Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác ngành nội chính Đảng

Sáng nay, 10.1, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác ngành nội chính Đảng và Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh năm 2023, phương hướng, nhiệm vụ năm 2024. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Hà Nội kết nối trực tuyến với 63 điểm cầu trên cả nước.

Tham dự Hội nghị có các Ủy viên Bộ Chính trị: Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai - Phó Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú.

Cùng dự có các Bí thư Trung ương Đảng: Trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương...

Hoàn thành tốt các nhiệm vụ, góp phần đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, giữ vững ổn định chính trị

Báo cáo tại Hội nghị cho thấy, năm 2023 - năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp, nhiều khó khăn, thách thức mới xuất hiện và gay gắt hơn, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các tỉnh ủy, thành ủy, sự phối hợp giúp đỡ có hiệu quả của các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương, ngành nội chính Đảng và các Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh đã nỗ lực, cố gắng, hoàn thành tốt các nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch đề ra; góp phần đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội và củng cố thêm niềm tin của Nhân dân.

Trong đó, công tác nghiên cứu, tham mưu, đề xuất và triển khai thực hiện những quan điểm, chủ trương, định hướng lớn của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác nội chính, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, cải cách tư pháp tiếp tục được quan tâm và đạt nhiều kết quả.

Trong năm 2023, các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đã tiến hành 212 cuộc kiểm tra, giám sát; chỉ đạo khẩn trương thanh tra, kiểm tra các chuyên đề, vụ việc theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương và các cơ quan chức năng ở Trung ương; đã đưa 260 vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực vào diện theo dõi, chỉ đạo (tính từ khi thành lập đến nay, đã đưa 679 vụ án, vụ việc vào diện theo dõi, chỉ đạo); các cơ quan chức năng ở địa phương đã khởi tố mới 763 vụ án, 2.079 bị can về tham nhũng (tăng gần 2 lần so với năm 2022), điển hình là: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Sơn La, Nam Định, Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Bình, Bắc Ninh, Hòa Bình, Gia Lai, Thanh Hóa, Hưng Yên, Tuyên Quang...

Đặc biệt, nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực tồn đọng, kéo dài đã được chỉ đạo xử lý; nhiều địa phương đã khởi tố, điều tra các vụ án tham nhũng, tiêu cực lớn, liên quan đến cả cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý và tỉnh ủy, thành ủy quản lý, trong đó có cả nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các sở, ngành, lãnh đạo chủ chốt cấp huyện; một số Ban chỉ đạo cấp tỉnh đã quan tâm chỉ đạo “chống tham nhũng, tiêu cực trong chính các cơ quan chống tham nhũng”, chỉ đạo xử lý nghiêm nhiều trường hợp cán bộ, công chức trong các cơ quan này có sai phạm về tham nhũng, tiêu cực.

Ban Nội chính Trung ương đã nghiên cứu, xây dựng, trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư 7 Đề án lớn về nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp. Trong đó, đã nghiên cứu, tham mưu Bộ Chính trị ban hành Quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; xây dựng hơn 100 báo cáo, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư, hai Ban Chỉ đạo những chủ trương, chính sách lớn về các lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp.

Các Ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy đã tham mưu cấp ủy xây dựng, ban hành 2.758 văn bản để cụ thể hóa, thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp. Một số ban nội chính làm tốt công tác này là: Hà Nội, Sơn La, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu… Bên cạnh đó, toàn ngành đã tích cực nghiên cứu, thẩm định, tham gia ý kiến có chất lượng đối với 2.018 đề án, văn bản quan trọng về nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp; quan tâm công tác thẩm định, tham gia ý kiến về công tác cán bộ, bảo đảm khách quan, thận trọng và kịp thời.

Cùng với đó, công tác hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát về lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp có nhiều đổi mới, chất lượng, hiệu quả được nâng lên. Các ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy đã phối hợp với Ủy ban kiểm tra cùng cấp thực hiện 216 cuộc kiểm tra, giám sát và trực tiếp triển khai 312 cuộc kiểm tra, giát sát, tập trung vào các địa bàn, lĩnh vực có nhiều vấn đề nổi cộm, dư luận quan tâm về tham nhũng, tiêu cực; tham mưu rà soát 7.527 kết luận thanh tra kinh tế - xã hội; ban hành 6.132 văn bản hướng dẫn, đôn đốc về nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp. Ban nội chính Thành ủy TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và các ban nội chính các tỉnh Lâm Đồng, Thanh Hóa, Điện Biên... tổ chức được nhiều cuộc kiểm tra, giám sát.

Ngành nội chính cũng đã chủ động phối hợp, tham mưu chỉ đạo xử lý kịp thời những vấn đề phức tạp, nhạy cảm liên quan đến quốc phòng, an ninh. Cụ thể, Ban Nội chính Trung ương đã tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện chủ trương của đồng chí Thường trực Ban Bí thư về giao ban công tác nội chính; đổi mới hình thức, nội dung, nâng cao hiệu quả giao ban công tác nội chính, kịp thời đề xuất, kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo, chỉ đạo xử lý những vấn đề phức tạp, nhạy cảm có liên quan đến công tác nội chính; phối hợp nghiên cứu, tham mưu đường lối xử lý một số vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng mà đối tượng kêu oan kéo dài.

Ban nội chính các tỉnh ủy, thành ủy đã phối hợp có hiệu quả với các cơ quan chức năng, tham mưu cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo những vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự ở địa phương, điển hình như các ban nội chính: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Yên Bái, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Đắk Lắk, Trà Vinh… Trong năm, ban nội chính các tỉnh ủy, thành ủy đã chủ trì, phối hợp giúp bí thư cấp ủy tổ chức 881 cuộc tiếp, đối thoại với 4.700 lượt công dân; tiếp nhận, tham mưu xử lý gần 55 nghìn đơn, thư phản ánh, khiếu nại tố cáo; tham mưu chỉ đạo xử lý dứt điểm một số vụ, việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài, góp phần quan trọng hạn chế phát sinh các điểm nóng, giữ vững ổn định an ninh trật tự ở địa phương. Ban Nội chính các tỉnh thành như Long An, Đà Nẵng, Bắc Giang, Lâm Đồng, Thanh Hóa, Sơn La, Điện Biên... đã làm tốt công tác này.

Trong năm 2023, các ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy đã thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Kế hoạch thi đua chuyên đề về “Phát hiện, tham mưu cho cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng; chủ động tham mưu, đề xuất xử lý các vấn đề phức tạp, nổi cộm về an ninh, trật tự trên địa bàn”.

Triển khai quyết liệt, toàn diện việc phát hiện, xử lý và phòng, ngừa tham nhũng, tiêu cực

Đặc biệt, toàn ngành đã tập trung tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình công tác năm 2023 của Ban Chỉ đạo Trung ương và Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh, góp phần tạo bước tiến mới, đột phá trong công tác này cả ở Trung ương và địa phương. Trong đó, đã tập trung tham mưu, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo chuyển biến tích cực trong công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, xử lý nguồn tin về tội phạm tham nhũng, tiêu cực; về công tác giám định, định giá tài sản và thu hồi tài sản tham nhũng, tiêu cực; sâu sát, cụ thể và quyết liệt hơn trong tham mưu đưa vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực lớn, cũng như về chủ trương, định hướng xử lý một số vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, vừa bảo đảm nghiêm minh, những cũng nhân văn, thuyết phục, theo đúng chỉ đạo của Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, được dư luận đồng tình cao.

Đồng thời, tham mưu Ban Chỉ đạo chỉ đạo giám sát, làm rõ sai phạm, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, tài chính, tài sản công, định giá, tự chủ tài chính, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp và kiểm tra chuyên đề về công tác thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thành pháp luật của Nhà nước; chủ trì, phối hợp tham mưu biên soạn, quán triệt tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tạo thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn quân, nâng cao nhận thức, lý luận của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh tuy mới được thành lập, nhưng đã khẩn trương kiện toàn tổ chức bộ máy, hoàn thiện quy chế, quy trình làm việc, hoạt động ngày càng nền nếp, bài bản, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở.

 Trong năm 2023, cơ bản các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đã hoàn thành xây dựng các quy định, quy trình nghiệp vụ, duy trì nền nếp chế độ làm việc, triển khai quyết liệt, toàn diện, cả về phát hiện, xử lý, cả về phòng, ngừa tham nhũng, tiêu cực. Đã tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Kết luận, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các kết luận, kiến nghị của các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương; chỉ đạo tăng cường, đồng bộ công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm nhiều tổ chức đảng, đảng viên sai phạm. Kết quả của ban chỉ đạo cấp tỉnh đã khẳng định sự chuyển biến rõ nét, bước tiến mới trong công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở, khắc phục ngày càng hiệu quả tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, giờ đây “trên nóng” và dưới cũng đang “nóng” lên.

Ngành nội chính cũng đã tăng cường công tác bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ; xây dựng ngành thật sự “Trung thành, bản lĩnh, liêm chính, sáng tạo”.

Tham mưu, chỉ đạo khẩn trương kết luận, xử lý dứt điểm một số vụ án tham nhũng lớn

Năm 2024 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương Võ Văn Dũng nêu rõ, điều này đòi hỏi ngành nội chính Đảng và các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh phải nỗ lực lớn, quyết tâm cao, tham mưu, chỉ đạo đẩy mạnh hơn nữa công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp. Trong đó, tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm như: Tiếp tục làm tốt công tác nghiên cứu, tham mưu đề xuất những quan điểm, chủ trương, định hướng lớn của Đảng về lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp; nghiên cứu, đề xuất những chủ trương, quan điểm, định hướng lớn về lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp để phục vụ xây dựng Văn kiện Đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội XIV của Đảng.

Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp; tiếp tục rà soát, đưa các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, được dư luận quan tâm vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.

Tham mưu, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả cơ chế phối hợp trong phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực qua công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; tham mưu, chỉ đạo khẩn trương kết luận, xử lý dứt điểm các sai phạm của các tổ chức đảng và đảng viên liên quan đến Công ty Việt Á, Công ty AIC, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB, lĩnh vực đăng kiểm và các vụ án, vụ việc liên quan đến cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, chuẩn bị tốt nhân sự cho Đại hội Đảng các cấp và Đại hội lần thứ XIV của Đảng.

Cùng với đó, trong năm 2024, ngành nội chính Đảng và các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh cũng sẽ tập trung tham mưu, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương và Ban Chỉ đạo cấp tỉnh theo dõi, chỉ đạo; tăng cường phối hợp, chủ động nắm chắc tình hình, tham mưu lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết kịp thời các vấn đề phức tạp, nổi lên về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội…

Tại Hội nghị, đại diện một số cơ quan và ban nội chính các tỉnh ủy, thành ủy đã tham luận, đóng góp với báo cáo tổng kết công tác năm 2023 và đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của ngành nội chính Đảng và Ban chỉ đạo cấp tỉnh.

Hội nghị cũng sẽ nghe Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai phát biểu chỉ đạo.

Báo Đại biểu Nhân dân sẽ tiếp tục thông tin về Hội nghị..

Sự kiện nổi bật

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân, Tổng thống Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và Phu nhân thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 - 6.4. Sáng 4.4, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Évariste Ndayishimiye.

Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng đồng chí Khamtay Siphandone
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Sáng 4.4, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam tới Đại sứ quán nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Hà Nội viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone
Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Ngày 3.4, được tin đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ trần, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dẫn đầu đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam sang viếng đồng chí Khamtay Siphandone.

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa chủ trì Hội nghị
Chính trị

Chuyển đổi số theo tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW và ứng dụng AI trong công tác tuyên giáo và dân vận

Chiều 3.4, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đã tổ chức Hội nghị thông tin chuyên đề “Chuyển đổi số theo tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác tuyên giáo và dân vận”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần chính sách đặc thù, vượt trội xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần chính sách đặc thù, vượt trội xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Sáng 3.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam (Ban Chỉ đạo) chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo để rà soát các công việc đã thực hiện, nhiệm vụ thời gian tới nhằm thúc đẩy xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về mức áp thuế mới của Hoa Kỳ đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về mức áp thuế mới của Hoa Kỳ đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam

Sáng 3.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì họp Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương để đánh giá tình hình, tác động từ chính sách thuế của Hoa Kỳ, thảo luận đưa ra các giải pháp thích ứng với tình hình.

Đoàn kiều bào dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương
Chính trị

Đoàn kiều bào dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

Sáng 3.4 (tức ngày 6.3 âm lịch), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 50 đại biểu trở về từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, dâng hương tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì. Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Trung Kiên dẫn đầu.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định thăm, tặng quà tri ân gia đình có công tại Khánh Hoà
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định thăm, tặng quà gia đình có công tại Khánh Hòa

Sáng 3.4, nhân chuyến công tác tại tỉnh Khánh Hòa, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã đến thăm, tặng quà gia đình cán bộ lão thành cách mạng Cao Thị Dưỡng và gia đình ông Nguyễn Xuân Dậu, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học tại TP. Nha Trang.

Phiên họp giải trình, cung cấp thông tin việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Chính trị

Phiên họp giải trình, cung cấp thông tin việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV

Sáng 3.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, 22 Hùng Vương, Thường trực Ủy ban ban Dân nguyện và Giám sát đã tổ chức Phiên họp giải trình, cung cấp thông tin việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.