Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến 2030

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 582/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo Quy hoạch, cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá là bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng thủy sản, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, được xác định là một trong ba khâu đột phá chiến lược, cần đầu tư phục vụ hoạt động khai thác thủy sản hiệu quả, phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an sinh xã hội, gắn với nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Mục tiêu chung đến năm 2030, Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá nhằm hoàn thiện và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng ngành thủy sản, đáp ứng nhu cầu dịch vụ hậu cần nghề cá, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch, đảm bảo an toàn cho tàu cá và ngư dân thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nghề cá, tăng cường hội nhập quốc tế; thích ứng biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái biển và góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Đến năm 2030, hệ thống cảng cá đảm bảo thông qua 2,98 triệu tấn thủy sản/năm

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030, sẽ hoàn thiện và đưa vào hoạt động hiệu quả hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên quy mô cả nước thành một hệ thống liên hoàn, liên vùng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm đáp ứng nhu cầu neo đậu, dịch vụ hậu cần nghề cá và phát triển theo hướng tích hợp, gia tăng giá trị khai thác sử dụng với một số chỉ tiêu sau:

Hệ thống cảng cá đảm bảo thông qua 2,98 triệu tấn thủy sản/năm (gồm 100% sản lượng hải sản khai thác và một phần sản lượng nuôi trồng thủy sản trên biển); đảm bảo thực hiện công tác quản lý nghề cá, đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác, ngăn chặn các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp.

Hệ thống khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đảm bảo sức chứa trên 83.600 tàu cá neo đậu tránh trú bão an toàn.

100% cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá được bố trí sử dụng đất, mặt nước theo quy định tại Điều 78, Điều 84 của Luật Thủy sản 2017.

Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến 2030 -0
Ảnh minh họa/ITN

Bên cạnh đó, hình thành đầu mối giao thương quan trọng trong nước và quốc tế làm động lực phát triển các khu công nghiệp thủy sản, khu kinh tế ven biển, các Trung tâm nghề cá lớn gắn với các ngư trường trọng điểm; tạo sức hút, tạo động lực cho ngành thủy sản phát triển theo hướng hiệu quả và bền vững.

Cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực thực hiện các dịch vụ tại cảng cá, đáp ứng tốt nhu cầu hậu cần nghề cá, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và thực phẩm cho nhân dân, tích hợp phát triển kinh tế, du lịch, văn hóa, xã hội, vệ sinh môi trường, xây dựng nông thôn mới và quốc phòng an ninh tại những nơi phù hợp. Cụ thể là:

Tất cả các cảng cá loại I thuộc Trung tâm nghề cá lớn được xây dựng có kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, hiện đại, có dây chuyền xếp dỡ hàng hóa đồng bộ, hiện đại, cơ giới hóa 100%.

Tất cả các cảng cá loại I được xây dựng có kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, hiện đại, có dây chuyền xếp dỡ hàng hóa đồng bộ, cơ giới hóa 90%.

Tất cả các cảng cá loại II được xây dựng có kết cấu hạ tầng đồng bộ, trang thiết bị chủ yếu xếp dỡ hàng hóa được cơ giới hóa 70%.

Kiện toàn và nâng cao năng lực quản lý hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão

Ngoài ra, theo Quy hoạch, sẽ kiện toàn và nâng cao năng lực quản lý hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá từ trung ương đến địa phương, đáp ứng yêu cầu quản lý khai thác thủy sản tại cảng cá, giám sát sản lượng thủy sản bốc dỡ qua cảng, truy suất nguồn gốc thủy sản, chống khai thác bất hợp pháp. Áp dụng hình thức quản trị số tại tất cả các cảng cá loại I.

Trong giai đoạn 2021 - 2025 tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng các cảng cá loại I tại 5 Trung tâm nghề cá lớn, các cảng cá loại I và các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp vùng được chuyển tiếp từ quy hoạch thời kỳ trước là những nơi có số lượng tàu cá lớn, thường xuyên vào neo đậu; các dự án cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên các tuyến đảo, các dự án kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh.

Đến năm 2050, hệ thống cảng cá được phát triển đồng bộ, toàn diện, hiện đại, ngang tầm với các cảng cá lớn trong khu vực và trên thế giới, đáp ứng các tiêu chí cảng xanh. Các cảng cá loại I trong Trung tâm nghề cá lớn đóng vai trò cửa ngõ quốc tế là các mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị thủy sản toàn cầu, có sức cạnh tranh cao.

Bên cạnh đó, hoàn thiện hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo hướng hiện đại tại các đảo, đặc biệt tại hai huyện đảo Trường Sa và Hoàng Sa góp phần bảo vệ môi trường, hệ sinh thái biển và bảo đảm quốc phòng, an ninh…

Đầu tư 5 Trung tâm nghề cá lớn

Theo Quy hoạch, thời kỳ 2021 – 2030, sẽ đầu tư 5 Trung tâm nghề cá lớn đồng bộ trong hệ thống các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, kết cấu hạ tầng và dịch vụ hậu cần thủy sản tại các vùng biển.

Xây dựng Trung tâm nghề cá lớn Hải Phòng gắn với ngư trường vịnh Bắc Bộ tại xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

Xây dựng Trung tâm nghề cá lớn Đà Nẵng gắn với ngư trường biển Đông và Hoàng Sa tại phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.

Xây dựng Trung tâm nghề cá lớn Khánh Hòa gắn với ngư trường Nam Trung Bộ và Trường Sa tại phường Cam Linh, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.

Xây dựng Trung tâm nghề cá lớn Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với ngư trường Đông Nam Bộ tại xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Xây dựng Trung tâm nghề cá lớn Kiên Giang gắn với ngư trường Tây Nam Bộ tại xã Tây Yên A, huyện An Biên và xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang.

Đến năm 2030, toàn quốc có 173 cảng cá

Theo Quy hoạch, đến năm 2030, toàn quốc có 173 cảng cá gồm 39 cảng cá loại I, 80 cảng cá loại II, 54 cảng cá loại III, đáp ứng bốc dỡ tổng lượng thủy sản qua cảng khoảng 2.983.000 tấn/năm và 160 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá (gồm 30 khu cấp vùng, 130 khu cấp tỉnh), đáp ứng nhu cầu neo đậu cho khoảng 90.600 tàu cá.

Theo Quy hoạch, trong giai đoạn 2021 - 2030 ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần thiết yếu: Các cảng cá loại I, ưu tiên các cảng cá trong các Trung tâm nghề cá lớn; các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp vùng; các cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá tại các đảo; các cảng cá loại II kết hợp khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá hoặc đang đầu tư xây dựng dở dang, đồng thời có vai trò cảng chính phục vụ chống khai thác IUU của địa phương; các dự án cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thu hút được vốn đầu tư ngoài ngân sách.

Phân bổ vốn thực hiện quy hoạch

Ngân sách trung ương bố trí theo kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn và hàng năm cho lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi và thủy sản để đầu tư, hỗ trợ đầu tư các hạng mục cơ sở hạ tầng thiết yếu của cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá. Đối với cảng cá loại I, loại II và khu neo đậu tránh trú bão, ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu để thực hiện đầu tư đồng bộ các hạng mục gồm: cầu cảng; kè bảo vệ bờ, kè chắn sóng, kè chắn cát; luồng tàu ra vào, vùng nước neo đậu tàu; công trình neo buộc tàu; hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải; nhà phân loại; nhà điều hành; sân và đường nội bộ; hệ thống đèn chiếu sáng; hệ thống phao tiêu, báo hiệu, đèn tín hiệu; hệ thống thông tin liên lạc chuyên dùng, phòng cháy chữa cháy.

Đối với các dự án do địa phương quản lý, thuộc trách nhiệm đầu tư của các địa phương, trung ương chi hỗ trợ đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư công, không đầu tư tất cả các dự án của địa phương.

Ngân sách địa phương bố trí theo quy định của pháp luật về đầu tư công và ngân sách nhà nước hoặc lồng ghép từ các chương trình, dự án để: đầu tư cảng cá loại III và các hạng mục khác của cảng cá loại I, loại II, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; bố trí vốn thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư; đồng thời bố trí kinh phí để duy tu hàng năm các hạng mục công trình hạ tầng và chi phí bộ máy quản lý sau đầu tư đối với các cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Huy động nguồn vốn vay ưu đãi, vốn ODA của các nhà tài trợ và nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng các cảng cá đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm và đầu tư các khu neo đậu tránh trú bão để phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Xã hội

Lắp đặt nhà tạm đầu tiên khu tái định cư làng Nủ từ ngày 15.10
Xã hội

Lắp đặt nhà tạm đầu tiên khu tái định cư làng Nủ từ ngày 15.10

Báo cáo thủ trưởng Bộ Quốc phòng tại Hội nghị giao ban trực tuyến tháng 9.2024 tổ chức hôm nay 3.10, Phó Tư lệnh Binh Đoàn 12 Nguyễn Thế Lực cho biết, theo kế hoạch, ngày 15.10 đơn vị thi công sẽ lắp đặt 4 nhà đầu tiên, quyết tâm ngày 30.11 cơ bản lắp xong 40 ngôi nhà cho khu tái định cư làng Nủ.

Công trường thi công Dự án Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng
Đời sống

Phấn đấu phát điện tổ máy 1 Dự án Nhà máy thủy điện Ialy mở rộng trong tháng 11

Đây là một trong những mốc tiến độ được Phó Tổng Giám đốc EVN Phạm Hồng Phương đặc biệt nhấn mạnh, khi giao nhiệm vụ cho Ban Quản lý dự án Điện 2 cùng các nhà thầu tại buổi kiểm tra công tác thi công và chủ trì Hội nghị Giao ban công trường Dự án Nhà máy thủy điện Ialy mở rộng.

BHXH Việt Nam đã tích hợp, cung cấp 37 DVC trực tuyến trên Cổng DVC quốc gia.
Xã hội

Số hóa, nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính

Với quyết tâm tạo đột phá, nâng cao hiệu quả triển khai dịch vụ công trực tuyến theo chiều sâu, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam lấy việc hoàn thiện dữ liệu làm trung tâm, nền tảng cho hoạt động chuyển đổi số toàn diện. Đây là cơ sở quan trọng để liên thông, chia sẻ, phục vụ công tác quản trị và cải cách thủ tục hành chính (TTHC) toàn ngành.

Cảng nhập than Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân
Xã hội

Bảo đảm cung cấp đủ than cho sản xuất điện năm 2025

Theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), thời gian qua, với sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa EVN với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng Công ty Đông Bắc, các nhà máy nhiệt điện trong EVN đã được bảo đảm đủ nhiên liệu than cho phát điện. Các đơn vị đang tiếp tục đẩy mạnh phối hợp, thống nhất giải pháp để nâng cao chất lượng than, góp phần vận hành ổn định các tổ máy nhiệt điện.

Cải cách hành chính, chuyển đổi số góp phần giảm thời gian giải quyết hồ sơ, bảo đảm công khai, minh bạch.
Xã hội

Bảo hiểm xã hội Tuyên Quang: Cải cách hành chính, chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực

Nhằm nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến, đáp ứng yêu cầu triển khai chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và tạo sự hài lòng cho doanh nghiệp cũng như người thụ hưởng; BHXH tỉnh Tuyên Quang đã và đang tập trung ưu tiên nguồn lực cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, nỗ lực chuyển đổi số trên tất cả lĩnh vực.

Nhiều người cao tuổi vẫn có khả năng lao động và khát vọng cống hiến (ITN)
Đời sống

Thêm chính sách hỗ trợ việc làm cho người cao tuổi

Việc làm cho người cao tuổi, đặc biệt tại các đô thị là vấn đề cấp bách trong bối cảnh Việt Nam nằm trong danh sách 10 quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất. Theo các chuyên gia, chỉ chưa đầy 15 năm nữa, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia có dân số già; tuy nhiên, vẫn có 2/3 số người cao tuổi không được hưởng trợ cấp xã hội phải sống dựa vào con cháu.

Công an huyện Hải Hà sử dụng thiết bị mô phỏng hướng dẫn thanh thiếu niên, học sinh đủ tuổi sử dụng xe máy, xe máy điện tham gia giao thông. Ảnh: Hồng Việt
Xã hội

Huyện Hải Hà: Công tác phổ biến giáo dục pháp luật phát huy được sức mạnh tổng hợp

Là địa phương có nhiều xã ven biển, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới… việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho người dân huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh có vai trò rất quan trọng đối với sự ổn định an ninh trật tự, phát triển kinh tế, xã hội ở địa bàn. Bởi vậy, công tác này luôn được huyện quan tâm.

Một buổi tuyên truyền về BHXH tự nguyện tới người dân do BHXH tỉnh Thái Bình tổ chức. Ảnh: BHXH Thái Bình
Đời sống

Chính sách BHXH tự nguyện: Trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội

Cách đây 6 năm, vào thời điểm cuối năm 2019, toàn tỉnh Thái Bình có 14.795 người tham gia loại hình bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, đến nay là gần 59.000 người, tăng gấp 4 lần. Một bằng chứng sinh động cho thấy chính sách BHXH đã thực sự đi vào cuộc sống, được người dân đón nhận tích cực và ngày càng phát huy vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội.

Ẩm Thực Cao Cấp Tại Nhà Hàng Vi Cá Thai Village
Đời sống

Ẩm Thực Cao Cấp Tại Nhà Hàng Vi Cá Thai Village

Tọa lạc tại trung tâm thành phố, nhà hàng Bào Ngư Vi Cá Thai Village đã trở thành điểm đến lý tưởng cho những ai đam mê ẩm thực cao cấp. Với sự kết hợp hoàn hảo giữa không gian sang trọng và những món ăn bổ dưỡng cao cấp, Thai Village mang đến cho thực khách trải nghiệm ẩm thực Á Đông hoàn hảo.

Gian hàng Hoa Sen Home tại Đắk Lắk: Nhiều sản phẩm hấp dẫn và trải nghiệm thú vị
Đời sống

Gian hàng Hoa Sen Home tại Đắk Lắk: Nhiều sản phẩm hấp dẫn và trải nghiệm thú vị

Gian hàng trưng bày của hệ thống siêu thị vật liệu xây dựng và nội thất Hoa Sen Home đã khép lại, để lại nhiều kỷ niệm, sự tiếc nuối đối với bà con Đắk Lắk. Với hàng loạt quà tặng hấp dẫn cùng những sản phẩm chất lượng, gian hàng đã thu hút sự quan tâm của đông đảo của khách tham quan, trở thành điểm nhấn nổi bật tại Quảng trường 10-3 (TP. Buôn Ma Thuột).