Giới thiệu những tấm gương truyền cảm hứng

Triển lãm “Những tấm gương bình dị mà cao quý” khai mạc sáng 17.5 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh nhằm giới thiệu, tôn vinh những tấm gương “người tốt, việc tốt”, kính dâng Chủ tịch Hồ Chí Minh mỗi dịp sinh nhật Người.

Giới thiệu những tấm gương truyền cảm hứng -2
Đây là lần thứ 11 triển lãm “Những tấm gương bình dị mà cao quý” được tổ chức tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

Triển lãm do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Vụ Lý luận Chính trị phối hợp với Bảo tàng Hồ Chí Minh tổ chức.

Hơn 200 tài liệu, bài viết và hiện vật, triển lãm “Những tấm gương bình dị mà cao quý” giới thiệu đến công chúng 133 tấm gương điển hình tiên tiến, gồm 62 tập thể và 71 cá nhân được lựa chọn từ gần 600 tấm gương đã được Ban Tuyên giáo các tỉnh, thành phố, Đảng ủy Khối các Cơ quan Trung ương, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Tổng cục Chính trị (Bộ Quốc phòng) và Tổng cục Chính trị (Bộ Công an) giới thiệu và tôn vinh.

Triển lãm gồm 2 phần, trong đó "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là việc làm thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân ta" khẳng định việc học tập và làm theo theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được Đảng và Nhà nước ta phát động ngay sau khi Người qua đời với phong trào thi đua Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại! Trong phong trào thi đua đó, hàng nghìn tập thể và cá nhân ở khắp mọi miền Tổ quốc đã ra sức thi đua trong lao động, sản xuất và chiến đấu, góp phần xây dựng nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh như Bác Hồ hằng mong muốn.

"Những tấm gương bình dị mà cao quý" là các hình ảnh, tài liệu, hiện vật kể những câu chuyện về 133 tổ chức và cá nhân tiêu biểu của các ngành, các cấp. Đây là những tấm gương sáng trong các phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa - xã hội; xây dựng Đảng và xây dựng chính quyền, quốc phòng và an ninh. Họ thực sự là những tấm gương tiêu biểu về ý chí, nghị lực, lòng nhân ái, quả cảm.... để chúng ta học tập và noi theo.

Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh Vũ Mạnh Hà cho biết, những tấm gương tiêu biểu có thể kể đến thầy giáo Nguyễn Như Diệp ở Bình Thuận không chỉ tận tụy, tâm huyết với nghề giáo mà còn có tấm lòng nhân đạo, tích cực trong hoạt động từ thiện xã hội.

Hay tấm gương về nghị lực và tấm lòng người thương binh Nguyễn Hồng Yên ở Anh Sơn, Nghệ An. Mặc dù bỏ lại chiến trường đôi chân và 91% sức khỏe, mang trên người nhiều vết thương nhưng trong cuộc sống đời thường ông vẫn luôn khắc khi lời Bác Hồ dạy “tàn nhưng không phế”, sản xuất giỏi thường xuyên chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn xung quanh mình.

Giới thiệu những tấm gương truyền cảm hứng -0
133 tổ chức và cá nhân tiêu biểu của các ngành, các cấp được tôn vinh và giới thiệu

Tấm gương về bác sĩ Sùng A Vang - người con của Bản Mù ở Yên Bái là người giỏi chuyên môn, hết lòng vì bệnh nhân; luôn gương mẫu, giúp đỡ các đồng nghiệp, nhiệt tình tham gia các phong trào thi đua… Hay tấm gương về chiến sĩ công an Đoàn Văn Minh - Công an xã Vạn Hòa, thành phố Lào Cai luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm,dũng cảm quên mìnhlao vào ngăn chặn, khống chếđối tượng đặc biệt nguy hiểm để bảo vệ sự bình yên cho nhân dân...

"Mỗi hình ảnh và bài viết là một câu chuyện cảm động về các tập thể và những cá nhân bình dị đã vượt lên hoàn cảnh, số phận, dám nghĩ, dám làm, hết lòng, hết sức hiến dâng tát cả vì lợi ích của cộng đồng, vì sự bình yên và phồn vinh và phát triển của đất  nước. Họ là những tấm gương truyền cảm hứng cho cộng đồng nói chung và những người trẻ hôm nay trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước", TS. Vũ Mạnh Hà nhấn mạnh.

Giới thiệu những tấm gương truyền cảm hứng -1

Triển lãm còn giới thiệu một số tư liệu sưu tập báo cắt dán về gương người tốt việc tốt được Chủ tịch Hồ Chí Minh biểu dương và thưởng huy hiệu, một số huy hiệu Bác Hồ gửi tặng tấm gương người tốt việc tốt; sưu tập sách về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Văn hóa - Thể thao

Lịch sử lâu đời, nền văn hóa phong phú, đa dạng là nguồn tài nguyên mang đậm bản sắc Việt Nam mà du lịch có thể khai thác
Văn hóa - Thể thao

Bài cuối: Góc nhìn mới về tài nguyên cũ

Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định du lịch văn hóa là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa; đồng thời phấn đấu phát triển du lịch văn hóa chiếm 10 - 15% trong 8 tỷ USD tổng thu du lịch, đến năm 2030, chiếm 15 - 20% trong 40 tỷ USD tổng thu du lịch.

Một cảnh trong vở “Bản danh sách điệp viên II”
Văn hóa - Thể thao

Công diễn “Bản danh sách điệp viên II” gây quỹ hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bão số 3

Vào 20h tối 22.9, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội, Nhà hát Kịch Công an nhân dân biểu diễn vở “Bản danh sách điệp viên II”. Toàn bộ số tiền bán vé trong đêm diễn cùng sự ủng hộ của khán giả sẽ được thông qua Cục Công tác đảng và công tác chính trị gửi tới đồng bào bị thiệt hại bởi bão lũ.

Hoạt động trải nghiệm kết nối du khách với văn hóa địa phương
Văn hóa - Thể thao

Bài 1: Quan hệ cộng sinh đặc biệt

Mỗi địa phương, mỗi vùng, miền đất Việt đều sở hữu nguồn tài nguyên văn hóa đa dạng, giàu giá trị. Muốn đưa du lịch văn hóa trở thành ngành công nghiệp văn hóa và công nghiệp văn hóa trở thành nguồn lực phát triển bền vững du lịch Việt Nam, thì phải biến những giá trị văn hóa thành sản phẩm thu hút đông đảo du khách.

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X có chủ đề "Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu" - Nguồn: BCP
Văn hóa

Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu

Thông qua Festival Hoa Đà Lạt 2024, Lâm Đồng muốn khẳng định Đà Lạt là thành phố Festival Hoa của Việt Nam, thành phố sáng tạo trong lĩnh vực âm nhạc của UNESCO và thành phố thuộc Nhóm 5 thành phố Festival ấn tượng của châu Á.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trao thưởng cho các tác giả đoạt mức B. Nguồn: NH
Văn hóa - Thể thao

Trao tặng thưởng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, xuất bản năm 2023

Tối 19.9, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức Lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023. Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Tô Lâm và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lẵng hoa chúc mừng.

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc
Văn hóa - Thể thao

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc

Ngày 19.9.1954, tại Đền Giếng, khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp mặt, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Người căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 70 năm qua, lời căn dặn ấy của Bác Hồ là ngọn lửa thiêng, soi đường cho dân tộc ta vượt qua biết bao gian truân và thách thức.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…