Thường trực HĐND thành phố đã làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông (TT –TT), Sở Tài chính về công tác CCHC. Mặc dù mới được thành lập nhưng Sở TT -TT đã đẩy mạnh CCHC. Sở đang xúc tiến xây dựng cổng thông tin điện tử của thành phố. Trong đó, thủ tục hành chính công của các ngành, quận, huyện sẽ được đăng công khai, tạo thuận lợi cho các tổ chức, DN, người dân khi có nhu cầu giao dịch. Sở Tài chính đã triển khai 5 nội dung CCHC, ưu tiên cải cách thể chế và tài chính công; Chủ động rà soát các văn bản QPPL, qua đó kiến nghị sửa đổi, bổ sung và tham mưu với thành phố xây dựng chế độ, định mức tài chính - ngân sách và thực hiện phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp, địa phương; Tổ chức bộ máy và biên chế được sắp xếp, cải cách theo hướng tinh giản. Sở đang từng bước hiện đại hóa nền hành chính, tiến tới thực hiện quản lý tài chính - ngân sách qua mạng thông tin điện tử. Thanh Lâm
UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính trên từng lĩnh vực gắn với xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số; Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
Tại Kỳ họp thứ 14, HĐND TP. Hà Nội Khóa XVI, các đại biểu HĐND thành phố đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về biên chế hành chính, sự nghiệp; số lượng cán bộ phường, xã, thị trấn... trong năm 2024. Theo đó, Hà Nội sẽ có 10.565 biên chế công chức hành chính cấp huyện trở lên và biên chế công chức phường thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị.
Sáng 23.3, UBND thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị công bố kết quả chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2022 đối với các sở, ngành, cơ quan tương đương sở và UBND các quận, huyện, thị xã. Hội nghị do Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh, Trưởng Ban chỉ đạo CCHC và Chuyển đổi số Thành phố chủ trì hội nghị.