Bảo hiểm xã hội không thể "đứng" riêng lẻ...

Theo số liệu thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, năm 2021, tổng số lao động rút bảo hiểm xã hội một lần tăng 13% so với năm trước đó bởi ảnh hưởng của đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 khiến thất nghiệp tăng cao nhất trong 10 năm, trong đó, có 97% người chọn rút một lần là lao động sau một năm nghỉ việc không đóng bảo hiểm xã hội. Tỷ lệ này ở nữ giới là trên 55%, cao hơn nam giới.

Còn Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu dẫn khảo sát của công đoàn cùng với tổ chức xã hội thực hiện cho thấy, rút bảo hiểm xã hội một lần thường xảy ra ở nhóm đóng dưới 10 năm. Có tới 61% công nhân trả lời sẵn sàng rút một lần mà không phân vân; 31% kiên quyết không rút và gần 8% không có ý kiến gì. Gần 57% công nhân ở khu vực phía Bắc có ý định rút bảo hiểm xã hội một lần trong khi ở miền Trung và miền Nam tỷ lệ này là hơn 68%.

Lý do khiến người lao động dễ rút bảo hiểm một lần theo ông Hiểu, ngoài yếu tố văn hóa vùng miền, thói quen tích lũy còn có nguyên nhân khác là thu nhập thấp, bấp bênh và không có niềm tin vào công việc đang làm. Với đề xuất chỉ cho rút phần lao động đóng là 8%, phần chủ sử dụng đóng 14% nên bảo lưu, theo ông Hiểu, có thể công nhân không đồng ý, thậm chí đình công...

Theo quy định hiện nay, người lao động khi chấm dứt hợp đồng nếu có yêu cầu sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc các trường hợp: Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; ra nước ngoài định cư; người mắc các bệnh nguy hiểm... Dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi cũng chưa tính đến chuyện "siết" việc này bởi đây là quyền lợi người lao động nên không thể ngăn cản mà chỉ theo hướng khuyến khích lao động tham gia đóng để hưởng lương hưu thay vì nhận bảo hiểm xã một lần. Bên cạnh đó, dự luật cũng bổ sung quy định người đóng bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu, nếu không nhận một lần thì được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội sớm hơn, mức trợ cấp cao hơn.

Thực tế, chính sách bảo hiểm xã hội hiện được thiết kế phù hợp với lao động khu vực hành chính, làm việc 8 tiếng mỗi ngày. Với người lao động, việc đóng bảo hiểm 20 năm mới được hưởng lương hưu sẽ khó "theo" được. Vậy nên bảo hiểm không thể "đứng" riêng lẻ mà phải đi kèm chính sách an sinh khác thì mới giữ người lao động ở lại với hệ thống. Và như ý kiến của ông Hiểu thì khi chọn rút bảo hiểm xã hội một lần, người lao động cũng đã nâng lên đặt xuống. Do đó, trong quá trình nghiên cứu sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, cơ quan chuyên môn cần hiểu tâm lý này để thiết kế chính sách cho phù hợp.

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ Sáu, diễn ra vào tháng 10.2023; thông qua vào Kỳ họp thứ Bảy, diễn ra tháng 5.2024 và có hiệu lực từ 1.1.2025.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).