Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội:

Cần xác định rõ mức trích lại cho cơ quan thanh tra chỉ là chi hỗ trợ thêm

Sáng 24.8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định việc các cơ quan thanh tra được trích một phần từ các khoản thu hồi phát hiện qua thanh tra sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.

Đáp ứng yêu cầu hoạt động của các cơ quan thanh tra

Trình bày Dự thảo Nghị quyết, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết, Luật Thanh tra được Quốc hội Khóa XV thông qua ngày 14.11.2022 có quy định: “Các cơ quan thanh tra được trích một phần từ các khoản tiền thu hồi phát hiện qua thanh tra sau khi nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, tăng cường cơ sở vật chất và khen thưởng, động viên tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác thanh tra” (Khoản 3, Điều 112).

Cần xác định rõ mức trích lại cho cơ quan thanh tra chỉ là chi hỗ trợ thêm -0
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong trình bày dự thảo Nghị quyết. Ảnh: Lâm Hiển

Trong khi đó, việc trích một phần từ các khoản tiền thu hồi phát hiện qua thanh tra thực nộp vào ngân sách nhà nước đã được ban hành và thực hiện từ năm 2006. Việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí trích từ khoản thu hồi thực nộp ngân sách nhà nước đã được các cơ quan thanh tra triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật, hàng năm, đều lập dự toán, thanh toán, quyết toán theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, có sự giám sát, kiểm tra, kiểm toán của cơ quan tài chính và Kiểm toán Nhà nước.

Nguồn kinh phí trích cho cơ quan thanh tra đã có tác dụng bù đắp được sự thiếu hụt của nguồn ngân sách nhà nước cấp cho các cơ quan thanh tra tính theo định mức biên chế. Bởi, các cơ quan thanh tra là một trong 9 cơ quan trong khối nội chính nên hoạt động có tính đặc thù, phức tạp, nhất là sự đấu tranh quyết liệt trong công tác thanh tra, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo để chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước, giữ gìn kỷ cương phép nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Do đó, việc ban hành Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để thực hiện Khoản 3 Điều 112 Luật Thanh tra 2022 bảo đảm đầy đủ cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn, đáp ứng yêu cầu hoạt động của các cơ quan thanh tra.

Về mức trích, Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho giữ nguyên như phương án Chính phủ trình tại Tờ trình số 351/TTr-CP ngày 21.7.2023. Cụ thể, Thanh tra Chính phủ được trích 30% trên tổng số tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp đến 100 tỷ đồng/năm; được trích thêm 20% trên tổng số tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 100 - 200 tỷ đồng/năm…

Theo Tổng Thanh tra Chính phủ, việc đề xuất tăng biên độ trích là do phần lớn khoản tiền kinh phí trích được chi cho hoạt động của cơ quan thanh tra và khen thưởng động viên tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động thanh tra; việc này chịu ảnh hưởng bởi mức lương cơ sở. Bên cạnh đó, với việc tăng biên độ như dự thảo của Chính phủ đề xuất, thì kinh phí trích cho cơ quan thanh tra ước tính tăng khoảng 45 tỷ đồng/năm (ngân sách trung ương tăng 27 tỷ đồng/năm, địa phương tăng 18 tỷ đồng/năm), tương ứng tăng 12%.

Trong khi đó, thực tế nguồn kinh phí trích cho cơ quan thanh tra trong những năm qua có tác dụng bù đắp cho sự thiếu hụt của cơ chế tài chính hiện hành chưa tính hết các yếu tố đặc thù của cơ quan thanh tra khi phân bổ dự toán chi thường xuyên theo biên chế…

Đề nghị giữ nguyên mức trích tối đa và biên độ tại Thông tư 327

Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết do Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh trình bày cho biết, Ủy ban Tài chính - Ngân sách thấy rằng, dự thảo Nghị quyết bảo đảm tính thống nhất các quy định của Luật Thanh tra, pháp luật về ngân sách nhà nước, đầu tư công và pháp luật có liên quan; đã tiếp thu, chỉnh lý cơ bản theo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Thông báo số 2712/TB-TTKQH.

Cần xác định rõ mức trích lại cho cơ quan thanh tra chỉ là chi hỗ trợ thêm -1
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết. Ảnh: Lâm Hiển

Về mức trích, do Chính phủ chưa bổ sung thông tin, đánh giá tác động các nội dung theo Thông báo Kết luận số 2712/TB-TTKQH; không bổ sung đủ thông tin thuyết minh thuyết phục, không đủ căn cứ để điều chỉnh theo mức đề nghị nên đa số ý kiến Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị giữ nguyên mức trích tối đa và biên độ như mức các cơ quan thanh tra đang được hưởng theo quy định tại Thông tư số 327/2016/TT-BTC. Bởi quy định này đã có căn cứ thực tiễn thực hiện trong thời gian qua. Đồng thời, cần xác định rõ, mức trích này chỉ là mức chi hỗ trợ thêm; các nhiệm vụ chi liên quan đến công tác thanh tra, tiếp công dân, tăng cường cơ sở vật chất…

Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất các quy định về các cơ quan thanh tra được trích một phần từ các khoản tiền thu hồi phát hiện qua thanh tra sau khi nộp vào ngân sách nhà nước. Riêng đối với việc đề xuất tăng mức trích do còn có hai ý kiến khác nhau nên để bảo đảm thận trọng, Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, sẽ tiếp tục xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch Quốc hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao trách nhiệm cho Ủy ban Tài chính - Ngân sách phối hợp với Ủy ban Pháp luật tiếp thu và xin ý kiến Chủ tịch Quốc hội, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết trước khi trình Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực ban hành theo quy định.

Chính trị

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Nguyễn Minh Đức phát biểu
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Tập đoàn công nghệ CMC

Sáng 18.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Tập đoàn công nghệ CMC, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình chủ trì phiên họp - Ảnh H. Ngọc
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND

Sáng 18.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương (Hà Nội), dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình, Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát đã họp phiên mở rộng, thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND.

Thủ tướng Ethiopia kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam
Chính trị

Thủ tướng Ethiopia kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam

Chiều 17.4, Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Abiy Ahmed Ali và Phu nhân Zinash Tayachew rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư từ ngày 14 - 17.4, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân.

Bế mạc Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu
Chính trị

Bế mạc Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu

Chiều 17.4, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, sau 4 ngày làm việc (từ 14-17.4), với hơn 20 phiên thảo luận sâu sắc và thực chất, Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư năm 2025 với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm” đã kết thúc thành công tốt đẹp.

Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện chương trình 1719 tại Ea Súp
Chính trị

Hội đồng Dân tộc khảo sát việc thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại Ea Súp, Đắk Lắk

Chiều 17.4, tại huyện Ea Súp, Đắk Lắk, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành làm Trưởng đoàn đã khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025).

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký Cơ quan Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký Cơ quan Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển

Ngày 17.4, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ 4 do Việt Nam đăng cai tổ chức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp bà Rebeca Grynspan, Tổng Thư ký Cơ quan Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo động lực để Hải Phòng phát triển

Việc ban hành dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng là hết sức cần thiết để khơi thông các điểm “nghẽn”, tạo đột phá, có sức lan tỏa lớn trong vùng đồng bằng sông Hồng và đóng góp lớn hơn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đây là nhận định của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến với nội dung này tại Phiên họp thứ 44.

Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Công ty CP chứng khoán VNDirect

Chiều 17.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Công ty CP chứng khoán VNDirect, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại cuộc gặp mặt. Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Ngành dầu khí phát huy truyền thống "người đi tìm lửa", góp phần thực hiện hiệu quả 5 "chữ an"

Trân trọng những đóng góp của ngành dầu khí đối với đất nước trong gần 50 năm qua, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn mong muốn, toàn ngành tiếp tục phát huy truyền thống "người đi tìm lửa", góp phần thực hiện “5 chữ an”: an ninh năng lượng của đất nước, an ninh kinh tế, an ninh lương thực, an ninh, chủ quyền quốc gia trên biển và an sinh xã hội. 

Hội nghị quán triệt Kết luận số 132 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW
Chính trị

Hội nghị quán triệt Kết luận số 132 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW

Ngày 17.4, tại Hà Nội, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị Quán triệt Kết luận số 132-KL/TW (Kết luận số 132) của Bộ Chính trị (ban hành ngày 18.3.2025) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.