Cả nước vì TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh vì cả nước

Sáng 16.4, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

Chú thích ảnh
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kết luận buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Cùng dự có Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên; Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, các Bộ trưởng; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm

Báo cáo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, năm 2022, mặc dù có nhiều khó khăn, song Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố đã nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng trên các lĩnh vực, đóng góp lớn cho sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển của đất nước. Theo đó, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) 9,03%, cao hơn bình quân chung cả nước.

Tuy nhiên, sang quý I.2023, GRDP của Thành phố tăng thấp (0,7%), kéo chỉ số tăng trưởng kinh tế của cả nước xuống thấp (3,32%). Chỉ số IIP quý I giảm 0,9%. Nhiều ngành có mức độ lan tỏa cao đang giảm sâu như: giá trị tăng thêm ngành xây dựng giảm 20%, hoạt động kinh doanh bất động sản giảm 16,2%; có thể ảnh hưởng đến các tỉnh, thành phố khác.

Trong năm 2022, Thủ tướng đã tổ chức 2 đoàn công tác làm việc với lãnh đạo Thành phố; có 25 nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao cho các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện. Đến nay, 21/25 nhiệm vụ cơ bản hoàn thành, 4/25 nhiệm vụ gần hoàn thành.

Chú thích ảnh

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với lãnh đạo các sở, ban, ngành TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

TP. Hồ Chí Minh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét thành lập Tổ công tác của Chính phủ nghiên cứu các động lực, cơ chế phát triển đột phá Thành phố; chỉ đạo triển khai sớm các dự án giao thông trọng điểm vùng, liên vùng và quan tâm đầu tư trang thiết bị y tế cho 3 bệnh viện cửa ngõ Thành phố; xem xét sửa đổi, bổ sung một số văn bản liên quan quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; quy định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề; cơ chế đặc thù thực hiện phát triển điện mặt trời mái nhà; sắp xếp lại các cơ sở nhà đất của các bộ, ngành trên địa bàn Thành phố; tháo gỡ vướng mắc thị trường bất động sản…

Tại buổi làm việc, Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương thảo luận, phân tích, đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh; rà soát việc thực hiện các văn bản vừa ban hành thời gian qua nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên các lĩnh vực; kiểm điểm sự phối hợp giữa Thành phố với các bộ, ngành Trung ương; đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố trong thời gian tới; giải đáp các đề xuất, kiến nghị của Thành phố.

Các đại biểu đề nghị xử lý ngay các vướng mắc liên quan các quy định về phòng cháy, chữa cháy; các vấn đề liên quan đăng kiểm xe cơ giới; thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 phù hợp tình hình mới; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, nhất là tại các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông; thực hiện thật tốt các Nghị quyết, chỉ thị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển bền vững các thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, khơi thông tín dụng, lao động việc làm, du lịch, mở rộng thị trường xuất khẩu, kích cầu tiêu dùng; đặc biệt xóa bỏ tâm lý sợ tránh nhiệm trong một số cán bộ, doanh nghiệp…

Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, TP. Hồ Chí Minh có vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại; là đô thị lớn, đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo; đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế; là cực tăng trưởng của Vùng và cả nước. Đặc biệt, người dân TP. Hồ Chí Minh có truyền thống cách mạng, anh hùng; cần cù, năng động, sáng tạo, ham học hỏi, không ngừng đổi mới sáng tạo, chu đáo, mến khách, nghĩa tình, luôn khát vọng vươn lên làm giàu cho quê hương đất nước.

Trong 10 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng trên các lĩnh vực, đóng góp lớn cho sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển của đất nước. Riêng trong năm 2022, mặc dù gặp nhiều khó khăn, song Thành phố Hồ Chí Minh có tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 9,03%; đóng góp 30% tổng thu ngân sách nhà nước của cả nước; đứng đầu cả nước về thu ngân sách, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, xuất khẩu…

Trong quý I.2023, một số ngành có mức tăng trưởng khá, trong đó ngành dịch vụ, lưu trú ăn uống tăng 24,24%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa với công nghiệp và dịch vụ chiếm 86,3%; thu ngân sách Nhà nước đạt gần 125 nghìn tỷ đồng, đạt 26,6% dự toán năm... Thành phố góp phần vào thành tựu chung của cả nước: ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng GRDP đạt thấp do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc giải ngân đầu tư công chậm, chưa dẫn dắt đầu tư tư; hấp thụ vốn của doanh nghiệp thấp; thị trường bị thu hẹp…

Tháo gỡ vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển

Chú thích ảnh

Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên phát biểu. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Phân tích tình hình trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ cho rằng, tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, khó lường, tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến phục hồi và triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Trong khi nền kinh tế nước ta với độ mở lớn sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức do chịu tác động kép cả từ các yếu tố bên ngoài và những hạn chế, bất cập nội tại của nền kinh tế.

Như vậy, khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi, do đó phải vượt qua thách thức, tháo gỡ khó khăn bằng các cơ chế, chính sách, công cụ; các cấp, ngành điều hành, tổ chức thực hiện, tạo động lực, truyền cảm hứng cho người dân, doanh nghiệp tham gia giải quyết khó khăn. Đặc biệt, phải kiên trì, kiên định, cương quyết thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn; giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Về các giải pháp, Thủ tướng chỉ đạo Thành phố phải tiếp tục theo dõi, nắm chắc tình hình trong nước, ngoài nước, của Thành phố, bình tĩnh, chủ động, kịp thời, linh hoạt, hiệu quả, với tinh thần không cầu toàn, không nóng vội, không bi quan; triển khai quyết liệt, đồng bộ các Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Quốc hội, các chỉ đạo, điều hành của Chính phủ gần đây; tập trung tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân, tạo nhiều sản phẩm, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ.

Thủ tướng cho rằng phải tạo hành lang pháp lý để tạo điều kiện hấp thụ vốn của người dân, doanh nghiệp; tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu, bất động sản; tháo gỡ vướng mắc về quy định phòng cháy, chữa cháy đúng tình hình, sát thực tế, khả thi; tập trung làm tốt việc giao đất, định giá đất; đẩy mạnh thực hiện chương trình phục hồi, phát triển kinh tế; kích cầu đầu tư; tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, kích hoạt mọi nguồn lực của xã hội; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công tập trung chỉ đạo cho 3 động lực tăng trưởng: tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu.

Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta vừa phải giải quyết các vấn đề trước mắt, vừa phải xử lý các vấn đề lâu dài. Trước mắt là tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp; tạo môi trường kinh doanh bình đẳng; thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính; tích cực chuyển đổi số.

“Các bộ, ngành cùng Thành phố rút kinh nghiệm những việc đã làm, xây dựng cơ chế, chính sách nêu cao tinh thần trách nhiệm, tạo môi trường, hành lang pháp lý an toàn cho cán bộ làm việc; động viên, khuyến khích người dám nói, dám nghĩ, dám làm; xử lý dứt điểm những tồn đọng liên quan công tác cán bộ; sắp xếp, bố trí cán bộ phù hợp; coi trọng công tác truyền thông, đặc biệt là truyền thông chính sách, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực”, Thủ tướng lưu ý.

Về các nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu TP. Hồ Chí Minh, với sự hỗ trợ của các bộ, ngành tập trung hoàn thành quy hoạch Thành phố để có căn cứ phát triển; xây dựng các giải pháp để tăng hấp thụ vốn, giãn nợ, khoanh nợ, giảm thuế, phí, lệ phí, tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh; giải quyết cụ thể các dự án về bất động sản, nhất là các dự án đã có kết luận; tập trung xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; tập trung giải phóng mặt bằng, nhất là các dự án trọng điểm về giao thông; tập trung cải cách thủ tục hành chính, quản trị, điều hành, nâng cao năng lực cạnh tranh; tăng cường cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tâm lý xã hội bằng hành động cụ thể, đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp; rà soát lại công tác cán bộ…, tránh 2 khuynh hướng sợ trách nhiệm và tham nhũng; thành lập Tổ công tác do Chủ tịch UBND Thành phố làm tổ trưởng, giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, dự án...

“Các bộ, ngành, thành viên Chính phủ căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ động phối hợp, hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh để thực hiện kịp thời, quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để TP. Hồ Chí Minh phát triển nhanh, bền vững; trên tinh thần cả nước vì TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh vì cả nước”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Đối với 29 đề xuất, kiến nghị của Thành phố, Thủ tướng Chính phủ cơ bản đồng ý xem xét, giải quyết và giao nhiệm vụ cho từng bộ, ngành phối hợp với TP. Hồ Chí Minh để thực hiện.

Sự kiện nổi bật

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống Nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát
Sự kiện nổi bật

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống Nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát

Lời Toà soạn: Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản đối với nhiều địa phương Bắc Bộ, nhưng ngay trong những thời khắc khó khăn nhất luôn có sự vào cuộc chủ động, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, qua đó góp phần giảm đến mức tối đa thiệt hại.

Ngày 21.9, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết: "Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống Nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát". Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị triển khai quyết định kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình
Chính trị

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị triển khai quyết định kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình

Ngày 21.9, tại trụ sở Tỉnh ủy Ninh Bình, Đoàn kiểm tra số 1352 của Bộ Chính trị do Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng làm Trưởng đoàn đã công bố Quyết định kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình.

Chuyến thăm chắc chắn sẽ góp phần nâng quan hệ giữa Việt Nam với Liên Hợp Quốc lên một tầm cao mới
Sự kiện nổi bật

Chuyến thăm chắc chắn sẽ góp phần nâng quan hệ giữa Việt Nam với Liên Hợp Quốc lên một tầm cao mới

Từ ngày 21.9, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ. Nhân dịp này, Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Khóa 78 Dennis Francis đã trả lời phỏng vấn về ý nghĩa chuyến công tác cũng như những đóng góp của Việt Nam đối với tổ chức đa phương lớn nhất thế giới.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Sáng 21.9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ và sau đó là thăm cấp Nhà nước tới Cuba theo lời mời của Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez và Phu nhân.

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng tiếp Cố vấn đặc biệt Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật - Việt
Chính trị

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng tiếp Cố vấn đặc biệt Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật - Việt

Chiều 20.9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng, Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt – Nhật đã tiếp ông Takebe Tsutomu, Cố vấn đặc biệt Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật – Việt đang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện nổi bật

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Buổi sáng: Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường, bầu bổ sung 2 đồng chí Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương, gồm: Đồng chí Hà Quốc Trị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Khóa XV tỉnh Khánh Hòa và đồng chí Đinh Văn Cường, Vụ trưởng Vụ Địa bàn I, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc
Chính trị

Tập trung cao nhất các công việc “về đích” để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, chuẩn bị tốt nhất cho Đại hội XIV của Đảng

Lời Tòa soạn: Chiều nay, 20.9, sau 3 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm rất cao, Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và họp phiên bế mạc. Tại Hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài phát biểu bế mạc quan trọng.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc:

Toàn cảnh phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Sự kiện nổi bật

Bế mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

*Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc
Chiều 20.9, tại trụ sở Trung ương Đảng, sau 3 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm rất cao, Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và họp phiên bế mạc. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện nổi bật

Quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt, bảo đảm đạt và phấn đấu vượt các mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 18.9, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 10. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài phát biểu khai mạc Hội nghị.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng

Chiều 17.9, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống của Học viện (9.1949 - 9.2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất; trực tuyến tới các điểm cầu của các Học viện trực thuộc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính không hài lòng đối với một số ngành, địa phương trả lại vốn đầu tư công
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính không hài lòng đối với một số ngành, địa phương trả lại vốn đầu tư công

Chiều 17.9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 14 của Ban Chỉ đạo nhằm rà soát các công việc sau phiên họp lần thứ 13 và bàn các giải pháp, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tiến độ các công trình, dự án.