Hà Nội: Tạo điều kiện cao nhất, tốt nhất trong khung khổ, thẩm quyền để thực hiện dự án đường Vành đai 1

Sau khi nghe đại diện 2 quận Đống Đa và Ba Đình báo cáo về khó khăn trong giải phóng mặt bằng, tái định cư dự án Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng chỉ đạo tạo điều kiện cao nhất, tốt nhất trong khung khổ, thẩm quyền để thực hiện dự án.

Giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn

Chiều 4.4, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã đi kiểm tra tình hình thực hiện Dự án đường Vành đai 1 (đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục) trên địa bàn các quận Ba Đình, Đống Đa.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đã đi kiểm tra dọc tuyến đường Vành đai 1 (đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục) và kiểm tra tiến độ dự án tại các điểm: Nút giao Giảng Võ - Láng Hạ và nút giao Nguyễn Chí Thanh (thuộc địa bàn quận Ba Đình).

Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng TP. Hà Nội Đồng Phước An cho biết, Dự án đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục dài 2.274m, mặt cắt ngang 50m. Điểm đầu tuyến đường giao với đường Cát Linh - La Thành - Yên Lãng tại Hoàng Cầu (quận Đống Đa), điểm cuối tại nút giao thông Voi Phục (quận Ba Đình).

Tạo điều kiện cao nhất, tốt nhất trong khung khổ, thẩm quyền để thực hiện dự án đường Vành đai 1 -0
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng kiểm tra tình hình thực hiện Dự án đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục trên địa bàn các quận Ba Đình, Đống Đa.

Mức đầu tư giai đoạn 1 Dự án đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục là hơn 7.211 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng 627 tỷ đồng; chi phí giải phóng mặt bằng hơn 5.818 tỷ đồng, được bố trí từ nguồn ngân sách thành phố.

Còn theo lãnh đạo quận Ba Đình và Đống Đa, dự án gặp nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư.

Chủ tịch UBND quận Đống Đa Lê Tuấn Định, quận gặp vướng mắc về quy hoạch đối với 139 hộ, tổng diện tích 6.083m2 liên quan đến hạng mục bãi đỗ xe và cây xanh trong dự án dây dựng đường Vành đai 1 tại phường Ô Chợ Dừa. Bên cạnh giá bồi thường về đất thấp, chưa sát với giá thị trường, giá nhà tái định cư cao, diện tích đất ở không được bồi thường, tổng số tiền bồi thường hỗ trợ không đủ để mua nhà tái định cư… Quận Đống Đa có khó khăn, vướng mắc tập trung chủ yếu liên quan đến các trường hợp sử dụng đất không có giấy tờ, không đủ điều kiện để bồi thường về đất tại khu vực tập thể Trại Nhãn thuộc phường Ô Chợ Dừa.

Theo Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến, trong phạm vi thực hiện dự án có khoảng 350 hộ dân thuộc khu vực Đầm Bầu, Đầm Tròn nằm trên địa bàn phường Ngọc Khánh, có đất nguồn gốc đất nông nghiệp và đất hồ ao công. Loại đất này khi thu hồi không đủ điều kiện bồi thường đất theo giá đất ở, chỉ được hỗ trợ theo tỷ lệ với giá đất ở nên số tiền hỗ trợ rất thấp, không đủ tiền để mua nhà tái định cư.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn nhìn nhận, tiến độ triển khai dự án hiện đang rất chậm, vướng mắc hiện nay chủ yếu là công tác giải phóng mặt bằng. Đối với 139 hộ dân với tổng diện tích 6.083m2 liên quan đến hạng mục bãi đỗ xe và cây xanh trong Dự án xây dựng đường Vành đai 1 tại phường Ô Chợ Dừa, Phó Chủ tịch UBND thành phố cho biết, khu vực này không ảnh hưởng đến chỉ giới đường đỏ của Dự án đường Vành đai 1, thành phố sẽ xem xét dự án đầu tư bãi đỗ xe và cây xanh vào thời điểm thích hợp.

UBND thành phố chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương tham mưu, đề xuất chính sách đặc thù của các loại đất nông nghiệp, đất công... đã áp dụng cho các dự án trên địa bàn thành phố (dự án xây dựng đường Lương Định Của, xây dựng đường Vành đai 3 mở rộng...) để báo cáo UBND thành phố cho phép áp dụng cho Dự án đường Vành đai 1. Bên cạnh đó, các địa phương cần cưỡng chế đo đạc, lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất, điều tra, kiểm đếm đất và tài sản trên đất trên cơ sở chỉ giới đường đỏ của dự án đã được phê duyệt.

Chú trọng tạo sinh kế cho người dân sau khi bàn giao mặt bằng

Phát biểu chỉ đạo tại buổi kiểm tra, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng khẳng định, Dự án đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục là công trình trọng điểm của Đảng bộ Thành phố nhiệm kỳ 2020-2025. Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu, quyết tâm cao thực hiện dự án, tạo chuyển biến, tạo sự đồng thuận thực sự trong hệ thống chính trị và người dân để giải quyết khó khăn, vướng mắc.

Việc càng kéo dài thời gian thực hiện dự án sẽ càng gây lãng phí về nguồn lực của thành phố, trong khi hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông của khu vực nội đô ngày càng xuống cấp; đồng thời, gây bất an, bức xúc cho người dân trong khu vực giải phóng mặt bằng của dự án. 

Tạo điều kiện cao nhất, tốt nhất trong khung khổ, thẩm quyền để thực hiện dự án đường Vành đai 1 -0
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng làm việc với các địa phương, đơn vị về tình hình thực hiện Dự án đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục.

Vì vậy, Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Thành phố phối hợp với các quận, sở, ngành đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư. Trong đó, cần xác định chuẩn chỉ giới đường đỏ, tổ chức phân kỳ quy hoạch; đền bù hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư gắn với cơ chế đặc thù.

Cụ thể, cần nghiên cứu trên tinh thần cởi mở, vận dụng tối đa, cao nhất chính sách giải phóng mặt bằng, tái định cư trên toàn dự án, chú trọng tạo sinh kế cho người dân yên tâm sinh sống ổn định, lâu dài sau khi bàn giao mặt bằng. Tạo điều kiện cao nhất, tốt nhất trong khung khổ chính sách và thẩm quyền của thành phố để ưu tiên cho người dân… 

Bí thư Thành ủy cũng đề nghị, các sở, ban, ngành tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng thành phố và các quận để thực hiện dự án; bảo đảm cơ bản đủ vốn giải quyết dứt điểm giải phóng mặt bằng, tái định cư của dự án.

Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng khẳng định công tác tuyên truyền, vận động nhân dân là hết sức quan trọng, vì vậy các cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị vào cuộc giải thích, cặn kẽ, thỏa đáng về lợi ích của cộng đồng, của quốc gia khi thực hiện dự án cho người dân hiểu và đồng thuận.

Hoạt động chính quyền

Công viên hồ Phùng Khoang khánh thành trước Tết Nguyên đán 2025
Hoạt động chính quyền

Công viên hồ Phùng Khoang khánh thành trước Tết Nguyên đán 2025

Đây là thông tin của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tại buổi họp sáng 20.11, sau khi nghe báo cáo về tình hình triển khai, các tồn tại, vướng mắc đối với dự án đầu tư xây dựng Công viên hồ Phùng Khoang (quận Nam Từ Liêm và quận Thanh Xuân), một trong những dự án chậm tiến độ kéo dài đang được dư luận xã hội quan tâm.

Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí
Địa phương

Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội do Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các nhiệm vụ này, thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm của thành phố.

Đoàn Chủ tịch Đại hội đại biểu Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Khóa III, nhiệm kỳ 2024-2029, thực hiện quyền biểu quyết thông qua các nội dung tại đại hội. Ảnh: Sông Thao
Địa phương

Đoàn kết - Đổi mới - Linh hoạt - Sáng tạo

Vừa qua, tại Trung tâm Hội Nghị và tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai đã diễn ra Đại hội đại biểu Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Khóa III, nhiệm kỳ 2024-2029 với chủ đề: Đoàn kết - Đổi mới - Linh hoạt - Sáng tạo. Đại hội đã tiến hành đánh giá kết quả đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua, đề ra phương hướng trong 5 năm tới; đồng thời, ra mắt Ban Chấp hành Liên hiệp các tổ chức hữu nghị khóa mới.

Hà Nội: Cán bộ cấp xã được chuyển sang biên chế hành chính
Hoạt động chính quyền

Hà Nội: Cán bộ cấp xã được chuyển sang biên chế hành chính

Những quy định về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn được chuyển sang biên chế hành chính vừa được HĐND TP. Hà Nội thông qua khuyến khích cán bộ, công chức công hiến, đồng thời tạo động lực cho đội ngũ cán bộ phấn đấu đủ các điều kiện, tiêu chuẩn để được chuyển đổi.

Hòa Bình: Xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số đoàn kết, đổi mới và phát triển
Địa phương

Hòa Bình: Xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số đoàn kết, đổi mới và phát triển

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự quyết tâm, nỗ lực của cấp uỷ, chính quyền các cấp và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, kết quả thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực, làm thay đổi cơ bản bộ mặt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Khánh Hòa thu hút hàng tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài. Ảnh: Trung Nhân
Địa phương

Khánh hòa tiếp tục “khơi thông” dòng vốn đầu tư nước ngoài

Từ tầm quan trọng, tính đột phá của việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tỉnh Khánh Hòa sẽ đẩy mạnh các giải pháp để các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thông tin về tiềm năng, lợi thế, đặc biệt là các quy hoạch của tỉnh; tăng cường xúc tiến đầu tư nước ngoài nhằm tìm kiếm những nhà đầu tư có tiềm lực từ các nền kinh tế lớn… Qua đó, tiếp tục khơi thông dòng vốn đầu tư nước ngoài.

Chú trọng công tác phát triển Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước
Địa phương

Chú trọng công tác phát triển Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước

Ngày 12.11, Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động của Ban Chỉ đạo và công tác phát triển tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong các Doanh nghiệp ngoài nhà nước (DNNNN) với thành phố Hồ Chí Minh.

Lãnh đạo tỉnh Nam Định trao quyết định cho nhà đầu tư. Ảnh: Trung Hà
Hoạt động chính quyền

Công bố khu công nghiệp hỗ trợ đầu tiên tại Nam Định

UBND tỉnh Nam Định vừa công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư dự án xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Trung Thành tại tỉnh; trao chứng nhận đăng ký đầu tư cho Công ty Cổ phần đầu tư phát triển hạ tầng Nam Định - doanh nghiệp dự án do Công ty Cổ phần bất động sản Capella (Capella Land) lập để thực hiện dự án.

Bế giảng lớp tại điểm xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi.
Hoạt động chính quyền

Cà Mau đẩy mạnh dạy và học chữ Khmer cho đồng bào dân tộc thiểu số

Có khoảng 3% dân số là người dân tộc Khmer với khoảng 39.000 người sinh sống, thời gian qua, phong trào dạy chữ Khmer cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Cà Mau là hoạt động nổi bật nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer trong cộng đồng các đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Đẩy mạnh chuyển đổi số hướng tới phát triển kinh tế số và xã hội số
Hoạt động chính quyền

Bà Rịa - Vũng Tàu: Đẩy mạnh chuyển đổi số hướng tới phát triển kinh tế số và xã hội số

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với Tập đoàn FPT tổ chức hội nghị quan trọng nhằm trao đổi về tác động của chuyển đổi số đối với phát triển kinh tế - xã hội tới các cán bộ chủ chốt, lãnh đạo các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương và đại diện doanh nghiệp trong tỉnh.

Tỉnh Bình Dương hỗ trợ các tỉnh Hòa Bình, Quảng Trị, Bình Định khắc phục hậu quả thiên tai
Địa phương

Tỉnh Bình Dương hỗ trợ các tỉnh Hòa Bình, Quảng Trị, Bình Định khắc phục hậu quả thiên tai

Hưởng ứng lời kêu gọi của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về vận động, hỗ trợ đồng bào khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra, nhân dịp Kỳ họp Tám, Quốc hội Khóa XV, ngày 29.10, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã tổ chức buổi gặp mặt, thăm hỏi, trao hỗ trợ tới chính quyền, Nhân dân các tỉnh Hòa Bình, Quảng Trị, Bình Định.

Khẩn trương hoàn thiện các thủ tục triển khai dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở cho học sinh, sinh viên
Địa phương

Khẩn trương hoàn thiện các thủ tục triển khai dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở cho học sinh, sinh viên

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu, các sở, ban, ngành, địa phương cần có cách tiếp cận mới theo thẩm quyền, chủ động rà soát với trách nhiệm cao nhất, bảo đảm đưa các tài nguyên, tiềm năng của thành phố trở thành động lực và nguồn lực thúc đẩy phát triển Thủ đô, thực sự mang lại lợi ích cho xã hội; không để xảy ra tình trạng chậm trễ, kéo dài dù là dự án đầu tư công hay ngoài ngân sách.