Theo đó, đầu vụ cần làm đất kỹ, bón lót phân Đầu Trâu Mặn - Phèn, với lượng bón từ 100-150kg/ha, để hóa giải độc chất trong đất, tạo điều kiện thuận lợi để rễ lúa phát triển khỏe ngay từ đầu.
Bón thúc với quy trình bón phân thông minh giúp cây lúa khỏe, lá lúa dày, cứng cây, tăng khả năng chống chịu thời tiết bất lợi, từ đó, phòng ngừa sâu bệnh hại hiệu quả hơn, cụ thể:
Giai đoạn, từ 7-10 ngày sau khi gieo sạ, bón thúc lần 1: bón phân Đầu Trâu TE A1, lượng bón 100-150kg/ha
Giai đoạn lúa đẻ nhánh, từ 18-22 ngày sau sạ, bón thúc lần 2: bón phân Đầu Trâu TE A1, lượng bón 100-150kg/ha
Giai đoạn bón phân đón đòng, từ 38-42 ngày sau sạ, bón thúc lần 3: Bón phân Đầu Trâu TE A2, lượng bón 100-150kg/ha.
Bên cạnh đó, với giống lúa, nên chọn giống xác nhận kháng bệnh; xử lí hạt giống trước khi gieo sạ; sạ thưa với lượng giống gieo sạ giảm xuống dưới 80kg/ha. Sau 40 ngày sau sạ, chỉ quan tâm phòng trừ bệnh cháy bìa lá, bệnh đạo ôn trên lá, đạo ôn trên cổ bông. Cụ thể, với bệnh đạo ôn gồm đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông, để phòng ngừa hiệu quả, bà con cần lưu ý đặc điểm bệnh như sau:
Bệnh đạo ôn lá, chỉ bón phân khi ruộng lúa không biểu hiện bệnh; không nên phun ngừa; chỉ phun thuốc khi cây lúa ở giai đoạn đẻ nhánh, xuất hiện nấm chấm kim; lá lúa xuất hiện một vài nấm chấm kim là nên phun, không đợi lá xuất hiện vết bệnh bằng mắt én.
Bệnh đạo ôn cổ bông, chỉ cần tấn công 2 đêm có thể gây lép cao. Vì vậy, cần phun ngừa ở giai đoạn lúa trổ lác đác; phun thêm một lần vào giai đoạn lúa trổ đều để trị bệnh đạo ôn cổ bông và lem lép hạt.