"Ông Nguyễn Quang Huân"

Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt: Vấn đề nan giải trong cải thiện môi trường
Kinh tế - Xã hội

Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt: Vấn đề nan giải trong cải thiện môi trường

Chia sẻ tại tọa đàm, ‘‘Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường’’, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam Nguyễn Quang Huân cho rằng, áp dụng công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt là vấn đề nan giải. Việc phân loại rác tại nguồn đã đề cập nhiều song hạ tầng không đồng bộ, tiêu chuẩn xử lý cũng nhiều vấn đề. Theo đó, sử dụng công nghệ cần chú ý các yếu tố như sau khi xử lý, đầu ra của rác thải là bao nhiêu % phải mang chôn lấp, hay quá trình xử lý đó tạo ra khí thải môi trường bao nhiêu? Điều này phụ thuộc vào thành phần rác và lượng rác phát sinh hàng ngày.

Tạo nguồn lực nâng cao chất lượng cuộc sống toàn dân
Tọa đàm trực tuyến

Tạo nguồn lực nâng cao chất lượng cuộc sống toàn dân

Tại tọa đàm “Quản lý và phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước”, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Quang Huân cho biết, cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra đã tổ chức nhiều hội thảo để lấy ý kiến đóng góp từ các chuyên gia, ban ngành, từ các đối tượng sử dụng nước khác nhau để đưa vào nội dung dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) lần này. Với tầm quan trọng của tài nguyên nước trong đời sống xã hội, sự đóng góp của các chuyên gia, nhà quản lý, mọi tầng lớp nhân dân sẽ là tư liệu quý báu để khi Luật ban hành sẽ tạo được nguồn lực quan trọng thật sự nâng cao chất lượng cuộc sống toàn dân.

Sửa đổi Luật Tài nguyên nước nhằm đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi thực tế
Tọa đàm trực tuyến

Sửa đổi Luật Tài nguyên nước nhằm đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi thực tế

Tại tọa đàm, “Quản lý và phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước”, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Quang Huân cho rằng, việc sửa đổi Luật Tài nguyên nước không chỉ đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi thực tế của cuộc sống mà còn triển khai Kết luận 36 của Bộ Chính trị về an ninh nguồn nước. Nếu chúng ta không quản lý nguồn nước tốt thì không thể bảo đảm an ninh nguồn nước.