Cần cơ chế hỗ trợ, khuyến khích người dân mua bảo hiểm

Cơn bão số 3 đã qua nhưng hệ lụy còn rất lớn. Có rất nhiều việc cần cả xã hội chung tay tái thiết cuộc sống cho người dân vùng ảnh hưởng. Nhưng điều người dân, doanh nghiệp cần nghĩ tới đó là nên cân nhắc việc mua bảo hiểm để giảm thiểu thiệt hại khi không may xảy ra rủi ro.

Đây là nhấn mạnh của Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) Huỳnh Quốc Việt, đồng thời ông cũng đề nghị, các cơ quan quản lý nhà nước cũng nên có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho người dân, đặc biệt là những người thu nhập thấp có thể tiếp cận được các sản phẩm bảo hiểm cơ bản.

Ong Huynh Quoc Viet - Pho Tong Giam doc BIC 01.jpg
Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV Huỳnh Quốc Việt

Thiệt hại lên tới trên 360 tỷ đồng

- Xin ông cho biết tình hình thiệt hại của khách hàng BIC sau cơn bão số 3 và các giải pháp hỗ trợ, chi trả bồi thường cho khách hàng của Công ty đến thời điểm này?

- Như anh chị đã thấy, cơn bão số 3 có sức tàn phá khủng khiếp, gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng và nền kinh tế.

Theo số liệu cập nhật mới nhất, tới 14h chiều 17.9, BIC tiếp nhận 841 vụ tổn thất từ khách hàng. Trong đó có 386 vụ liên quan tới thiệt hại về bảo hiểm tài sản của khách hàng, 47 vụ thiệt hại về bảo hiểm hàng hóa tàu thuyền và khoảng 406 vụ thiệt hại về mảng xe cơ giới. Ước tính, tổng thiệt hại là khoảng là trên 360 tỷ đồng. Con số này tăng gần gấp đôi so với thống kê thiệt hại ngày 10.9 (gần 200 tỷ đồng).

Bão số 3 (Yagi) - cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua trên Biển Đông đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản tại nhiều tỉnh, thành miền Bắc. Thống kê sơ bộ đến ngày 17.9, đã có 329 người chết, mất tích, khoảng 1.929 người bị thương. Tổng thiệt hại về tài sản do bão số 3 gây ra ước tính sơ bộ trên 50 nghìn tỷ đồng. Ảnh hưởng nặng nề để lại sau bão số 3 và mưa lũ cũng tạo ra nhiều khó khăn, thách thức cho các doanh nghiệp bảo hiểm.

Ngay khi bão tan, chúng tôi đã thực hiện một loạt công việc để đảm bảo quyền lợi của khách hàng đã ký kết hợp đồng bảo hiểm với BIC, đồng thời chung tay cùng với chính quyền địa phương khắc phục hậu quả sau bão. Theo thống kê tổn thất chủ yếu tập trung ở các địa bàn như Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Nam Định, Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Thái Nguyên… Đối tượng bảo hiểm chủ yếu là tài sản, hàng hóa, tàu thuyền, xe cơ giới…

Chúng tôi đã huy động toàn bộ lực lượng định giám định bồi thường từ Trụ sở chính và các địa bàn lân cận tới các tỉnh, thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề của bão, phối hợp với các đơn vị giám định độc lập để hỗ trợ khách hàng thống kê, giám định thiệt hại. Các bộ phận chuyên môn ứng trực 24/24 giờ, sẵn sàng tiếp nhận và xử lý hồ sơ tổn thất, giảm thiểu tối đa thời gian cho khách hàng.

Mặt bằng thu nhập và nhận thức chưa đồng đều

- 841 vụ thiệt hại có bảo hiểm là con số khá khiêm tốn so với những tổn thất thực tế. Điều đó cũng cho thấy tỷ lệ người dân, doanh nghiệp tham gia bảo hiểm còn hạn chế. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế này, thưa ông?

- Tôi cho rằng, hiện tại thu nhập và mức độ quan tâm tới bảo hiểm ở Việt Nam còn thấp so ở các nước khu vực và tính trên quy mô tổng GDP. Cho dù thị trường bảo hiểm Việt Nam được các doanh nghiệp trên thế giới đánh giá là rất tiềm năng nhưng doanh thu bảo hiểm còn khiêm tốn và tốc độ phát triển chậm.

Có nhiều lý do dẫn tới tình trạng này nhưng quan trọng nhất là nhận thức về bảo hiểm chưa đầy đủ; mặt bằng thu nhập của người dân, doanh nghiệp nhất là ở các địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn còn thấp...

- Vậy giải pháp cho vấn đề này là gì?

- Để gia tăng sự quan tâm và tham gia bảo hiểm của người dân và doanh nghiệp, tôi cho rằng điều đầu tiên là cần phải tăng cường truyền thông để nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp về vấn đề bảo hiểm cho các rủi ro về tài chính, sinh mạng, tài sản của người dân và doanh nghiệp. Để thực hiện việc đó cần sự chung tay của toàn xã hội, trong đó đặc biệt là các cơ quan quản lý nhà nước, cũng như sự vào cuộc của các doanh nghiệp bảo hiểm.

Bên cạnh đó, muốn khuyến khích người dân quan tâm và tham gia bảo hiểm, ngoài việc các bản thân doanh nghiệp có những chính sách về phí, về sự đa dạng của sản phẩm, kênh phân phối hoặc dịch vụ chăm sóc khách hàng... thì Chính phủ nên có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ, đặc biệt là hỗ trợ cho những người thu nhập thấp để giúp họ có thể tiếp cận được các sản phẩm bảo hiểm cơ bản hoặc sản phẩm bảo hiểm nâng cao theo nhu cầu như một công cụ bảo vệ trước những rủi ro không thể lường trước.

Tiếp nữa là việc đơn giản hóa thủ tục bồi thường. Làm sao để thủ tục bồi thường nhanh chóng và đơn giản, hỗ trợ kịp thời cho khách hàng. Đây cũng là vấn đề chúng tôi rất quan tâm và đặt lên mục tiêu hàng đầu trong tất cả tiêu chí hoạt động của BIC, lấy khách hàng là trọng tâm.

Một vấn đề quan trọng nữa là chất lượng nhân sự. Chúng tôi luôn đầu tư nghiêm túc về nguồn lực nhân sự từ khâu quản lý, kiểm soát tới việc tư vấn bán hàng, chăm sóc khách hàng để khách hàng nhận được những tư vấn, trao đổi chính xác, đầy đủ và có uy tín. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm; sử dụng công nghệ số, chẳng hạn như ứng dụng trên thiết bị di động, trí tuệ nhân tạo (AI)… để quản lý hồ sơ khách hàng, giám sát rủi ro, và xử lý yêu cầu bồi thường một cách hiệu quả hơn. Điều này không chỉ giảm chi phí vận hành mà còn tăng cường trải nghiệm của người dùng.

Đa dạng sản phẩm hướng đến đông đảo người dân

- Ông có thể nói sâu hơn về giải pháp đơn giản hóa thủ tục bồi thường và đa dạng hóa sản phẩm của BIC hiện nay?

- Như trên tôi đã chia sẻ, thị trường bảo hiểm Việt Nam được các công ty nước ngoài đánh giá là rất tiềm năng. Do đó, để có thể tận dụng lợi thế này, BIC liên tục điều chỉnh và nâng cấp các sản phẩm liên quan tới con người cũng như các tài sản cá nhân, hộ gia đình, như nhà cửa, xe ô tô, tài sản… Hiện tại hệ thống nghệ thông tin cũng hỗ trợ BIC thực hiện việc thay đổi, cơ cấu các sản phẩm bảo hiểm để có thể đưa ra thị trường, hướng tới đem lại cho khách hàng các sản bảo hiểm thiết thực, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Về vấn đề liên quan tới thủ tục bồi thường, hiện tại đối với bảo hiểm xe cơ giới và con người, BIC cũng đã áp dụng việc thực hiện bồi thường trực tuyến trên nền tảng công nghệ, tức là trên web, app. Đặc biệt với bảo hiểm con người, khách hàng chỉ cần gửi các hồ sơ (bản Scan) liên quan, BIC sẽ tiếp nhận và thực hiện việc xử lý bồi thường, chuyển trả tiền bảo hiểm cho khách hàng.

Đặc biệt, ngoài các giải pháp tự thân, thời gian qua hành lang pháp lý cho lĩnh vực bảo hiểm được hoàn thiện với việc Quốc hội ban hành Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022; Nghị định số 46/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm hay Nghị định số 67/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng...

Tôi cho rằng, với hành lang pháp lý vững chắc và sự nỗ lực của các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển mạnh mẽ, bền vững hơn trong thời gian tới.

- Xin trân trọng cảm ơn ông!

Doanh nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Bình Minh, “chuyên gia” trúng thầu đầu tư công, tiết kiệm ngân sách "nhỏ giọt"
Doanh nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Bình Minh, “chuyên gia” trúng thầu đầu tư công, tiết kiệm ngân sách "nhỏ giọt"

Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Bình Minh liên tục là nhà thầu quen thuộc, trúng thầu hầu hết các gói thầu đầu tư công tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Các gói thầu công ty này trúng thường có tỷ lệ tiết kiệm ngân sách rất thấp, chỉ dao động khoảng vài triệu đồng, tương đương dưới 0,1%.

Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - Mở rộng kết nối
Kinh tế

Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - Mở rộng kết nối

Thời gian qua, ngành Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo tại Việt Nam (CNHT và CBCT) đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Trong 6 tháng đầu năm 2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục cho thấy sự khởi sắc, đóng góp tích cực vào thành quả chung của cả nền kinh tế.

Thiên Long (TLG) điều chỉnh chức danh các Phó Tổng Giám đốc
Kinh tế

Thiên Long (TLG) điều chỉnh chức danh các Phó Tổng Giám đốc

Để đáp ứng nhu cầu phát triển, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long (TLG) vừa đưa ra quyết định điều chỉnh hệ thống chức danh của các Phó tổng Giám đốc. Việc điều chỉnh chức danh không ảnh hưởng đến quyền hạn, thẩm quyền phê duyệt, trách nhiệm và phạm vi công việc của các Phó tổng Giám đốc này.

Dùng tài liệu giả trong hồ sơ dự thầu, Công ty từng xây Cầu Thăng Long bị xem xét xử lý vi phạm
Kinh tế

Dùng tài liệu giả trong hồ sơ dự thầu, Công ty từng xây Cầu Thăng Long bị xem xét xử lý vi phạm

Cuối tháng 8 vừa qua, Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Công trình Giao thông Lào Cai đã có Quyết định số 218/QĐ-BGT huỷ gói thầu số 12: Thi công xây dựng công trình (bao gồm cả đảm bảo giao thông; thuế, phí tài nguyên; xây dựng trạm trộn, di chuyển thiết bị) thuộc Dự án Xây dựng đường Tỉnh lộ 155 đoạn từ cầu Móng Sến đến Sa Pả (Km13+800 - Km20+272).

BIDV - “Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam” 2024
Doanh nghiệp

BIDV - “Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam” 2024

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa được Tạp chí Euromoney vinh danh với giải thưởng “Vietnam’s Best Digital Bank” (Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam). Giải thưởng được trao trong khuôn khổ chương trình “Awards for Excellence 2024” với sự tham gia của các ngân hàng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Singapore.

Dấu ấn của doanh nghiệp Việt trên lộ trình phát triển bền vững của ngành nước giải khát
Doanh nghiệp

Dấu ấn của doanh nghiệp Việt trên lộ trình phát triển bền vững của ngành nước giải khát

Sự phát triển của ngành nước giải khát luôn song hành cùng sự phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Trên hành trình phát triển ấy, các doanh nghiệp Việt cũng đã có những dấu ấn riêng của mình bằng những bứt phá trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và được khẳng định bằng những giá trị thiết thực đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành.

Dàn sao Gen Z hội tụ tại cửa hàng Flagship MCM đầu tiên tại Việt Nam
Doanh nghiệp

Dàn sao Gen Z hội tụ tại cửa hàng Flagship MCM đầu tiên tại Việt Nam

Bộ sưu tập Thu Đông 2024 của MCM chính thức trình làng các tín đồ thời trang Việt. Đặc biệt hơn cả, sự kiện được DAFC tổ chức tại cửa hàng flagship đầu tiên tại Việt Nam, quy tụ những gương mặt trẻ tuổi đình đám như nữ ca sĩ Văn Mai Hương, ca sĩ Orange, ca sĩ/ MC Nicky Niko, ca sĩ Vũ Thảo My, rapper Captain Boy, MC Tuyền Tăng, travel blogger Lý Thành Cơ,...

Công ty TNHH Thương mại dịch vụ - Xây dựng Khánh Vĩnh thường xuyên trúng thầu "khủng" ở Khánh Hoà có tiềm lực ra sao?
Kinh tế

Công ty TNHH Thương mại dịch vụ - Xây dựng Khánh Vĩnh thường xuyên trúng thầu "khủng" ở Khánh Hoà có tiềm lực ra sao?

Trong nhiều năm qua, Công ty TNHH Thương mại dịch vụ - Xây dựng Khánh Vĩnh (Công ty Khánh Vĩnh) đã trúng gần 50 gói thầu. Tổng giá trị các gói thầu có sự tham gia của nhà thầu này lên tới hơn 3.200 tỷ đồng. Đáng chú ý, nhiều gói thầu có kết quả tiết kiệm cho ngân sách chỉ ở mức "tượng trưng".

Công ty TNHH MTV Xây lắp điện Quang Huy: Trúng gói thầu hơn 13 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách 20 triệu đồng
Doanh nghiệp

Công ty TNHH MTV Xây lắp điện Quang Huy: Trúng gói thầu hơn 13 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách 20 triệu đồng

Trong nhiều năm qua, Công ty TNHH MTV Xây lắp điện Quang Huy được các ngành chức năng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phê duyệt trúng thầu nhiều dự án đầu tư công với tổng giá trị lên đến hàng nghìn tỷ đồng, tuy nhiên, tỷ lệ tiết kiệm thường ở mức "siêu thấp". Mới đây, đơn vị này vừa trúng gói thầu hơn 13 tỷ đồng tại thị xã Phú Mỹ, tỷ lệ tiết kiệm cho ngân sách nhà nước khoảng 20 triệu đồng.