Long An: Đẩy mạnh đấu tranh, triệt xóa tội phạm ma túy

Ban Pháp chế HĐND tỉnh Long An vừa tổ chức giám sát, làm việc tại UBND huyện Cần Giuộc về việc chấp hành pháp luật trong công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy.

Theo đánh giá, tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy thời gian gần đây diễn biến phức tạp và gia tăng. Từ đầu năm 2020 đến 31.7.2022, lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ 144 vụ, 184 đối tượng; khởi tố điều tra 142 vụ/181 bị can; khởi tố chuyển Cơ quan CSĐT Công an tỉnh thụ lý 02 vụ/03 bị can; lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính 1.067 đối tượng, với hơn 850 triệu đồng; lập hồ sơ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn 108 đối tượng; lập hồ sơ đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc 119 đối tượng; cho cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng 67 đối tượng.

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng phòng, chống ma túy có mặt chưa sâu rộng; việc phối hợp quản lý, xử lý người nghiện, quản lý sau cai nghiện ở một số địa phương hiệu quả chưa cao, tỷ lệ tái nghiện còn cao.

Đẩy manh đấu tranh, triệt xóa tội phạm ma túy
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Thành Vững phát biểu kết luận buổi giám sát

Phát biểu tại buổi làm việc, Ủy viên ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Thành Vững ghi nhận kết quả đạt được và đề nghị thời gian tới, huyện Cần Giuộc tiếp tục xác định công tác công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; tăng cường tuyên truyền, nhân rộng các mô hình hay về phòng, chống ma túy tại cơ sở; chủ động có các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, triệt xóa tội phạm về ma túy phù hợp với đặc điểm sôi động của địa bàn Cần Giuộc về phát triển công nghiệp, dân nhập cư đông, giáp ranh Thành phố Hồ Chí Minh; nâng cao hiệu quả công tác cai nghiên tại gia đình, cộng đồng; chú trọng tư vấn, hỗ trợ học nghề, tìm việc làm cho người sau cai nghiện để hòa nhập cộng đồng.

Chuyển động

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tràng An Trần Thị Bích Liên giới thiệu với đoàn giám sát về mô hình giáo dục chất lượng cao của nhà trường
Chuyển động

Tạo cạnh tranh tích cực đối với các mô hình trường, lớp ngoài công lập

Giám sát việc thực hiện mô hình giáo dục chất lượng cao tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội đánh giá, chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục chất lượng cao trên địa bàn ngày càng đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn đặt ra. Bước đầu đã tạo được sự cạnh tranh tích cực đối với các mô hình trường, lớp ngoài công lập.

Ban Kinh tế - Xã hội, HĐND thị xã Quảng Yên khảo sát khu vực nuôi trồng thủy sản của các hộ dân và đánh giá tình hình triển khai mô hình nuôi lồng bè.
Địa phương

Nghiên cứu các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong cuộc khảo sát được tổ chức mới đây, Ban Kinh tế - Xã hội HĐND thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã trực tiếp kiểm tra các khu vực nuôi trồng thủy sản tại xã Hoàng Tân và Liên Hòa; ghi nhận nhiều ý kiến đề xuất về việc tăng cường hỗ trợ tài chính cho các hộ dân bị thiệt hại do thiên tai, giúp họ nhanh chóng khôi phục sản xuất. Đồng thời, xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro do thiên tai gây ra…

Hướng tới nơi tổ chức các sự kiện mang tầm quốc tế
Hội đồng nhân dân

Hướng tới nơi tổ chức các sự kiện mang tầm quốc tế

Dự án Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh thành phố Đà Nẵng là công trình trọng điểm, vốn đầu tư lớn, cần hướng đến nhiều mục tiêu sử dụng, không chỉ các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể thao quần chúng để Nhân dân hưởng thụ, mà cần hướng tới là nơi tổ chức các sự kiện mang tầm quốc tế.