liên quan đến vấn đề đất đai, 18 thủ tục về tài nguyên môi trường, 16 thủ tục về môi trường và 13 thủ tục về khoáng sản. Sở đã tham mưu, báo cáo thành phố và UBND thành phố đã ban hành 6 quyết định để phê duyệt các thủ tục này. Dựa vào các quyết định của thành phố, sở đã thực hiện phê duyệt 89/108 thủ tục. Với 19 thủ tục còn lại, sở đang xây dựng các quy trình nội bộ để thay đổi các giấy tờ theo quy định của Bộ Tài nguyên - Môi trường và Chính phủ và sẽ báo cáo việc thực hiện phê duyệt 19 thủ tục này trong Quý III năm nay.

Bài xuất bản ngày 6.7.2023: Sớm đẩy nhanh tiến độ phê duyệt các quy trình nội bộ -0
Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Nguyễn Huy Cường trả lời chất vấn

Còn theo Giám đốc Sở Xây dựng Võ Nguyên Phong, ngoài các thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính, Sở Xây dựng đã khẩn trương ban hành kế hoạch để tổ chức triển khai thực hiện với 56 nhóm thủ tục hành chính đảm bảo các quy định. Đối với các quy trình nội bộ và quy trình giải quyết thủ tục hành chính nội bộ, theo báo cáo của Đoàn giám sát của HĐND thành phố, Sở Xây dựng còn một số nhiệm vụ, đến nay Sở đang tiếp tục rà soát để ban hành.

Ngoài ra, theo Giám đốc Sở Xây dựng, ngay sau cuộc làm việc với Đoàn giám sát, Sở đã nhận thức được việc phải tiếp tục rà soát, khẩn trương ban hành quy trình. Đến nay Sở đã ban hành được thêm 2 quy trình nội bộ và quy trình giải quyết thủ tục hành chính nội bộ. "Ngoài ra, năm 2023 Sở sẽ rà soát, ban hành nốt các thủ tục hành chính liên quan đến quy trình của Sở. Chúng tôi cam kết sẽ khẩn trương hoàn thành", ông Võ Nguyên Phong nhấn mạnh.

Giải quyết dứt điểm vướng mắc liên quan đến việc phân cấp, ủy quyền

Liên quan đến công tác cải cách thủ tục hành chính, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Lê Anh Quân cho biết, đơn vị có 130 thủ tục hành chính; trong đó, có 109 thủ tục cấp sở và 21 thủ tục cấp quận huyện trong đó quy trình thủ tục hành chính nội bộ, còn thiếu 36 thủ tục. Đến nay, Sở đã tiến hành xây dựng xong 36 thủ tục này, trong tháng 7.2023 sẽ trình thành phố phê duyệt và 100% thủ tục hành chính của Sở sẽ đảm bảo đầy đủ quy trình nội bộ.

Về vấn đề xây dựng quy trình nội bộ và thủ tục hành chính nội bộ, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư cho biết, qua rà soát còn nhiều quy trình nội bộ trong nội bộ Sở liên thông với các ngành, thành phố như đầu tư công, liên quan đến đầu tư ngoài ngân sách, chấm dứt dừng hoạt động các dự án, quy trình rà soát dự án chậm muộn... Sở đã họp và đưa ra đầu danh mục cho các phòng, ban trực thuộc chịu trách nhiệm thực hiện.

Trong lộ trình, các việc sẽ chia làm 2 bước: thứ nhất, trong Qúy III.2023, những vấn đề bức xúc, cần xử lý sẽ làm đầu tiên; trong đó, có quy trình nội bộ; thứ hai, sẽ tiếp tục liên thông với các sở, ngành, báo cáo thành phố phê duyệt quy trình nội bộ cấp thành phố để đưa sang bộ phận một cửa, đảm bảo minh bạch trong thời gian tới. "Sở Kế hoạch - Đầu tư sẽ cố gắng để việc cải cách thủ tục hành chính, cải cách quy trình nội bộ cơ bản hoàn thành trong năm 2023", ông Lê Anh Quân nhấn mạnh.

Bài xuất bản ngày 6.7.2023: Sớm đẩy nhanh tiến độ phê duyệt các quy trình nội bộ -0
Chánh Văn phòng UBND TP. Hà Nội Trương Việt Dũng trả lời chất vấn

Đặt câu hỏi tới Chánh Văn phòng UBND thành phố, đại biểu Nguyễn Minh Tuân cho biết, hiện còn nhiều thủ tục hành chính của thành phố chưa được ban hành. Đề nghị UBND thành phố làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp khắc phục?

Trả lời câu hỏi chất vấn, Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội Trương Việt Dũng cho biết, ngày 2.11.2022 UBND thành phố đã ban hành Quyết định 4610/QĐ-UBND phê duyệt phương án ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của UBND thành phố. "Đây là điểm sáng, được Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao, Hà Nội là địa phương đi đầu trong cả nước trong việc ủy quyền thủ tục hành chính", Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội nhấn mạnh.

Về việc công bố quyết định ủy quyền và danh mục thủ tục hành chính, Hà Nội đã đạt được 531 trên 617 thủ tục, đạt được tỷ lệ hơn 86%. Về quy trình nội bộ, đến thời điểm hiện nay đã đạt được 531 trên 617 thủ tục, đạt tỷ lệ hơn 86%. Chánh Văn phòng HĐND TP. Hà Nội cho biết, dự kiến trong tháng 7.2023, 18 thủ tục hành chính của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và 9 thủ tục hành chính phân công, ủy quyền từ UBND cấp huyện xuống trưởng phòng liên quan đến lĩnh vực cấp phép bán lẻ, bán rượu… cũng sẽ hoàn thành trong tháng 7.2023.

Theo Chánh Văn phòng UBND thành phố, vướng mắc nhất là theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi năm 2019, có quan điểm xác định rằng cơ quan hành chính nhà nước có bao gồm sở ngành chuyên môn không? Vì theo quy định tại Điều 14 Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các quy định pháp luật. Trong trường hợp cần thiết thì các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên có thể ủy quyền cho UBND cấp dưới.

"Với các khó khăn, vướng mắc, UBND thành phố đã có văn bản gửi xin ý kiến Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp. Đồng thời, Văn phòng UBND thành phố đã chủ trì và mời đại diện các bộ, ngành gỡ vướng. Trong thời gian tới, UBND thành phố sẽ tiếp tục cùng các sở ngành giải quyết dứt điểm vướng mắc, khó khăn liên quan đến việc phân cấp, ủy quyền…", Chánh Văn phòng UBND thành phố khẳng định. 

Chuyển động

Quảng Ninh: HĐND tỉnh sẽ tổ chức ngay Kỳ họp chuyên đề để ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ thiệt hại do bão số 3
Chuyển động

Quảng Ninh: HĐND tỉnh sẽ tổ chức ngay Kỳ họp chuyên đề để ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ thiệt hại do bão số 3

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh vừa tổ chức Hội nghị nghe và cho ý kiến về nội dung, chương trình trình Kỳ họp thứ 21 - Kỳ họp bất thường của HĐND tỉnh Khóa XIV để kịp thời ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.

Đối thoại để xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân
Chuyển động

Đối thoại để xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân

Hàng năm, Đảng ủy, UBND phường xây dựng kế hoạch đối thoại trực tiếp với người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền với Nhân dân; duy trì thực hiện mô hình Buổi sáng với Nhân dân - Chủ tịch UBND phường tiếp công dân thường xuyên (từ 7 giờ 15 phút - 8 giờ 15 phút) các ngày làm việc trong tuần. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền xã đối thoại với dân để xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân. Thực hiện công khai minh bạch các thủ tục hành chính…

Bài 1: Chuyển hướng mạnh tới nền kinh tế thích ứng, xanh, bền vững
Chuyển động

Bài 1: Chuyển hướng mạnh tới nền kinh tế thích ứng, xanh, bền vững

Theo Nghị quyết về chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, HĐND tỉnh nhấn mạnh mục tiêu đến năm 2030 giảm thiểu tính dễ bị tổn thương, rủi ro thông qua tăng cường công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu (BĐKH); triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách, đầu tư cơ sở hạ tầng phù hợp, bảo đảm chuyển hướng mạnh tới nền kinh tế thích ứng, xanh, an toàn, bền vững…

Bài cuối: Ít nhất 2 lần lấy phiếu tín nhiệm trong nhiệm kỳ
Chuyển động

Bài cuối: Ít nhất 2 lần lấy phiếu tín nhiệm trong nhiệm kỳ

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần bổ sung nội dung những quy định chính của hoạt động giám sát qua lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. Trong đó, nên quy định ít nhất thực hiện lấy phiếu tín nhiệm 2 lần và thời điểm là năm thứ hai hoặc thứ ba của nhiệm kỳ đối với lần thứ nhất, năm cuối đối với lần thứ hai. Làm như vậy, kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm sẽ là căn cứ quan trọng, đáng tin cậy để chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ mới.

Sơn La: Gần 5000 đại biểu HĐND các cấp được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động
Chuyển động

Sơn La: Gần 5000 đại biểu HĐND các cấp được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động

Ngày 11.9, Thường trực HĐND tỉnh Sơn La phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử thuộc Ban Công tác đại biểu tổ chức Hội nghị bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đại biểu HĐND tỉnh các cấp trên địa bàn. Đây là lần đầu tiên Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ điểm cầu trung tâm tỉnh đến 11 huyện, 204 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. 

Chất lượng cuộc sống người dân - thước đo năng lực, lãnh đạo, quản lý
Chuyển động

Chất lượng cuộc sống người dân - thước đo năng lực, lãnh đạo, quản lý

Kế thừa và phát triển pho lịch sử vẻ vang từ thuở khai hoang mở cõi, miền đất giao thoa, hội tụ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, truyền thống của một “miền Đông gian lao mà anh dũng”, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai luôn xác định lấy chất lượng cuộc sống người dân làm mục tiêu phấn đấu và coi đây là thước đo năng lực lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ. Là cái “nôi” công nghiệp, điểm sáng - lá cờ đầu cả nước về thực hiện chương trình nông thôn mới, Đồng Nai luôn theo đuổi mục tiêu phát triển xanh, bền vững.

Tuyên Quang: Phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương
Chuyển động

Tuyên Quang: Phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương

Ngày 30.8, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Tuyên Quang, đã diễn ra Kỳ họp chuyên đề Lần thứ 8, HĐND tỉnh Khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Phạm Thị Minh Xuân; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thanh Trà đồng chủ tọa kỳ họp.

Nghệ An: Thông qua 15 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 22
Chuyển động

Nghệ An: Thông qua 15 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 22

Chiều 29.8, HĐND tỉnh Nghệ An đã tổ chức Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) Khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Thanh Quý; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Nam Đình và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Như Khôi chủ tọa kỳ họp.

Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Bắc Ninh: Thông qua 4 nghị quyết quan trọng
Chuyển động

Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Bắc Ninh: Thông qua 4 nghị quyết quan trọng

Sáng 29.8, HĐND tỉnh Bắc Ninh Khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức Kỳ họp thứ 20 (chuyên đề) nhằm xem xét các nội dung thuộc thẩm quyền, kịp thời giải quyết những nội dung, công việc mang tính cấp thiết, quan trọng của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống dân sinh. Đồng thời, triển khai, thực hiện chủ truơng sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.

Nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng, chống cháy nổ
Chuyển động

Nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng, chống cháy nổ

Ngày 28.8, Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang đã tiến hành giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống cháy nổ trong các khu công nghiệp (KCN) giai đoạn 2022 - 2024 tại Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lâm Thị Hương Thành - Trưởng Đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.