80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam: Soi sáng cho hôm nay

Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 là văn kiện lịch sử có giá trị hết sức quan trọng đối với cách mạng, kháng chiến, đặt nền móng, có ý nghĩa soi đường cho sự vận động và phương hướng phát triển của nền văn hóa Việt Nam trong suốt 80 năm qua. Qua những thăng trầm của lịch sử và trong từng bối cảnh cụ thể của quá trình phát triển đất nước, chúng ta đã kế thừa và bổ sung thêm các nội hàm mới...

Đó là chia sẻ của Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục BÙI HOÀI SƠN bên lề Hội thảo khoa học cấp quốc gia “80 năm Đề cương về Văn hóa Việt Nam -  Khởi nguồn và động lực phát triển”.

Nền móng cho sự phát triển

- Ông đánh giá như thế nào về giá trị của Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 đối với sự vận động, phát triển văn hóa Việt Nam?

- Chúng ta phải đặt Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 vào bối cảnh lịch sử của nó để thấy được tính cách mạng, tính dẫn dắt, dẫn đường của Đề cương văn hóa Việt Nam đối với sự phát triển không chỉ của văn hóa mà còn của sự phát triển của đất nước trong một giai đoạn hết sức khó khăn.

Đề cương văn hóa Việt Nam ra đời trong bối cảnh đặc biệt của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, khi nước nhà còn chìm trong bóng đêm nô lệ, nhân dân chịu nhiều tầng áp bức, bóc lột, nhiều văn nghệ sĩ có tâm trạng chán nản, buông xuôi... Trước bối cảnh đó, đòi hỏi văn hóa Việt Nam cần có một sự thay đổi, thức tỉnh, một cuộc cách mạng, và Đề cương văn hóa Việt Nam 1943 ra đời. Đề cương nhấn mạnh đến 3 thành tố đặc biệt quan trọng của văn hóa là: Tư tưởng, học thuật và nghệ thuật. Đảng cũng đã đề ra 3 nguyên tắc vận động để xây dựng nền văn hóa mới, đó là: Dân tộc, khoa học và đại chúng. Những thành tố và những nguyên tắc này đều có mối quan hệ biện chứng, thẩm thấu và bổ sung lẫn nhau để tạo nên một nền văn hóa mà tư tưởng thấm đẫm tinh thần dân tộc; học thuật phải mang tính khoa học, chống lại những gì phản tiến bộ, những thứ lạc hậu, bảo thủ, đồng thời không ngừng tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Nghệ thuật phải thấm đẫm tinh thần nhân dân (đại chúng), nghệ thuật thuộc về nhân dân, phản ánh tâm tư, tình cảm và những mong ước, khát vọng của nhân dân. Và những thành tố và những nguyên tắc ấy tạo ra sự thay đổi rất lớn về cả tư tưởng, học thuật và về cả nghệ thuật. Góp phần nâng cao tinh thần yêu nước, sức mạnh đoàn kết, từ đó để giúp cho chúng ta có được vũ khí tinh thần vượt qua mọi khó khăn, giành thắng lợi.

Rõ ràng, tinh thần của Đề cương văn hóa Việt Nam với ba nguyên tắc dân tộc, khoa học và đại chúng đã hình thành nên một nền văn hóa mới là nền văn hóa cách mạng, thức tỉnh đội ngũ văn nghệ sĩ để họ dấn thân để tạo nên những thành tựu văn hoá, nghệ thuật là những ca khúc, bộ phim, các áng văn chương vẫn còn trường tồn với đất nước, những trang anh hùng ca đầy tự hào đến nay vẫn còn nguyên giá trị… Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 là văn kiện lịch sử có giá trị quan trọng đối với cách mạng, đặt nền móng, có ý nghĩa soi đường cho sự vận động và phương hướng phát triển của nền văn hóa Việt Nam trong suốt 80 năm qua.

- Thưa ông, qua những thăng trầm của lịch sử và trong từng bối cảnh cụ thể của quá trình phát triển đất nước, chúng ta đã kế thừa và bổ sung thêm các nội hàm mới gì nhằm phát huy hơn nữa các giá trị tinh thần của quốc gia, dân tộc?

- Đúng vậy, qua những thăng trầm của lịch sử và trong từng bối cảnh cụ thể của quá trình phát triển đất nước, chúng ta đã kế thừa và bổ sung thêm các nội hàm mới. Ví dụ như, với giai đoạn chiến tranh thì chủ nghĩa yêu nước là vô cùng quan trọng và thể hiện bằng tinh thần đoàn kết một lòng, quyết tâm giành độc lập, tự do cho dân tộc. Đến nay, tinh thần yêu nước đó thể hiện đa dạng ở rất nhiều những hình thức khác nhau như quyết tâm xây dựng thương hiệu cho quốc gia, quyết tâm tỏa sáng những giá trị của đất nước bằng những bài hát, bằng những nỗ lực trong phát triển kinh tế, khoa học – công nghệ, giáo dục hay nỗ lực trong nhiều hoạt động khác nhau trong đời sống xã hội…

Bên cạnh những nguyên tắc hay là những giá trị về dân tộc, khoa học, đại chúng, chúng ta cần bổ sung những giá trị mới như, dân chủ, sáng tạo, hạnh phúc… Tất cả những yếu tố được bổ sung ấy giúp Đề cương văn hóa Việt Nam 1943 thêm sức sống, thích nghi hơn với cuộc sống xã hội mới và biến văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh của dân tộc, giúp cho văn hóa lan tỏa tinh thần của đất nước và tạo ra sự tự tin, bản lĩnh về văn hóa. Điều này giúp chúng ta hội nhập quốc tế tốt hơn, khuyếch trương văn hóa Việt Nam và bồi đáp khát vọng xây dựng đất nước cường thịnh, phồn vinh và hạnh phúc…

Tăng cường chủ động, sáng tạo

- Đề cương văn hoá Việt Nam năm 1943 được coi như phương hướng phát triển của văn hóa, nghệ thuật, đặc biệt đối với đội ngũ văn nghệ sĩ, thưa ông?

- Dù giai đoạn lịch sử nào chúng ta cũng luôn đề cao các giá trị văn hoá, nghệ thuật. Bởi vì, đội ngũ văn nghệ sĩ chính là những người sáng tạo ra những giá trị quan trọng để từ đó hình thành nên nhận thức, truyền cảm hứng và hướng con người tới những giá trị chân, thiện, mỹ.

Văn hóa là sức mạnh nội sinh, là nền tảng tinh thần của xã hội; vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, nên trong tư tưởng Hồ Chí Minh, “văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”, dẫn dắt sự phát triển, tiến bộ của xã hội, của mỗi quốc gia, dân tộc trong hành trình xây dựng và phát triển. Trong Thư gửi các họa sĩ, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy” và Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) nhấn mạnh: “Tài năng văn học, nghệ thuật là vốn quý của dân tộc. Chăm lo phát hiện, bồi dưỡng, quý trọng và phát huy các tài năng văn học, nghệ thuật là trách nhiệm của toàn xã hội, trước hết là của Đảng, Nhà nước và của các tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp. Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do sáng tạo, tạo điều kiện thuận lợi phát huy tính dân tộc, khơi dậy mọi nguồn lực sáng tạo của văn nghệ sĩ. Văn nghệ sĩ, người chiến sĩ xây dựng và phát triển nền văn nghệ tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc...”.

Tuy nhiên, trong mỗi thời kỳ khác nhau các văn nghệ sĩ đều có những đóng góp nhất định cho sự phát triển văn hoá của đất nước. Trong giai đoạn chiến tranh, văn nghệ sĩ đã truyền đi cảm hứng, tinh thần yêu nước, quyết tâm giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.Văn hóa cách mạng của chúng ta đã có nhiều thành tựu to lớn, đầy tự hào và có những giá trị vẫn còn nguyên vẹn đến tận hôm nay.

Ngày nay, trong bối cảnh kinh tế thị trường cùng với quá trình hội nhập quốc tế và giao lưu văn hoá sâu rộng, sự bùng nổ nhanh chóng của các phương tiện truyền thông khiến sự nghiệp phát triển văn hoá Việt Nam đứng trước các nguy cơ, thách thức mới. Trước bối cảnh ấy, các văn nghệ sĩ càng cần nâng cao hơn nữa bản lĩnh chính trị, trách nhiệm xã hội, đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh đó, văn nghệ sĩ cũng cần đi sâu hơn vào các lĩnh vực đa dạng của xã hội để có nhiều tác phẩm hay ở mọi lĩnh vực, thể hiện rõ khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh và hạnh phúc, những giá trị ngang tầm thời đại Hồ Chí Minh, những tác phẩm mang tầm thế giới…

Như vậy, mặc dù đội ngũ văn nghệ sĩ Việt Nam đã có rất nhiều những sáng tạo, thành công, nhưng so với những kỳ vọng và tiềm năng thực tế, các văn nghệ sĩ vẫn cần làm nhiều hơn nữa để văn hóa nghệ thuật góp phần khẳng định sức mạnh tổng hợp của dân tộc.

Để làm được điều đó, chúng ta cần tăng cường các nguồn lực đầu tư cho văn hóa, nghệ thuật nhằm thúc đẩy sự chủ động sáng tạo cho đội ngũ văn nghệ sĩ trong giai đoạn hiện nay. Chúng ta cần các giải pháp nhằm tháo gỡ những điểm nghẽn, tạo ra môi trường phù hợp hơn để các văn nghệ sĩ có thể dùng tài năng của mình sáng tạo ra những tác phẩm xuất sắc, có giá trị, xứng tầm với thời đại Hồ Chí Minh…

- Ông có thể nêu những giải pháp, kiến nghị cụ thể hơn để các nghệ sĩ phát huy hết khả năng của mình?

- Để các văn nghệ sĩ phát huy hết tài năng của mình, chúng ta cần thực hiện giải pháp đồng bộ. Trong đó, cần chú trọng nâng cao hơn nữa hiệu quả, chất lượng của công tác giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng những tài năng trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật để những mầm ươm, tài năng nghệ thuật có điều kiện phát triển. Có thể thấy rằng, dù ở lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật nào chúng ta cũng có những tài năng. Tuy nhiên, điều chúng ta đang thiếu là môi trường, điều kiện để hỗ trợ cho những tài năng này phát triển hơn nữa và vươn tầm quốc tế.

Có lẽ, việc đầu tiên mà chúng ta cần là tiếp tục phải nâng cao hơn nữa nhận thức của toàn xã hội về vai trò, vị trí, ý nghĩa của văn nghệ sĩ đối với đời sống xã hội, với việc xây dựng đất nước… Thứ hai, chúng ta đã có một số những văn bản pháp luật có liên quan như: Luật Điện ảnh, tuy nhiên, cần ban hành các thêm luật pháp về văn hóa, nghệ thuật phù hợp như Luật Nghệ thuật biểu diễn, Luật Mỹ thuật, Luật Văn học.... nhằm tạo điều kiện cho văn nghệ sĩ phát huy tài năng, vai trò của mình. Chúng ta cũng cần đưa tinh thần này vào các văn bản quy phạm pháp luật khác. Vì, các văn bản quy phạm pháp luật khác dù không trực tiếp liên quan, nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa, nghệ thuật như Luật Thuế như là Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), Luật Tài sản công, Luật Hiến tặng và tài trợ… Khung pháp lý đầy đủ sẽ là tiền đề, môi trường thuận lợi thúc đẩy văn học, nghệ thuật phát triển tốt hơn.

Tiếp theo, cần xây dựng các thương hiệu cho lĩnh vực văn hóa nghệ thuật của chúng ta trong từng lĩnh vực. Khi có các thương hiệu mạnh, những giá trị tích cực, thông điệp tốt đẹp sẽ được lan tỏa mạnh mẽ, điều này cũng thúc đẩy văn hóa, nghệ thuật phát triển.

Đặc biệt, chúng ta cũng đầu tư hơn nữa về nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất cho lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật để các nghệ sĩ có nhiều hơn nữa các không gian, môi trường trưng bày tác phẩm, phô diễn tài năng, thu hút sự quan tâm của xã hội đối với nghệ thuật…

- Xin cảm ơn ông!

Văn hóa

Bài cuối: Hướng tới thành phố Huế đặc sắc, hạnh phúc
Văn hóa - Thể thao

Bài cuối: Hướng tới thành phố Huế đặc sắc, hạnh phúc

Giữ những cái Huế đang có và biến thành lợi thế so sánh với các địa phương khác trong phát triển kinh tế - xã hội. Đó là các di sản, bản sắc văn hóa, cảnh quan thiên nhiên và tài nguyên du lịch bền vững... Trong đó, phải tôn trọng tính chất đặc biệt của Huế là một đô thị lịch sử - văn hóa.

"Em bé Hà Nội" của đạo diễn, NSND Hải Ninh là 1/4 phim truyện đoạt nhiều giải thưởng sẽ được chiếu dịp này. Nguồn: TQ
Văn hóa - Thể thao

Thưởng thức miễn phí nhiều phim đoạt giải thưởng về Hà Nội

Chương trình phim chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII) sẽ giới thiệu 9 bộ phim về Hà Nội. Trong đó, có 4 phim truyện đoạt nhiều giải thưởng gồm: Truyện cổ tích cho tuổi 17, Em bé Hà Nội, Hà Nội mùa đông 46, Long thành cầm giả ca.

Đêm nhạc Phạm Duy "Đường tình ta đi"
Văn hóa - Thể thao

Đêm nhạc Phạm Duy "Đường tình ta đi"

Khán giả Đà Nẵng yêu mến nhạc sĩ Phạm Duy sẽ được hội ngộ với những giọng ca hàng đầu gắn liền với âm nhạc của ông như Tuấn Ngọc, Ý Lan, Trọng Bắc, Hoàng Trang - Nguyễn Đông, và người dẫn chuyện Nguyễn Hữu Chiến Thắng .

Bài 1: Di sản văn hóa hội tụ và hội nhập
Văn hóa - Thể thao

Bài 1: Di sản văn hóa hội tụ và hội nhập

Hơn 20 năm nay, Festival Huế là môi trường, là cơ hội làm sống lại và tỏa sáng di sản văn hóa Huế. Nhờ có Festival Huế, nhiều di sản được phục hồi, trao truyền và chủ thể văn hóa được hưởng lợi từ chính những di sản mình đang nắm giữ. Trong định hướng phát triển cũng như Quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thừa Thiên Huế được xác định sẽ trở thành Đô thị di sản, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.