Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Làm cho lớp trẻ tự hào về tiếng Việt

Kỷ niệm 55 năm cuộc vận động “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” (2.1966 - 2.2021) là dịp để chúng ta nhìn nhận lại thực trạng sử dụng tiếng Việt hiện nay, nhất là trên môi trường mạng xã hội. Theo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt chính là góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Thiếu chuẩn mực trong sử dụng ngôn ngữ

Theo GS.TS. Trần Trí Dõi, Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), khi Việt Nam bị thực dân Pháp đô hộ, những người Việt Nam chân chính luôn cổ vũ cho việc sử dụng tiếng Việt với tư cách là tiếng mẹ đẻ và coi đó như là thể hiện của lòng yêu nước, yêu dân tộc. Cách mạng tháng Tám thành công, việc Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quy định dùng tiếng Việt là ngôn ngữ phổ thông, chính thức dùng trong mọi mặt của đời sống và được xã hội chấp thuận thực thi là một thành công đáng trân trọng. Năm 1966, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phát động phong trào “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”, về thực chất là phát động một hoạt động xã hội của toàn dân nhằm bảo tồn và giữ gìn tiếng Việt; qua đó bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Chính nhờ những quy định hợp lý của Nhà nước và việc phát động phong trào này, một thời gian dài tiếng Việt đã làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.

Cần giáo dục trẻ về sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt ngay trên ghế nhà trường Ảnh: Đỗ Sơn
Cần giáo dục trẻ về sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt ngay trên ghế nhà trường
Ảnh: Đỗ Sơn

Tuy nhiên, biến động xã hội những năm gần đây khiến ngôn ngữ cộng đồng tuy về cơ bản vẫn là tiếng Việt của người Việt nhưng đã có phần không còn trong sáng như nó từng có. Nhiều cá nhân và tổ chức trong sử dụng ngôn ngữ không tuân thủ đầy đủ những chuẩn mực ngôn ngữ đã được cộng đồng xây dựng và chấp thuận. PGS.TS. Vương Toàn - nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học xã hội lấy ví dụ, ông từng có bài viết “Ảnh hưởng của tiếng nước ngoài vào tiếng Việt” hay đề tài “Từ tiếng Pháp đến tiếng Việt”, phân tích rõ, trong tiếng Việt có thêm hai loại từ là từ mượn tiếng Pháp và từ mượn tiếng Anh, song người Pháp hay người Anh cũng không hiểu tại sao người Việt lại dùng ngôn ngữ như thế. "Tôi lại cho đó là sáng tạo của người Việt khi chúng ta dùng từ mượn. Nhưng một số cách dùng ngôn ngữ pha trộn giữa tiếng Anh và tiếng Việt của giới trẻ hiện nay, mà theo quan điểm một số người là cách trộn hổ lốn, tôi cũng phản đối. Bởi tiếng Anh chỉ có một bộ phận người biết chứ không phải đa số".

TS. Vũ Thị Sao Chi, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam bổ sung, sự thiếu chuẩn mực trong sử dụng ngôn ngữ trên các phương tiện truyền thông, ngôn ngữ giao tiếp xã hội, cũng đang rất đáng lo ngại. “Ở phạm vi giao tiếp chính thức, việc sử dụng tiếng Việt vẫn bảo đảm chuẩn mực. Tuy nhiên, khu vực đời sống và truyền thông, mạng xã hội xảy ra tình trạng giao thoa giữa phạm vi giao tiếp chính thức và phi chính thức. Mọi người dân khi tham gia mạng xã hội đều có thể mang theo ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ cá nhân. Cho nên, dù là ngôn ngữ truyền thông có tính chính thức nhưng nó đã giao thoa với ngôn ngữ đời sống, với muôn hình vạn trạng. Đứng ở góc độ cá nhân, mỗi người có quyền sử dụng ngôn ngữ theo ý thích của mình, nhưng nếu đứng ở góc độ mạng xã hội, thì đây lại là phạm vi giao tiếp chính thức. Do vậy, cần định hướng cho người dân sử dụng ngôn ngữ sao cho có văn hóa và đúng chuẩn mực”, TS. Vũ Thị Sao Chi kiến nghị.

GS.TS. Trần Trí Dõi cho rằng, trong sự phát triển của một dân tộc, để bảo tồn ngôn ngữ, người ta vừa phải duy trì những chuẩn mực ngôn ngữ mà mỗi thành viên cộng đồng đã xây dựng và chấp thuận; mặt khác, vừa phải thâu nhận hay sáng tạo những chuẩn mực ngôn ngữ mới phù hợp với việc sử dụng ngôn ngữ đã được cộng đồng đồng thuận. Như vậy, để bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, mỗi cá nhân và cả cộng đồng phải sử dụng ngôn ngữ theo những chuẩn mực đã được cộng đồng xây dựng và gọt giũa hàng nghìn năm. Ở khía cạnh này, vì thế, mỗi cộng đồng, dân tộc nhất định phải có những quy tắc sử dụng ngôn ngữ phù hợp với văn hóa của cộng đồng, dân tộc đó. 

Giáo dục đóng vai trò quan trọng  

Bàn về vấn đề này, GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp - Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam bày tỏ, tiếng Việt thể hiện năng lực, sức mạnh có thể diễn đạt được tất cả khái niệm khoa học mới, các tư duy phức tạp, trừu tượng, phát triển mà không cần vay mượn. “Do đó, cá nhân tôi cho rằng, cách viết tắt, sử dụng ký hiệu, dùng từ có nghĩa biến dạng, tiếng lóng… là một hiện tượng của lớp trẻ, của một bộ phận người dùng mạng xã hội hiện nay, cần được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau. Ví dụ, ở góc độ xã hội, lớp trẻ muốn thể hiện cá tính của mình, vì vậy, khó có thể cấm giới trẻ sử dụng ngôn ngữ mạng xã hội, cũng như khó cấm họ trong lời ăn tiếng nói, giao tiếp, bởi chúng ta chưa có cơ chế trong việc này”.

Từ đó, GS.TS Nguyễn Văn Hiệp cho rằng, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt phải đi cùng với tạo điều kiện cho tiếng Việt phát triển. Nếu chỉ giữ gìn mà khước từ mọi thay đổi thì tiếng Việt sẽ bị cột chặt, bị o bế, mà không phát triển, nhất là khi nhận thức và khoa học đã thay đổi. Tuy nhiên, sự phát triển tiếng Việt theo cách hiểu của lớp trẻ hiện nay là không ổn. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, cần phải dạy trẻ hiểu được sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt.

“Có nhiều cách để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, đó là khuyến khích trẻ đọc sách, dạy trẻ dùng đúng chức năng của tiếng Việt; tăng cường công tác thư viện; các nhà văn, nhà thơ, các nhà giáo dục… đều phải có ý thức làm cho lớp trẻ tự hào về tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ”, GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp góp ý.

Theo ý kiến nhiều chuyên gia, muốn giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, trước hết các cơ quan truyền thông, nhà trường và thầy cô giáo phải gương mẫu. Luật Ngôn ngữ, nếu có, với những chế tài cụ thể chỉ điều chỉnh phạm vi giao tiếp chính thức, có tổ chức. Ngôn ngữ giao tiếp trong phạm vi tự do, riêng tư, chẳng hạn ngôn ngữ giao tiếp ở ngoài đường hoặc ngôn ngữ giao tiếp cá nhân cũng nên và chỉ có thể khuyến nghị theo văn phong chuẩn mực.

Văn hóa

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”
Văn hóa

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”

Ngày 29.4, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường cùng một số doanh nghiệp tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Con đường tương lai” - Tập 1 của nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn.

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn
Văn hóa - Thể thao

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn

Chứng kiến sự gian khổ của bộ đội ta trong những ngày kháng chiến và cả niềm hân hoan của ngày thống nhất, ông Trần Mạnh Tuấn, một họa sĩ không chuyên, nguyên phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đã thực hiện các bức ký họa bằng bút sắt sinh động ghi lại lịch sử không thể nào quên của dân tộc.

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc
Văn hóa

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025), MV "Cho con là người Việt Nam" của Tùng Dương chính thức được ra mắt như một lời tri ân sâu sắc tới lịch sử hào hùng của dân tộc và gửi gắm khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ Việt Nam.

Để lá cờ Tổ quốc không ngừng bay ở vĩ tuyến 17
Văn hóa

Để cờ Tổ quốc tung bay ở vĩ tuyến 17

Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh chống Mỹ, hình ảnh lá cờ Tổ quốc ở vĩ tuyến 17 là niềm tin, hy vọng của Nhân dân về một ngày đất nước thống nhất. Và để bảo vệ lá cờ không ngừng bay giữa mưa bom, bão đạn, nhiều chiến sĩ đã cống hiến thanh xuân của mình.

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.