Gỡ khó giúp doanh nghiệp hấp thụ vốn và phục hồi

Để các doanh nghiệp phục hồi và phát triển trong bối cảnh khó khăn hiện nay, cần có cơ chế, chính sách thí điểm hoặc đặc thù để kết nối ngân hàng với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh, hạn chế rủi ro, thách thức trong các giao dịch xuất khẩu…

Đó là nhận định của các chuyên gia trong Hội thảo Hỗ trợ tài chính trên nền tảng công nghệ cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức sáng 20.7, tại Hà Nội.

Doanh nghiệp vẫn “khát vốn”

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch VCCI Bùi Trung Nghĩa cho biết, sau khi Việt Nam thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc ký kết các hiệp định thương mại, trong đó có Hiệp định thương mại quan trọng như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), EVFTA… tình hình xuất khẩu của Việt Nam ra các khu vực, thị trường lớn của thế giới tăng trưởng rất tính cực, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam tăng nhanh và tiến tới mức xấp xỉ 200% GDP…

Tuy nhiên, song hành với việc Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu, rộng, tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu là những rủi ro, thách thức mới từ các biến động của kinh tế toàn cầu. Đặc biệt là trong bối cảnh ngành xuất khẩu, sản xuất kinh doanh của Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu từ nước ngoài…

Gỡ khó giúp doanh nghiệp hấp thụ vốn và phục hồi -0
Phó Chủ tịch VCCI Bùi Trung Nghĩa phát biểu tại hội thảo

Từ cuối nửa cuối năm 2022 và đầu năm 2023, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đã gặp phải nhiều khó khăn, thách thức, nhất là khi các thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn, các đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam chịu ảnh hưởng của lạm phát tăng cao và suy giảm nhu cầu tiêu dùng… đã ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều ngành hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng nhận định, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, đứt gãy chuỗi cung ứng, cùng với việc suy giảm nhu cầu tiêu dùng… khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn kéo dài. Không những vậy, doanh nghiệp vẫn khó khăn trong tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi từ ngân hàng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV TS. Cấn Văn Lực cho biết, Việt Nam có hệ thống văn bản pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh khá đồng bộ. Tuy nhiên, số doanh nghiệp được hỗ trợ tiếp cận vốn vẫn hạn chế. Trong khi, các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam chiếm khoảng 97,5% số lượng doanh nghiệp, đóng góp khoảng 41% GDP, thu hút khoảng 77% việc làm trên thị trường lao động tại Việt Nam… Những số liệu này có nét tương đồng với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, đóng góp vào xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn ở mức thấp. Đặc biệt, phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam thiếu vốn và họ khó tiếp cận các nguồn tín dụng, việc tiếp cận các nguồn vốn thay thế trực tuyến cũng hạn chế…

Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam vẫn rất khiêm tốn. Cuối năm 2022, quỹ đã chấp thuận uỷ thác cho vay được khoảng 233,5 tỷ đồng và ký hợp đồng khung cho vay gián tiếp với một số ngân hàng thương mại; giải ngân được 178 tỷ đồng…

“Khó khăn, rủi ro trong tiếp cận vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam lớn hơn so với các doanh nghiệp lớn. Nguyên nhân của tình trạng này là do: doanh nghiệp thiếu thông tin minh bạch, quản trị chưa theo chuẩn mực; thiếu tài sản bảo đảm; định dạng tín nhiệm chưa có hoặc ở mức thấp; khi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay thì các đơn vị tài chính, tín dụng yêu cầu vốn tối thiểu và dự phòng rủi ro vẫn lớn; Việt Nam cũng chưa có nhiều kênh vốn tín dụng…”, TS. Cấn Văn Lực phân tích.

Bên cạnh đó, TS Cấn Văn Lực cũng chỉ ra, bản thân doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn có tâm lý ngại công khai minh bạch, ngại thực hiện các thủ tục hành chính khi niêm yết lên sàn chứng khoán, ngại mất chi phí khi thực hiện các quy trình lên sàn giao dịch… Vì vậy, họ khó tiếp cận các nguồn vốn vay, tín dụng hơn.

Cần chính sách tháo gỡ “điểm nghẽn”

Trước bối cảnh đó, Việt Nam đã áp dụng linh hoạt nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, giúp doanh nghiệp phục hồi và phát triển. Theo Phó Chủ tịch VCCI Bùi Trung Nghĩa, thời gian qua Việt Nam đã tận dụng hiệu quả các lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do, tìm kiếm thị trường mới, thị trường còn tiềm năng và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa… giúp doanh nghiệp tiếp tục phục hồi, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa. Bên cạnh đó, việc áp dụng các biện pháp như tài trợ, cấp vốn cho các hoạt động xuất khẩu, giảm thiểu rủi ro thanh toán trong các hoạt động xuất khẩu cũng được chú trọng.

Thực tế, các ngân hàng và tổ chức tài chính đã có nhiều chương trình ưu đãi, tín dụng dành riêng cho các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, cung cấp các giải pháp tài chính hiệu quả trong thanh toán quốc tế với các dịch vụ tài chính, thanh toán đa dạng trong tín dụng, bảo lãnh, nghiệm thu với các dịch vụ hỗ trợ nhằm tránh các rủi ro để từng bước cải thiện giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu, phát triển khách hàng, phát triển thị trường trong điều kiện cạnh tranh gay gắt…

Tuy nhiên, để nền kinh tế được hưởng lợi, vẫn phải phát triển cộng đồng doanh nghiệp trong nước lớn mạnh, nâng cao giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu và khả năng tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu để có thể khai thác, tận dụng tốt hơn những lợi ích mà các hiệp định thương mại tự do mang lại…

Gỡ khó giúp doanh nghiệp hấp thụ vốn và phục hồi -0
Quang cảnh hội thảo

“Với sự phát triển ứng dụng công nghệ số trong thanh toán, việc cung cấp các giải pháp tài chính số thông minh, phù hợp với xu hướng chuyển đổi số của doanh nghiệp cũng được các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính triển khai và giới thiệu tới cộng đồng doanh nghiệp. Giải pháp hỗ trợ tài chính trên nền tảng công nghệ cũng giúp tối ưu thời gian, chi phí để bảo đảm các hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn… Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình VCCI sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động hỗ trợ, kết nối giúp doanh nghiệp tiếp cận và tăng cường các nguồn lực, giải pháp về tài chính, nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng cho doanh nghiệp…”, Phó Chủ tịch VCCI Bùi Trung Nghĩa nhấn mạnh.

Để doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam có thể phát triển đột phá trong thời gian tới, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, cần đẩy mạnh thực hiện các chương trình phục hồi đã được ban hành. Trong đó có, Nghị quyết số 93/2023/QH15 về phân bổ vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội…; Thực hiện tốt các chính sách, giải pháp tiền tệ và tài khóa đã ban hành, giải ngân đầu tư công và đặc biệt cải thiện môi trường kinh doanh, thực thi công vụ; Hoàn thiện hành lang pháp lý: cho phép các tổ chức tín dụng thực hiện cả bao thanh toán, chiết khấu “miễn truy đòi” như thông lệ (khi sửa luật Tài chính tín dụng); cơ chế thử nghiệm cho Fintech, cho vay ngang hàng (P2P), sửa Nghị định 65/2022/NĐ-CP...

“Cần phát triển thị trường cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, quỹ đầu tư; xem xét thành lập sàn giao dịch vốn riêng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa... sớm thành lập thị trường mua - bán nợ; phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, các nguồn vốn trực tuyến (Fintech, P2P, gọi vốn cộng đồng, cho thuê tài chính, cho vay tiêu dùng...)…”, TS. Cấn Văn Lực kiến nghị.

Doanh nghiệp

Đại diện Agribank nhận Cup và chứng nhận sản phẩm xuất sắc của ngành phần mềm, công nghệ thông tin Việt Nam - Giải thưởng Sao Khuê 2025
Doanh nghiệp

6 hệ thống/sản phẩm Agribank đoạt Giải thưởng Sao Khuê 2025

Năm 2025 ghi nhận tăng trưởng vượt bậc trong số lượng cũng như chất lượng của các đề cử của Agribank được công nhận và vinh danh tại Lễ trao Giải thưởng Sao Khuê năm 2025 trên nhiều lĩnh vực: Quản trị Doanh nghiệp đặc thù, Quản trị tài sản, Dữ liệu số và Tiện ích số. Những sản phẩm này một lần nữa khẳng định vị thế trong ngành công nghệ ngân hàng của Agribank.

Góp ý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Kinh tế

Quy định rõ ràng, khả thi về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp

Nhằm thực hiện cam kết quốc tế về phòng, chống rửa tiền, dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) bổ sung các quy định về “chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp”. Ủng hộ chủ trương này, song cộng đồng doanh nghiệp cho rằng cần quy định rõ ràng, hợp lý để có tính khả thi, giảm thiểu rủi ro cũng như chi phí tuân thủ của doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Quang Đạt - Giám đốc Ban Khai thác bay. Ảnh: VT
Doanh nghiệp

Vietravel Airlines bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc

Hãng hàng không Vietravel (Vietravel Airlines) đã bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Anh nắm giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Ban kỹ thuật và ông Nguyễn Quang Đạt vào vị trí Giám đốc Ban Khai thác bay kiêm Đoàn trưởng Đoàn bay, hoạt động bổ nhiệm nằm trong kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cấp cao và cấp trung tại chỗ của hãng trong năm 2025.

Bảo Việt Nhân thọ được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp tiêu biểu Châu Á 2025 tại Thượng Hải (Trung Quốc)
Doanh nghiệp

Bảo Việt Nhân thọ được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp tiêu biểu Châu Á 2025 tại Thượng Hải (Trung Quốc)

Tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á 2025 diễn ra tại Thượng Hải - Trung Quốc, Bảo Việt Nhân thọ ghi dấu ấn mạnh mẽ khi lọt Top 10 Doanh nghiệp tiêu biểu Châu Á 2025. Không chỉ là cột mốc đáng tự hào trong hành trình hội nhập, giải thưởng còn mở đầu cho chuỗi hoạt động “Hào khí Việt Nam” mà Công ty triển khai trong tháng 4, với thông điệp tri ân lịch sử và lan tỏa giá trị Việt.

Chuyến bay khai trương nhà ga T3 Tân Sơn Nhất chính thức cất cánh
Doanh nghiệp

Chuyến bay khai trương nhà ga T3 Tân Sơn Nhất chính thức cất cánh

Chuyến bay VN244 của Vietnam Airlines, hành trình từ TP. Hồ Chí Minh đi Hà Nội, khai thác bằng máy bay Boeing 787-9 số hiệu VN-A868 mang biểu tượng Chim Lạc, chở theo 229 hành khách, đã cất cánh lúc 9h30 từ nhà ga T3 Cảng hàng không Tân Sơn Nhất. Đây là chuyến bay chính thức khai trương nhà ga T3, đánh dấu thời khắc nhà ga hành khách hiện đại nhất cả nước bắt đầu đi vào hoạt động

ABBANK hợp tác với SVF thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo và phát triển bền vững
Doanh nghiệp

ABBANK hợp tác với SVF thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo và phát triển bền vững

Ngày 15.4.2025, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) cùng tổ chức phi lợi nhuận, Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Startup Vietnam Foundation - SVF) chính thức bắt tay trở thành đối tác chiến lược nhằm phối hợp triển khai các dự án nâng cao năng lực cá nhân và thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo, chung tay xây dựng cộng đồng hạnh phúc và phát triển bền vững. Lễ ký Thỏa thuận hợp tác Chiến lược toàn diện ABBANK và SVF đã được tổ chức thành công tại TP. Hồ Chí Minh.

Ông Đặng Ngọc Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietnam Airlines phát biểu tại sự kiện. Ảnh: VNA
Doanh nghiệp

Vietnam Airlines “bắt tay” VNPT triển khai dịch vụ Internet trên không

Vietnam Airlines và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) chính thức ký kết và trao hợp đồng hợp tác triển khai dịch vụ Internet trên tàu bay (IFC) cho đội bay Airbus A350. Dự án sẽ được thực hiện từ tháng 7.2025, đánh dấu bước tiến mới trong hành trình chuyển đổi số và nâng cao trải nghiệm hành khách của Hãng hàng không Quốc gia.

Kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng, tập trung thực thi chiến lược phát triển bền vững
Doanh nghiệp

Kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng, tập trung thực thi chiến lược phát triển bền vững

Ngày 18.4.2025, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua các báo cáo về kết quả hoạt động năm 2024 và kế hoạch năm 2025 của ABBANK, nhấn mạnh mục tiêu tăng tốc chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả kinh doanh dựa trên am hiểu khách hàng và công tác thực thi chiến lược phát triển bền vững.

Lễ động thổ Nhà máy VINACS Long Thành: Bước tiến chiến lược hướng tới chuẩn quốc tế
Doanh nghiệp

Lễ động thổ Nhà máy VINACS Long Thành: Bước tiến chiến lược hướng tới chuẩn quốc tế

Sáng ngày 17.4, Công ty Cổ phần dịch vụ Suất ăn Hàng không Việt Nam (VINACS) đã tổ chức Lễ động thổ Nhà máy chế biến suất ăn Hàng không VINACS Long Thành - dấu mốc quan trọng trong hành trình xây dựng hệ sinh thái dịch vụ suất ăn hàng không đạt chuẩn quốc tế, đồng hành cùng sân bay Long Thành - cảng hàng không hiện đại bậc nhất khu vực Đông Nam Á.

SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I.2025
Doanh nghiệp

SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I.2025

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I.2025 với lợi nhuận trước thuế đạt 4.350 tỷ đồng, tăng gần 189% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng tài sản của SeABank là 333.746 tỷ đồng, tăng 2,47%, tương đương tăng ròng 8.047 tỷ đồng so với thời điểm 31.12.2024 và vốn điều lệ ngân hàng ở mức 28.450 tỷ đồng.

Toàn cảnh diễn đàn
Doanh nghiệp

Ưu tiên bãi bỏ những quy định không còn phù hợp

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và trong nước đang thay đổi mạnh mẽ, cải cách thể chế không chỉ nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh mà cần tạo ra đột phá thực sự. Thay vì chỉ sửa đổi các quy định, cần ưu tiên bãi bỏ những văn bản, quy định không còn phù hợp; đồng thời, thiết lập một cơ chế bền vững để duy trì và thúc đẩy cải cách thể chế.

Toàn cảnh nhà máy Xi măng Long Sơn tại Phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn tỉnh Thanh Hóa
Doanh nghiệp

Bằng chất lượng ổn định Xi măng Long Sơn vươn tầm quốc tế

Từ nguồn nguyên liệu tốt nhất Việt Nam để sản xuất xi măng kết hợp với 4 dây chuyền đồng bộ, hiện đại có tổng công suất hơn 10,5 triệu tấn/năm. Công ty Xi măng Long Sơn luôn cung cấp các dòng sản phẩm chất lượng cao và ổn định đáp ứng yêu cầu và làm hài lòng khách hàng trong nước cũng như quốc tế.

Nông, lâm, thủy sản luôn được Agribank xác định là một trong những lĩnh vực ưu tiên đầu tư
Doanh nghiệp

Agribank đẩy mạnh tín dụng ưu đãi nông, lâm, thủy sản

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 08/3/2025, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 01/3/2025 và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank đã đăng ký triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản quy mô 20.000 tỷ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Eximbank nâng tầm trải nghiệm khách hàng với kênh hỗ trợ trực tuyến hiện đại.
Doanh nghiệp

Eximbank kiến tạo sự khác biệt

Trong bối cảnh ngành ngân hàng cạnh tranh khốc liệt về chuyển đổi số và chất lượng dịch vụ, Eximbank đã định hướng phát triển mới thông qua cải tiến toàn diện sản phẩm và giải pháp tài chính. Với tư duy “xây giải pháp trước khi bán sản phẩm”, Eximbank không đơn thuần mở rộng danh mục dịch vụ mà đang tái cấu trúc cách tổ chức sản phẩm, từ đó mang lại trải nghiệm liền mạch và hiệu quả cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp.