Ra mắt tiểu thuyết dã sử "Ngự tiền quan án - Đại án Quảng Nam"

Cuốn sách hứa hẹn đem lại trải nghiệm mới lạ cho độc giả yêu thích tiểu thuyết dã sử và cả những người yêu thích tìm hiểu văn hóa, phong tục, lịch sử Việt Nam.

Khói giăng đầu núi, chim hót cuối non, cây xanh xanh cỏ mướt mướt, tốt tươi một vùng trời. Khung cảnh vừa hùng vĩ vừa bình yên của xứ Nam Việt ấy là khởi đầu của một câu truyện trinh thám dã sử.

Để duy trì non nước nên thơ và cuộc sống bình yên, không biết bao xương máu đã đổ, thiện và ác không ngừng tranh đấu. Không chỉ đấu tranh giành lại độc lập từ tay ngoại tộc, nội trong bộ máy chính quyền cũng không ngừng phải đấu tranh chống lại nạn tham nhũng.

Ngự tiền quan án - Đại án Quảng Nam
Tiểu thuyết dã sử "Ngự tiền quan án - Đại án Quảng Nam" nói về nạn tham nhũng dưới triều Nguyễn

Dưới triều Nguyễn, tham nhũng trở thành một vấn nạn của quốc gia. Tình trạng tham nhũng xảy ra khắp nơi, đặc biệt ở các địa phương. Năm 1855, vua Tự Đức cho xét xử đại án tham nhũng ở tỉnh Quảng Nam. Vụ án có tới hơn 70 quan lại bị kết tội, trong đó xử tội chết 17 người, thậm chí có người chết cũng không thoát tội.

Nội dung vụ án được sử liệu Châu bản triều Nguyễn và chính sử Đại Nam thực lục ghi chép tương đối rõ. Vụ đại án này đã trở thành nguồn cảm hứng cho tác giả Lương Hoài Trọng Tính (hiệu Tử Yếng) ra đời tiểu thuyết dã sử Ngự tiền quan án - Đại án Quảng Nam.

Cuốn sách không chỉ chạm tới vấn đề nhức nhối của xã hội mà nhờ vào việc sử dụng linh hoạt từ ngữ địa phương, từ ngữ xưa cũ xen kẽ vào những lời thơ văn cổ một cách điêu luyện, tác giả đã tạo nên một bức tranh tổng hòa xuyên suốt cho trải nghiệm đọc của độc giả.

Với lợi thế nghiên cứu sâu về kiến trúc - văn hóa miền Nam, Tử Yếng không chỉ làm sống lại thời kỳ phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam bằng ngôn ngữ mà còn tái hiện nó bằng những phân đoạn miêu tả kỹ lưỡng trang phục, lối bài trí cung đình và cả phong cảnh của thời kỳ lúc bấy giờ.

Lương Hoài Trọng Tính sinh năm 1997, tại Trà Vinh. Nuôi hoài bão phục dựng giá trị văn hóa, lịch sử Việt, Trọng Tính và những người bạn thành lập trang mạng xã hội Đại Nam hội quán vào năm 2017. Những câu chuyện, hình ảnh xưa cũ được đăng lên Facebook, thu hút nhiều bạn trẻ theo dõi và bình luận. Hiện nay, Đại Nam hội quán có 27 nghìn lượt thích và 59 nghìn lượt theo dõi.

Với tiểu thuyết dã sử Ngự tiền quan án - Đại án Quảng Nam, tác giả muốn đem lại trải nghiệm mới lạ cho độc giả yêu thích tiểu thuyết dã sử và cả những người yêu thích tìm hiểu văn hóa, phong tục, lịch sử Việt Nam.

Sách do Nhà xuất bản Văn học và Tri Thức Trẻ Books ấn hành.

Văn hóa

Đưa chất liệu tơ tằm của Hà Nội vào thiết kế thương hiệu Malaika
Văn hóa - Thể thao

Đưa chất liệu tơ tằm của Hà Nội vào thiết kế thương hiệu Malaika

Chiều 25.11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( Sở NN và PTNT) TP. Hà Nội làm việc làm việc với bà Barbara Ebbli - Nhà sáng lập và thiết kế thương hiệu Malaika (Italia). Đây là một trong những hoạt động kết nối hợp tác nhằm đổi mới mẫu mã, thiết kế và nâng cao giá trị cho sản phẩm làng nghề.

Đừng để thuế thành rào cản phát triển văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Đừng để thuế thành rào cản phát triển văn hóa

Theo chương trình dự kiến, chiều 26.11 Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một nội dung vẫn đang thu hút sự quan tâm là tăng thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ văn hóa - nghệ thuật từ 5% lên 10%. PGS. TS. BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, “tha thiết đề nghị xem xét cẩn trọng” nội dung này, tránh tạo rào cản trong phát triển văn hóa.

Trao giải Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Văn hóa - Thể thao

Trao giải Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng 25.11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu về nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế
Văn hóa - Thể thao

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế

Chiều 23.11, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận Di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” và công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể điện Thái Hòa.

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”
Văn hóa - Thể thao

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”

Chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc của dân tộc, di sản văn hóa phi vật thể dù không có hình hài cụ thể, nhưng lại có thể được chuyển hóa thành tài sản vật chất, thành “kho vàng, kho bạc”. Khi được khai thác, di sản văn hóa phi vật thể sẽ trở thành cảm hứng sáng tạo nên sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.