Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án hồ chứa nước Ka Pét

Hết sức cấp bách, cần thiết với người dân vùng hạn hán

Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Ka Pét là đáp ứng mong mỏi của người dân về vấn đề nước sinh hoạt, sản xuất. Khẳng định điều này, song nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, cần đặc biệt quan tâm đến việc trồng rừng tự nhiên để thay thế diện tích rừng chuyển đổi mục đích sử dụng.

Hết sức cấp bách, cần thiết với người dân vùng hạn hán -0
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ Năm, sáng nay, 30.5, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, các đại biểu đã thảo luận về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận.
Tán thành với sự cần thiết phải điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, ĐBQH Thái Thị An Chung (Nghệ An) cho biết, ngày 14.5.2023, Truyền hình Quốc hội Việt Nam đã phát phóng sự “Bình Thuận: Người dân đào giếng giữa lòng sông tìm nước” phản ánh tình trạng lòng sông Dinh - con sông lớn nhất tại xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam đã trơ cạn đáy sau mấy tháng không mưa, nhưng đây cũng là nơi duy nhất người dân có thể đào giếng để tìm nước sinh hoạt. Điều này cũng thể hiện Dự án Hồ chứa nước Ka Pét là mong mỏi lớn nhất của người dân nơi đây để không còn nỗi lo về vấn đề nước sinh hoạt và sản xuất.

Hết sức cấp bách, cần thiết với người dân vùng hạn hán -0
ĐBQH Thái Thị An Chung (Nghệ An) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

ĐB K’Nhiễu (Lâm Đồng) nêu rõ, trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, hạn hán thường xuyên, nguồn nước khan hiếm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân, thì việc quan tâm đầu tư xây dựng một công trình kỹ thuật phục vụ nước sản xuất, nước tưới cho vùng nông nghiệp, nước thô cho các khu công nghiệp, phòng, chống lũ, cải tạo môi trường và hồ chứa nước cho vùng hạ du là một việc làm hết sức cấp thiết và có ý nghĩa đối với người dân vùng hạn hán.

Báo cáo thẩm tra nội dung này cho thấy, việc triển khai dự án đã chậm gần 3 năm so với Nghị quyết số 93/2019/QH14 của Quốc hội Khóa XIV, ngoài một phần nguyên nhân chủ quan, thì phần lớn là nguyên nhân khách quan như ĐB K’Nhiễu chỉ ra là thời điểm triển khai dự án đúng thời điểm cả nước, trong đó có Bình Thuận đang tập trung cao độ để phòng, chống dịch Covid-19. Đại biểu đề nghị, Quốc hội xem xét cho phép điều chỉnh thời gian hoàn thành dự án đến hết năm 2025, nghĩa là chậm hơn 1 năm so với Nghị quyết 93/2019/QH14.

ĐBQH Nguyễn Thị Hồng Hạnh (TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, trong lần trình Quốc hội này, Chính phủ xin điều chỉnh 4 nội dung: thời gian thực hiện dự án; tổng mức đầu tư; cho phép áp dụng cơ chế đặc thù; và điều chỉnh diện tích rừng thay thế.

Hết sức cấp bách, cần thiết với người dân vùng hạn hán -0
ĐBQH Nguyễn Thị Hồng Hạnh (TP. Hồ Chí Minh) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Đối với việc áp dụng cơ chế đặc thù, sẽ giao UBND tỉnh Bình Thuận quyết định đầu tư, tổ chức thực hiện theo trình tự, thủ tục, thẩm quyền thực hiện dự án nhóm A do cấp tỉnh quản lý theo pháp luật về đầu tư công. Quốc hội ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định các vấn đề phát sinh trong thời gian Quốc hội không họp. Theo đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh, bản chất của 2 cơ chế đặc thù này chủ yếu thực hiện chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân công, ủy quyền của Quốc hội cho các cơ quan. Và các cơ chế đặc thù này đã được Quốc hội Khóa XV cho phép triển khai với một số dự án quan trọng cấp quốc gia, như dự án Vành đai 3 của TP. Hồ Chí Minh, Vành đai 4 của TP. Hà Nội, do đó cơ chế đặc thù này phù hợp với thực tiễn triển khai trong thời gian qua. Tuy nhiên, do đây là dự án kéo dài thời gian thực hiện, nên đại biểu đề nghị các cơ quan chức năng của Bình Thuận tập trung triển khai hoàn thành dự án đúng tiến độ và bảo đảm chất lượng công trình.

Cho rằng chủ trương đầu tư dự án Hồ chứ nước Ka Pét đã được Quốc hội Khóa XIV thảo luận rất kỹ và thông qua để hoàn thành trong năm 2024, tuy nhiên đến nay lại phải điều chỉnh, ĐBQH Nguyễn Lâm Thành (Thái Nguyên) đề nghị làm rõ hơn nguyên nhân chủ quan để rút kinh nghiệm cho việc triển khai dự án những năm tiếp theo. Liệu gia hạn đến năm 2025 có hoàn thành không? Trong khi nguồn vốn đầu tư dự án đã được cấp từ năm 2016 và cũng ban hành cơ chế đặc thù, nhưng đến nay vẫn quá chậm trễ.

Liên quan đến việc điều chỉnh diện tích rừng thay thế, đại biểu Nguyễn Lâm Thành lưu ý, phương án này chưa khả thi, chưa thuyết phục, nếu chuyển sang trồng rừng ở khu vực khác, thuộc khu vực rừng sản xuất để thay thế là chưa hợp lý, mà phải bảo toàn, bảo tồn phát triển nguồn rừng như rừng tự nhiên để thay thế diện tích rừng chuyển đổi mục đích sử dụng. Đây mới là lý do để Quốc hội quyết định và xem xét rất kỹ với việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, đại biểu Nguyễn Lâm Thành khẳng định.

Chính trị

Đề nghị rà soát nguồn lực để cấp tỉnh tổ chức diễn tập ứng phó sự cố
Thời sự Quốc hội

Đề nghị rà soát nguồn lực để cấp tỉnh tổ chức diễn tập ứng phó sự cố

Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) quy định UBND cấp tỉnh tổ chức các cuộc diễn tập ứng phó sự cố hóa chất theo kế hoạch. ĐBQH Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) đề nghị, Cơ quan soạn thảo cần rà soát thêm về tính cần thiết cũng như nguồn lực thực hiện, nhất là kinh phí, tránh gây khó khăn cho địa phương.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen.
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chúc mừng Quốc khánh Vương quốc Campuchia

Nhân kỷ niệm lần thứ 71 Quốc khánh Vương quốc Campuchia (9.11.1953 - 9.11.2024), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gửi thư chúc mừng tới Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen và Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia Samdech Khuon Sudary.

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm chính thức Chile, Peru và dự tuần lễ cấp cao APEC
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm chính thức Chile, Peru và dự tuần lễ cấp cao APEC

Tối 8.11, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức Cộng hòa Chile theo lời mời của Tổng thống Gabriel Boric Font từ ngày 9 - 12.11; thăm chính thức Cộng hoà Peru và tham dự tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima, Peru theo lời mời của Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra từ 12 - 16.11.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc

Sáng 8.11, tại thành phố Trùng Khánh, tiếp tục chuyến công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc. Phát biểu tại tọa đàm, Thủ tướng cho rằng hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc chưa tương xứng với quan hệ tốt đẹp, cơ hội và tiềm năng hợp tác giữa hai nước còn rất lớn; doanh nghiệp hai nước cần thúc đẩy hợp tác, đầu tư trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.”

Quang cảnh thảo luận tại tổ 17
Thời sự Quốc hội

Rà soát kỹ lưỡng để tránh trùng lặp, lãng phí nguồn lực

Thảo luận tại Tổ 17 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Cao Bằng, Gia Lai và An Giang), các đại biểu đánh giá, việc xem xét chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống ma túy, bảo đảm an ninh trật tự và bảo vệ giống nòi... Tuy nhiên, cần đánh giá sâu sắc, toàn diện, làm nổi bật hiệu quả của Chương trình và bố trí nguồn lực hợp lý, tránh trùng lặp, lãng phí. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Rà soát kỹ, phân công rõ trách nhiệm trong thực hiện Chương trình và các dự án thành phần

Tham gia thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn) về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy tại phiên họp chiều 8.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị, cần rà soát kỹ lưỡng hơn các nội dung hoạt động và phân công rõ trách nhiệm trong triển khai thực hiện các dự án thành phần. Đồng thời, phải bảo đảm có sự gắn kết giữa các tiểu dự án và sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Công an với 8 bộ, ngành, thì mới có thể thực hiện được mục tiêu "giảm cung", "giảm cầu" và đạt hiệu quả trong công tác phòng, chống ma túy. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Xem xét cân đối nguồn vốn giữa các dự án thành phần, bảo đảm hợp lý, đủ nguồn lực thực hiện

Cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 trong phiên thảo luận tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) chiều nay, 8.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định yêu cầu, cần khẩn trương bố trí công việc cho năm 2025 để rà soát thể chế, văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho Chương trình, bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả.

Quang cảnh thảo luận Tổ 2 - Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh
Thời sự Quốc hội

Làm rõ những điểm mới về chính sách ưu tiên, ưu đãi phát triển công nghiệp hóa chất

Thảo luận tại Tổ 2 (Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh) về dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) tại phiên họp chiều nay, một số đại biểu đề nghị, cần làm rõ những điểm mới về chính sách ưu tiên, ưu đãi nhằm phát triển công nghiệp hóa chất. Bổ sung các quy định, chế tài nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn việc mua, bán hóa chất trái phép, nhất là hóa chất nguy hiểm, độc hại.

Quang cảnh Tổ 14 họp
Thời sự Quốc hội

Đánh giá kỹ cơ sở và tính khả thi của các mục tiêu, chỉ tiêu phòng, chống ma túy đến năm 2030

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) tại phiên họp chiều nay, 8.11, một số ĐBQH cho rằng, cần phân tích rõ hơn thực trạng, đánh giá kỹ các cơ sở, xác định tính khả thi của các mục tiêu, chỉ tiêu, nhất là với các chỉ tiêu ở mức tuyệt đối 100%, tránh việc không thực hiện được hoặc khó thực hiện, khó đạt chỉ tiêu đã đề ra.

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 5
Thời sự Quốc hội

Chương trình là yêu cầu cấp bách, khách quan và xuất phát từ thực tiễn

Tham gia thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) trong phiên họp chiều nay, 8.11, các ĐBQH tán thành với sự cần thiết đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 để tiếp nối và phát huy các kết quả đạt được trong giai đoạn vừa qua. Đặc biệt với hành vi buôn bán ma túy là tội phạm gốc, nên việc phòng, chống ma túy thành công cũng sẽ giúp kiềm chế gia tăng tội phạm nói chung.

ĐBQH Nguyễn Thị Mai Phương (Gia Lai)
Thời sự Quốc hội

Quy định cụ thể chế tài xử lý vi phạm về lộ, lọt thông tin cũng như biện pháp bảo vệ dữ liệu

Hiện nay tình trạng lộ, lọt dữ liệu, xâm phạm quyền riêng tư ngày càng gia tăng, đòi hỏi phải có những quy định cụ thể về bảo mật và bảo vệ quyền riêng tư của người tiêu dùng. Khẳng định điều này khi cho ý kiến với dự thảo Luật Dữ liệu, nhiều đại biểu đề nghị, trong dự thảo Luật cần quy định rõ các biện pháp bảo mật dữ liệu, đồng thời có chế tài nghiêm để xử lý các vi phạm liên quan đến công tác này.

Rà soát các mục tiêu, chỉ tiêu phù hợp thực tiễn và khả năng đáp ứng của nguồn vốn
Thời sự Quốc hội

Rà soát các mục tiêu, chỉ tiêu phù hợp thực tiễn và khả năng đáp ứng của nguồn vốn

Chiều 8.11, thảo luận tại Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên và Bến Tre) về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, các đại biểu đề nghị, cơ quan soạn thảo tiếp tục đánh giá, rà soát các mục tiêu, chỉ tiêu sát với nhiệm vụ trọng tâm và khả năng đáp ứng của nguồn vốn đầu tư thực hiện các dự án. Ngoài ra, để bảo đảm nguồn vốn kịp thời, hiệu quả thực hiện Chương trình cần có kế hoạch phân kỳ đầu tư cơ sở hạ tầng phù hợp theo thứ tự ưu tiên cho những địa bàn khó khăn, trọng điểm.

toàn cảnh phiên thảo luận Tổ 3 - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Thông điệp mạnh mẽ đấu tranh đẩy lùi tệ nạn ma túy

Thảo luận tại Tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Nghệ An, Quảng Ngãi và Bắc Giang) tại phiên họp chiều nay, 8.11, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, việc xem xét thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 sẽ là thông điệp mạnh mẽ để đấu tranh đẩy lùi tệ nạn ma túy.

ĐBQH Nguyễn Thị Thu Nguyệt (Đan Làm)
Thời sự Quốc hội

Không "bỏ ngỏ" các mục tiêu chưa hoàn thành

Việc đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống ma túy đến năm 2030 được các đại biểu Quốc hội ủng hộ và đánh giá là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, để bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của Chương trình thì nguồn lực đầu tư, cơ chế phân bổ nguồn lực và các chỉ tiêu cụ thể cần được rà soát kỹ lưỡng hơn, quy định cụ thể hơn. Đặc biệt, không "bỏ ngỏ" những mục tiêu, chỉ tiêu chưa hoàn thành trong giai đoạn trước mà phải tập trung hơn, quyết liệt hơn. 

Quy định cụ thể biện pháp ngăn chặn, gỡ bỏ quảng cáo vi phạm trên mạng
Thời sự Quốc hội

Quy định cụ thể biện pháp ngăn chặn, gỡ bỏ quảng cáo vi phạm trên mạng

Thảo luận tại Tổ 16 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Tĩnh, Lai Châu, Cà Mau và Lâm Đồng) về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, các đại biểu đề nghị cần có quy định cụ thể hoặc giao cơ quan có thẩm quyền quy định các biện pháp ngăn chặn, gỡ bỏ quảng cáo vi phạm trên mạng để bảo đảm hiệu quả, thống nhất trong thực hiện.

Hai “sứ mệnh” của Luật Quảng cáo (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Hai “sứ mệnh” của Luật Quảng cáo (sửa đổi)

Chiều 8.11, các đại biểu Tổ 18 (Gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; dự án Luật Hóa chất (sửa đổi). Thảo luận tại tổ, ĐBQH Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) thì cho rằng, sửa đổi, bổ sung Luật Quảng cáo lần này phải có "sứ mệnh" quản lý chặt chẽ việc quảng cáo trên nền tảng số và mạng xã hội và dẹp loạn những quảng cáo nhếch nhác ngoài trời, gây phản cảm, làm xấu hình ảnh mỹ quan đô thị.