Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2

Sáng 30.8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự lễ khánh thành dự án đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức, chào mừng kỷ niệm 78 năm ngày Quốc khánh 2.9 (2.9.1945 - 2.9.2023) và kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2023).

Chú thích ảnh
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu cắt băng khánh thành cầu Vĩnh Tuy - giai đoạn 2. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng; các đồng chí lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội.

Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 bắc qua sông Hồng nằm song song sát với cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 1, nối quận Hai Bà Trưng với quận Long Biên; dài 3,5 km, rộng 19,25 m với tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng, sau 2,5 năm thi công, vượt tiến độ 4 tháng so với kế hoạch.

Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 được phân làm 4 làn, trong đó ba làn dành cho xe cơ giới với tốc độ tối đa 60 km/h và một làn hỗn hợp xe máy và xe thô sơ tốc độ tối đa 40 km/h. Xe cơ giới và xe hỗn hợp được phân làn bằng dải phân cách cứng và hệ thống biển báo hướng.

Sau khi đi vào khai thác, trên cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, người và phương tiện tham gia giao thông đi một chiều theo hướng từ quận Hai Bà Trưng sang quận Long Biên; trên cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 1, người và phương tiện sẽ đi theo chiều ngược lại.

Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 hoàn thành và đưa vào hoạt động sẽ giảm tải cho cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 1 thường xuyên ùn tắc, tăng cường lưu thông giữa hai bên bờ sông Hồng, đáp ứng nhu cầu vận tải đang tăng cao giữa trung tâm Thủ đô với khu vực phía Bắc và Đông Bắc thành phố.

Đến nay, trên địa bàn Hà Nội có 8 cây cầu bắc qua sông Hồng. Theo quy hoạch giao thông vận tải đến năm 2030, tầm nhìn 2050, Thủ đô sẽ có thêm 10 cầu qua sông Hồng.

Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 là công trình đóng vai trò quan trọng, góp phần giải quyết điểm nghẽn giao thông kết nối giữa hai bờ sông Hồng, nhằm hoàn thiện tuyến đường Vành đai giai đoạn 2 và kết nối với các tuyến vành đai khác của thành phố Hà Nội; tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; tạo tiền đề cho việc hình thành chuỗi các đô thị phía Bắc Thủ đô.

Thủ tướng cho biết, phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông là một trong ba khâu đột phá chiến lược của Đảng và Nhà nước ta. Những năm qua, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, dành nguồn lực lớn với nhiều hình thức đầu tư và chính sách phù hợp để huy động nguồn lực xã hội cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nhằm tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội.

Nhiều công trình giao thông hiện đại như đường bộ cao tốc, những cây cầu, bến cảng đã và đang được tích cực đầu tư xây dựng, góp phần tạo diện mạo mới cho đất nước, giúp tận dụng được lợi thế so sánh của các vùng, miền, khai thác hiệu quả hơn nguồn lực đất đai.

Đối với Hà Nội, thời gian qua đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông theo Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó có cây cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2.

Thủ tướng cho biết, mặc dù việc thi công dự án Vĩnh Tuy giai đoạn 2 gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 kéo dài; mặt bằng thi công trên sông, điều kiện thủy văn sông Hồng phức tạp, thời tiết khắc nghiệt… nhưng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị thành phố Hà Nội và sự ủng hộ, giúp đỡ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan.

Đặc biệt, Ban Quản lý dự án, các nhà thầu, các đơn vị tư vấn và các cán bộ, công chức, người lao động tham gia xây dựng công trình đã có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, tích cực đổi mới tư duy, cách nghĩ cách làm để khắc phục các khó khăn về dịch bệnh, thời tiết bất lợi, làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ, làm việc không kể ngày đêm, “tăng ca, tăng kíp”, huy động đủ nguồn lực, thiết bị và máy móc, thực hiện nghiên cứu, áp dụng nhiều giải pháp kỹ thuật để sau gần 3 năm thi công, dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 đã hoàn thành vượt tiến độ đề ra và không đội vốn.

Theo Thủ tướng, từ kết quả và ý nghĩa của công trình này càng củng cố thêm những kinh nghiệm quý trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển hạ tầng nói riêng. Trong đó, không có việc gì khó, quan trọng là chúng ta phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm và có hiệu quả; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao khả năng thực thi và kiểm tra, giám sát; kỹ lưỡng chuẩn bị đầu tư; tăng cường đôn đốc, kiểm tra, xử lý, tháo gỡ kịp thời những vấn đề phát sinh; phát huy tinh thần tự lực, tự cường, không trông chờ, ỷ lại…

Để triển khai tổng thể phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội theo quy hoạch, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư các dự án, Thủ tướng yêu cầu UBND thành phố khẩn trương hoàn thiện đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt làm cơ sở triển khai thực hiện; khẩn trương nghiên cứu tổng thể giải pháp kết nối giao thông, nhất là các nút giao thông liên quan nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông; trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư cầu Tứ Liên trong năm 2024, triển khai đầu tư xây dựng giai đoạn 2025 - 2030.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan chức năng và địa phương tổ chức vận hành khai thác bảo đảm an toàn, hiệu quả cây cầu; chăm lo bảo dưỡng, bảo vệ các hạng mục công trình, bảo đảm công trình được khai thác hiệu quả, bền vững.

Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ biểu dương thành phố Hà Nội và các địa phương, đặc biệt là nhân dân đã chủ động, quyết liệt, ủng hộ triển khai hiệu quả dự án xây dựng đường Vành đai 4 vùng Thủ đô, nhất là trong giải phóng mặt bằng. Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, phối hợp với các địa phương tiếp tục thúc đẩy dự án đường Vàng đai 4 vùng Thủ đô; chuẩn bị khởi công cầu Hồng Hà, Mễ Sở trong năm 2024.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cùng chung sức, đồng lòng để thực hiện các dự án hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông có tính kết nối, lan tỏa cao, xứng tầm với Thủ đô ngàn năm văn hiến, Thành phố vì hòa bình. Trong đó, việc thiết kế, xây dựng các công trình ngoài đảm bảo chức năng giao thông, cầu phải thiết kế, xây dựng đảm bảo kỹ, mỹ thuật, phù hợp cảnh quan, trở thành sản phẩm du lịch của thành phố.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các bộ, ngành tiếp tục phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với thành phố Hà Nội và các địa phương chuẩn bị xây dựng các công trình đảm bảo tiến độ, kỹ mỹ thuật, an toàn lao động, vệ sinh môi trường.

“Chúng ta đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa; đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa; phấn đấu kết quả năm sau tốt hơn năm trước, giai đoạn sau phải tốt hơn giai đoạn trước, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng và đại diện các đồng chí lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội thực hiện nghi thức khánh thành dự án, chính thức đưa cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 vào khai thác.

 Dưới đây là một số hình ảnh tại buổi lễ:

Chú thích ảnh

Chú thích ảnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu cắt băng khánh thành cầu Vĩnh Tuy - giai đoạn 2. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Chú thích ảnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ khánh thành cầu Vĩnh Tuy - giai đoạn 2. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Chú thích ảnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ khánh thành cầu Vĩnh Tuy - giai đoạn 2. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Chú thích ảnh

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn phát biểu tại lễ khánh thành. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN

Chú thích ảnh

Các tập thể và cá nhân nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội tại lễ khánh thành cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN

Chú thích ảnh

Cầu Vĩnh Tuy - giai đoạn 2 chính thức đưa vào sử dụng. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Sự kiện nổi bật

Ảnh Hồ Long
Chính trị

Khai mạc Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước

Sáng 25.4, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, thực hiện sự chỉ đạo của Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Liên Hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn quốc 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Chiều 24.4, tại Phủ Chủ tịch ở Thủ đô Vientiane, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đã chủ trì trọng thể lễ đón chính thức Chủ tịch nước Lương Cường theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia. Ngay sau lễ đón, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Chủ tịch nước Lương Cường tới Viêng Chăn, bắt đầu thăm cấp Nhà nước đến Lào
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường tới Viêng Chăn, bắt đầu thăm cấp Nhà nước đến Lào

15h ngày 24.4, chuyên cơ chở Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Wattay, Thủ đô Vientiane, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ 24 - 25.4 theo lời mời của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith.

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm cấp Nhà nước đến Lào
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm cấp Nhà nước đến Lào

Chiều 24.4, Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Hà Nội đi thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong hai ngày 24 - 25.4 theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith.

Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền tặng hoa chúc mừng Chi ủy Ban Công tác Hội đồng nhân dân và Phóng viên thường trú nhiệm kỳ 2025 - 2027
Chính trị

Đại hội Chi bộ Ban Công tác Hội đồng nhân dân và phóng viên thường trú nhiệm kỳ 2025 - 2027

Sáng 24.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, 35 Ngô Quyền, Hà Nội, Chi bộ Ban Công tác Hội đồng nhân dân và phóng viên thường trú đã tiến hành Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền dự và chỉ đạo Đại hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không phân biệt giới tính, tuổi tác, tôn giáo
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không phân biệt giới tính, tuổi tác, tôn giáo

Sáng 24.4, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương (Hội đồng) tổ chức Lễ phát động phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng chủ trì buổi lễ và chính thức phát động phong trào.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị về hành động khí hậu do Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc và Tổng thống Brazil đồng chủ trì
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị về hành động khí hậu do Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc và Tổng thống Brazil đồng chủ trì

Tối 23.4, theo giờ Hà Nội, nhận lời mời của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Antonio Guterres và Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị cấp cao trực tuyến về Hành động khí hậu với tư cách Lãnh đạo nước đi đầu triển khai Quan hệ đối tác về chuyển đổi năng lượng công bằng.

Chủ tịch nước Lương Cường dự Hội thảo quốc tế với chủ đề "50 năm thống nhất đất nước: Vai trò kiến tạo của Ngoại giao trong lịch sử và hiện tại"
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch nước Lương Cường dự Hội thảo quốc tế với chủ đề "50 năm thống nhất đất nước: Vai trò kiến tạo của Ngoại giao trong lịch sử và hiện tại"

Chủ tịch nước cho rằng khi Bộ Chính trị năm 1969 ban hành Nghị quyết xác định “Ngoại giao đã trở thành một mặt trận quan trọng, có ý nghĩa chiến lược” thì ngoại giao đã trở thành công cụ quan trọng.

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu tại Hội thảo
Sự kiện nổi bật

Chiến thắng lịch sử 30.4.1975 và sự hồi sinh, phát triển mạnh mẽ của Việt Nam là hình mẫu điển hình của một dân tộc kiên cường, bất khuất, yêu chuộng hòa bình và nhân văn

Lời Tòa soạn: Sáng 23.4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “50 năm Thống nhất đất nước: Vai trò kiến tạo của Ngoại giao trong lịch sử và hiện tại”. Chủ tịch nước Lương Cường dự và có bài phát biểu định hướng quan trọng.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc Hội nghị
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phối hợp chặt chẽ, đồng hành, chia sẻ cao nhất để hoàn thành trọng trách lịch sử với đất nước

Tại hội nghị diễn ra chiều nay, 22.4, Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội và Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ đã cơ bản đồng thuận, thống nhất cao về các nhóm vấn đề trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Chín tới. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị hai bên và các cơ quan liên quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ, đồng hành, chia sẻ cao nhất để hoàn thành trọng trách lịch sử với đất nước. 

Đại hội Chi bộ Ban Điện tử nhiệm kỳ 2025 - 2027
Chính trị

Đại hội Chi bộ Ban Điện tử nhiệm kỳ 2025 - 2027

Chiều 22.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, 35 Ngô Quyền, Hà Nội, Chi bộ Ban Điện tử trực thuộc Đảng bộ cơ sở Báo Đại biểu Nhân dân đã tiến hành Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền dự và chỉ đạo Đại hội.