Hà Nội: Hỗ trợ 100% mức đóng BHYT cho hộ cận nghèo

Đó là một trong những nội dung của Nghị quyết về việc Quy định một số chính sách đặc thù hỗ trợ các đối tượng thuộc hộ gia đình không có khả năng thoát nghèo và hộ gia đình sau khi thoát nghèo ổn định cuộc sống được HĐND TP Hà Nội Khóa XV xem xét, thông qua mới đây.

Theo Nghị quyết, thành phố đưa ra 4 chính sách giảm nghèo bền vững. Đó là, người cao tuổi cô đơn; người khuyết tật đặc biệt nặng; người mắc bệnh hiểm nghèo (HIV, ung thư, suy thận mãn phải chạy thận nhân tạo, xơ gan giai đoạn mất bù, suy tim độ 4 và các bệnh hiểm nghèo khác theo quy định của cơ quan y tế) sẽ được hỗ trợ hằng tháng. Mức hỗ trợ bằng mức chuẩn nghèo của thành phố: Khu vực thành thị là 1,4 triệu đồng/người/tháng; nông thôn là 1,1 triệu đồng/người/tháng. Mức hỗ trợ hằng tháng sẽ được điều chỉnh tương ứng khi chuẩn nghèo của thành phố thay đổi.

Thành phố hỗ trợ 100% mức đóng BHYT cho thành viên hộ gia đình nghèo sau khi được công nhận thoát cận nghèo. Thời gian hỗ trợ tối đa 36 tháng sau khi hộ gia đình thoát cận nghèo. Đồng thời, hỗ trợ 100% học phí và hỗ trợ chi phí học tập với mức 100.000 đồng/học sinh/tháng cho trẻ em học mẫu giáo, học sinh phổ thông (kể cả học sinh phổ thông tại các cơ sở giáo dục thường xuyên) là thành viên hộ gia đình nghèo được công nhận thoát nghèo. Thời gian hỗ trợ theo thời gian học thực tế không quá 9 tháng/năm học, tối đa không quá 3 năm học sau khi hộ gia đình thoát nghèo… Ngoài ra, thành phố tiếp nhận người cao tuổi cô đơn thuộc hộ cận nghèo; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo; người khuyết tật nặng thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội trực thuộc Sở LĐ, TB và XH TP.

Hà Nội huy động nhiều nguồn lực hỗ trợ người nghèo
Hà Nội huy động nhiều nguồn lực hỗ trợ người nghèo

Theo đó, ngân sách thành phố bảo đảm kinh phí hỗ trợ thực hiện các chính sách tại các huyện, thị xã. Dự kiến, tổng kinh phí hỗ trợ là 312.834 triệu đồng. Trong đó, kinh phí tăng thêm so với kinh phí đang thực hiện là hơn 110,15 tỷ đồng/năm. Tại cấp quận, ngân sách của quận nào sẽ bảo đảm kinh phí thực hiện chính sách tại quận đó. Dự kiến, tổng kinh phí hỗ trợ là 33.216 triệu đồng, trong đó, kinh phí tăng thêm so với kinh phí đang thực hiện là hơn 14,4 tỷ đồng/năm.

Thực tế, theo thống kê của Sở LĐ, TB và XH, trên địa bàn thành phố hiện có 23.289 hộ nghèo, với 64.213 nhân khẩu, chiếm 1,16% tống số hộ dân. Trong đó, có 13.512 hộ không có khả năng thoát nghèo do trong hộ có đối không có người trong độ tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; 226 hộ nghèo có trẻ em bị mất nguồn nuôi dưỡng; 4.686 hộ nghèo có người cao tuổi cô đơn; 2.608 hộ nghèo có người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng; 2.115 hộ nghèo có người mắc bệnh hiểm nghèo; 3.370 hộ nghèo có người đang hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội khác; 1.392 hộ nghèo không có người trong độ tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động. Đây là các hộ nghèo diện đặc biệt khó khăn, không có khả năng vươn lên lao động thoát nghèo, luôn cần hỗ trợ về y tế, giáo dục, hỗ trợ hàng tháng.

Chuyển động

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tràng An Trần Thị Bích Liên giới thiệu với đoàn giám sát về mô hình giáo dục chất lượng cao của nhà trường
Chuyển động

Tạo cạnh tranh tích cực đối với các mô hình trường, lớp ngoài công lập

Giám sát việc thực hiện mô hình giáo dục chất lượng cao tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội đánh giá, chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục chất lượng cao trên địa bàn ngày càng đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn đặt ra. Bước đầu đã tạo được sự cạnh tranh tích cực đối với các mô hình trường, lớp ngoài công lập.

Ban Kinh tế - Xã hội, HĐND thị xã Quảng Yên khảo sát khu vực nuôi trồng thủy sản của các hộ dân và đánh giá tình hình triển khai mô hình nuôi lồng bè.
Địa phương

Nghiên cứu các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong cuộc khảo sát được tổ chức mới đây, Ban Kinh tế - Xã hội HĐND thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã trực tiếp kiểm tra các khu vực nuôi trồng thủy sản tại xã Hoàng Tân và Liên Hòa; ghi nhận nhiều ý kiến đề xuất về việc tăng cường hỗ trợ tài chính cho các hộ dân bị thiệt hại do thiên tai, giúp họ nhanh chóng khôi phục sản xuất. Đồng thời, xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro do thiên tai gây ra…

Hướng tới nơi tổ chức các sự kiện mang tầm quốc tế
Hội đồng nhân dân

Hướng tới nơi tổ chức các sự kiện mang tầm quốc tế

Dự án Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh thành phố Đà Nẵng là công trình trọng điểm, vốn đầu tư lớn, cần hướng đến nhiều mục tiêu sử dụng, không chỉ các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể thao quần chúng để Nhân dân hưởng thụ, mà cần hướng tới là nơi tổ chức các sự kiện mang tầm quốc tế.