Vĩnh Phúc hướng đến nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại

Cải cách hành chính (CCHC) bảo đảm tính toàn diện, đồng bộ, đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả; lấy người dân làm trung tâm, lấy sự hài lòng của người dân, cộng đồng doanh nghiệp là thước đo đánh giá chất lượng phục vụ của cơ quan nhà nước. Đây là quan điểm xuyên suốt của Vĩnh Phúc trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện CCHC, hướng đến xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại.

Nhìn từ Yên Lạc

Liên tục trong nhiều năm vừa qua, huyện Yên Lạc đều giữ vị trí quán quân khối huyện, thành phố về CCHC, trở thành kinh nghiệm quý cho các địa phương khác học hỏi. Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Lê Huy cho biết: xác định CCHC là nhiệm vụ chính trị quan trọng, huyện đã tập trung tinh gọn các thủ tục hành chính (TTHC); đồng thời, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp; nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân, hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Minh chứng rõ nét là hình ảnh tận tụy, trách nhiệm của công chức bộ phận “một cửa” các xã khi giao dịch với người dân. Tất cả hồ sơ liên quan đến TTHC tại bộ phận “một cửa” được tiếp nhận và trả kết quả cho người dân nhanh chóng, hiệu quả. Đến giải quyết thủ tục liên quan đến đất đai tại Trung tâm hành chính công huyện Yên Lạc, ông Trần Văn Sơn (thị trấn Yên Lạc) cho biết: từ đầu năm đến nay, tôi có 4 lần đến Trung tâm hành chính công huyện để giải quyết các TTHC liên quan đến chứng thực, hộ tịch, đăng ký và cấp giấy phép kinh doanh. Lần nào đến đây, tôi cũng được các cán bộ phụ trách các lĩnh vực hướng dẫn tỉ mỉ, tận tình và giải quyết các thủ tục đều đúng và trước hạn.

Cán bộ hướng dẫn thủ tục hành chính cho người dân tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Vĩnh Phúc - Ảnh Nguyễn Lượng
Cán bộ hướng dẫn thủ tục hành chính cho người dân tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: Nguyễn Lượng

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Lê Huy, một trong những nội dung được quan tâm trong CCHC là hiện đại hóa hành chính, xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số. Đến nay, 100% các xã, thị trấn và các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện sử dụng chữ ký số chuyên dùng được tích hợp mã số thuế. Việc trao đổi văn bản điện tử trên hệ thống quản lý văn bản, điều hành, việc sử dụng chữ ký số đi vào ổn định, thường xuyên và hiệu quả. Song song đó, Yên Lạc còn chú trọng xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Năm 2023, tổng số hồ sơ tiếp nhận, giải quyết TTHC cấp huyện là 13.430. Trong đó, hồ sơ đến hạn giải quyết là 13.110, đã giải quyết trước hạn 12.956 hồ sơ, đạt 98,8%; tỷ lệ hồ sơ chậm muộn, quá hạn giảm còn dưới 0,13%.

Không để tụt hạng

Nhìn từ Yên Lạc, có thể thấy, công tác CCHC trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đang được triển khai rất quyết liệt; hiện, Vĩnh Phúc có nhiều sáng kiến, giải pháp về cải cách TTHC như: giải quyết TTHC theo mô hình 4 tại chỗ (tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công) đối với 64 TTHC lĩnh vực đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư; phát triển, ứng dụng các giải pháp công nghệ mới trong tiếp nhận và giải quyết TTHC tại Trung tâm Phục vụ hành chính công… Qua đó, góp phần giảm thời hạn giải quyết đối với 825 TTHC, với tổng số ngày cắt giảm được là 4.998 ngày so với quy định. Ngoài ra, UBND tỉnh đã công bố thực hiện gộp, ghép 26 TTHC lĩnh vực đất đai thành 13 TTHC, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân không phải đi lại nhiều lần, nộp 1 hồ sơ nhận được 2 kết quả giải quyết.

Phó Giám đốc Sở Nội vụ Trần Văn Hòa chia sẻ: để xây dựng chính quyền phục vụ người dân, doanh nghiệp, việc trước tiên cần làm là CCHC, trọng tâm là cải cách TTHC trong các cơ quan quản lý nhà nước. So với trước kia, TTHC của tỉnh đã được đơn giản hóa, thời gian giải quyết được rút ngắn khá nhiều. Qua cải cách đã tạo thuận lợi cho tổ chức và công dân thực hiện giao dịch hành chính với cơ quan nhà nước có nhiều cải thiện tích cực. Với phương châm phục vụ người dân, doanh nghiệp, góp phần thực hiện tốt các cơ chế, chính sách trong thu hút đầu tư của tỉnh, Vĩnh Phúc luôn là địa phương đạt thứ hạng cao về chỉ số CCHC (PAR INDEX), chỉ số hài lòng của người dân, doanh nghiệp (SIPAS).

Dẫn chứng về vấn đề cải cách TTHC, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Trần Văn Hòa cho biết, Vĩnh Phúc đã áp dụng phần mềm Zalo trong tra cứu, thông báo tình trạng giải quyết và kết quả giải quyết hồ sơ TTHC. Phối hợp với Bưu điện tỉnh kết nối liên thông giữa phần mềm “Một cửa hành chính công” và phần mềm chuyển phát nhanh (EMS) để thực hiện tiếp nhận và đăng ký dịch vụ chuyển trả kết quả giải quyết hồ sơ, TTHC tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Cắt giảm thời gian giải quyết TTHC lĩnh vực thi đua, khen thưởng từ 25 ngày xuống còn 12 ngày, giảm 13 ngày so với quy định của Trung ương...

Bên cạnh đó, để hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp, công dân trong quá trình giải quyết TTHC, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tiếp tục cắt giảm danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và cải cách điều kiện kinh doanh; cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực, song thẳng thắn nhìn nhận, công tác CCHC của Vĩnh Phúc còn hạn chế, vướng mắc. Theo công bố mới đây của Bộ Nội vụ, PAR INDEX năm 2023, Vĩnh Phúc đứng thứ 39/63 tỉnh, thành, tụt 32 bậc so với năm 2022. Khẳng định quyết tâm của địa phương, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Trần Văn Hòa cho biết: để cải thiện thứ hạng PAR INDEX trong năm 2024 và những năm tiếp theo, phấn đấu nằm trong top 15 tỉnh, thành dẫn đầu cả nước, Vĩnh Phúc tiếp tục chú trọng phát huy vai trò trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền về CCHC nhằm nâng cao nhận thức, tạo đồng thuận, nhìn nhận đúng trong triển khai thực hiện nhiệm vụ CCHC. 

Cùng với đó, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công sở, xây dựng đạo đức công vụ, tăng cường trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức làm nhiệm vụ đối với người dân và doanh nghiệp. Xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, công dân số.

Hoạt động chính quyền

Công viên hồ Phùng Khoang khánh thành trước Tết Nguyên đán 2025
Hoạt động chính quyền

Công viên hồ Phùng Khoang khánh thành trước Tết Nguyên đán 2025

Đây là thông tin của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tại buổi họp sáng 20.11, sau khi nghe báo cáo về tình hình triển khai, các tồn tại, vướng mắc đối với dự án đầu tư xây dựng Công viên hồ Phùng Khoang (quận Nam Từ Liêm và quận Thanh Xuân), một trong những dự án chậm tiến độ kéo dài đang được dư luận xã hội quan tâm.

Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí
Địa phương

Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội do Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các nhiệm vụ này, thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm của thành phố.

Đoàn Chủ tịch Đại hội đại biểu Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Khóa III, nhiệm kỳ 2024-2029, thực hiện quyền biểu quyết thông qua các nội dung tại đại hội. Ảnh: Sông Thao
Địa phương

Đoàn kết - Đổi mới - Linh hoạt - Sáng tạo

Vừa qua, tại Trung tâm Hội Nghị và tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai đã diễn ra Đại hội đại biểu Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Khóa III, nhiệm kỳ 2024-2029 với chủ đề: Đoàn kết - Đổi mới - Linh hoạt - Sáng tạo. Đại hội đã tiến hành đánh giá kết quả đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua, đề ra phương hướng trong 5 năm tới; đồng thời, ra mắt Ban Chấp hành Liên hiệp các tổ chức hữu nghị khóa mới.

Hà Nội: Cán bộ cấp xã được chuyển sang biên chế hành chính
Hoạt động chính quyền

Hà Nội: Cán bộ cấp xã được chuyển sang biên chế hành chính

Những quy định về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn được chuyển sang biên chế hành chính vừa được HĐND TP. Hà Nội thông qua khuyến khích cán bộ, công chức công hiến, đồng thời tạo động lực cho đội ngũ cán bộ phấn đấu đủ các điều kiện, tiêu chuẩn để được chuyển đổi.

Hòa Bình: Xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số đoàn kết, đổi mới và phát triển
Địa phương

Hòa Bình: Xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số đoàn kết, đổi mới và phát triển

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự quyết tâm, nỗ lực của cấp uỷ, chính quyền các cấp và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, kết quả thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực, làm thay đổi cơ bản bộ mặt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Khánh Hòa thu hút hàng tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài. Ảnh: Trung Nhân
Địa phương

Khánh hòa tiếp tục “khơi thông” dòng vốn đầu tư nước ngoài

Từ tầm quan trọng, tính đột phá của việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tỉnh Khánh Hòa sẽ đẩy mạnh các giải pháp để các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thông tin về tiềm năng, lợi thế, đặc biệt là các quy hoạch của tỉnh; tăng cường xúc tiến đầu tư nước ngoài nhằm tìm kiếm những nhà đầu tư có tiềm lực từ các nền kinh tế lớn… Qua đó, tiếp tục khơi thông dòng vốn đầu tư nước ngoài.

Chú trọng công tác phát triển Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước
Địa phương

Chú trọng công tác phát triển Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước

Ngày 12.11, Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động của Ban Chỉ đạo và công tác phát triển tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong các Doanh nghiệp ngoài nhà nước (DNNNN) với thành phố Hồ Chí Minh.

Lãnh đạo tỉnh Nam Định trao quyết định cho nhà đầu tư. Ảnh: Trung Hà
Hoạt động chính quyền

Công bố khu công nghiệp hỗ trợ đầu tiên tại Nam Định

UBND tỉnh Nam Định vừa công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư dự án xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Trung Thành tại tỉnh; trao chứng nhận đăng ký đầu tư cho Công ty Cổ phần đầu tư phát triển hạ tầng Nam Định - doanh nghiệp dự án do Công ty Cổ phần bất động sản Capella (Capella Land) lập để thực hiện dự án.

Bế giảng lớp tại điểm xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi.
Hoạt động chính quyền

Cà Mau đẩy mạnh dạy và học chữ Khmer cho đồng bào dân tộc thiểu số

Có khoảng 3% dân số là người dân tộc Khmer với khoảng 39.000 người sinh sống, thời gian qua, phong trào dạy chữ Khmer cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Cà Mau là hoạt động nổi bật nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer trong cộng đồng các đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Đẩy mạnh chuyển đổi số hướng tới phát triển kinh tế số và xã hội số
Hoạt động chính quyền

Bà Rịa - Vũng Tàu: Đẩy mạnh chuyển đổi số hướng tới phát triển kinh tế số và xã hội số

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với Tập đoàn FPT tổ chức hội nghị quan trọng nhằm trao đổi về tác động của chuyển đổi số đối với phát triển kinh tế - xã hội tới các cán bộ chủ chốt, lãnh đạo các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương và đại diện doanh nghiệp trong tỉnh.

Tỉnh Bình Dương hỗ trợ các tỉnh Hòa Bình, Quảng Trị, Bình Định khắc phục hậu quả thiên tai
Địa phương

Tỉnh Bình Dương hỗ trợ các tỉnh Hòa Bình, Quảng Trị, Bình Định khắc phục hậu quả thiên tai

Hưởng ứng lời kêu gọi của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về vận động, hỗ trợ đồng bào khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra, nhân dịp Kỳ họp Tám, Quốc hội Khóa XV, ngày 29.10, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã tổ chức buổi gặp mặt, thăm hỏi, trao hỗ trợ tới chính quyền, Nhân dân các tỉnh Hòa Bình, Quảng Trị, Bình Định.

Khẩn trương hoàn thiện các thủ tục triển khai dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở cho học sinh, sinh viên
Địa phương

Khẩn trương hoàn thiện các thủ tục triển khai dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở cho học sinh, sinh viên

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu, các sở, ban, ngành, địa phương cần có cách tiếp cận mới theo thẩm quyền, chủ động rà soát với trách nhiệm cao nhất, bảo đảm đưa các tài nguyên, tiềm năng của thành phố trở thành động lực và nguồn lực thúc đẩy phát triển Thủ đô, thực sự mang lại lợi ích cho xã hội; không để xảy ra tình trạng chậm trễ, kéo dài dù là dự án đầu tư công hay ngoài ngân sách.