Đoàn ĐBQH Hà Nội kiểm tra việc thực hiện pháp luật về môi trường tại huyện Gia Lâm

Sáng 14. 12, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP Hà Nội đã làm việc với UBND huyện Gia Lâm về việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo đảm môi trường tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Gia Lâm có 10 xã có nghề truyền thống gồm: Bát tràng, Kim Lan, Kiêu Kỵ, Ninh Hiệp… Bên cạnh đó, các xã có nghề mới chiếm 45,5%. Mặc dù doanh thu tại các làng nghề khá cao, thu nhập bình quân lao động làng nghề đạt mức khá, song vấn đề xử lý môi trường trên địa bàn huyện còn nhiều bất cập. Một số cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, hộ gia đình trong các làng nghề chưa thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất. Trong số đó, làng nghề da Kiêu Kỵ phát sinh chủ yếu là chất thải rắn, khối lượng chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở sản xuất là khó kiểm soát do các cơ sở sản xuất thu gom chung với rác thải sinh hoạt. Tại làng nghề Bát Tràng, mặc dù các hộ gia đình đã đầu tư bể xử lý nước thải sản xuất, tuy nhiên do nhiều hộ gia đình cùng phát thải tập trung nên chất lượng nước thải ra kết hợp với nước thải sinh hoạt vẫn ô nhiễm cục bộ… 

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Nguyễn Ngọc Thuần, khó khăn lớn nhất hiện nay là  các làng nghề còn phát triển theo hướng tự phát, sản xuất của các hộ gia đình mang tính chất thập thể làng xã từ lâu đời, việc chuyển địa điểm sản xuất mới còn nhiều tốn kém; việc tiếp xúc áp dụng với công nghệ xử lý chất thải bảo đảm môi trường còn hạn chế và liên quan đến kinh phí nên phần lớn các hộ chưa thực hiện, mặt khác vẫn còn quan điểm là làng nghề thì cùng chịu chung. 

UBND huyện kiến nghị với đoàn: tăng cường chế tài xử lý đối với các hộ gia đình, cá nhân trong việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường; hỗ trợ thực hiện cải tạo hệ thống xử lý nước thải làng nghề Bát Tràng, đầu tư mới dự án xây dựng trạm xử lý nước thải làng nghề Bát Tràng trong khu dân cư và trạm xử lý nước thải trong khu làng nghề Kiêu Kỵ.

Ngay sau đó, Đoàn ĐBQH TP Hà Nội đã tới một số làng nghề để nắm tình hình thực tế. 
 

Chuyển động

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tràng An Trần Thị Bích Liên giới thiệu với đoàn giám sát về mô hình giáo dục chất lượng cao của nhà trường
Chuyển động

Tạo cạnh tranh tích cực đối với các mô hình trường, lớp ngoài công lập

Giám sát việc thực hiện mô hình giáo dục chất lượng cao tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội đánh giá, chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục chất lượng cao trên địa bàn ngày càng đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn đặt ra. Bước đầu đã tạo được sự cạnh tranh tích cực đối với các mô hình trường, lớp ngoài công lập.

Ban Kinh tế - Xã hội, HĐND thị xã Quảng Yên khảo sát khu vực nuôi trồng thủy sản của các hộ dân và đánh giá tình hình triển khai mô hình nuôi lồng bè.
Địa phương

Nghiên cứu các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong cuộc khảo sát được tổ chức mới đây, Ban Kinh tế - Xã hội HĐND thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã trực tiếp kiểm tra các khu vực nuôi trồng thủy sản tại xã Hoàng Tân và Liên Hòa; ghi nhận nhiều ý kiến đề xuất về việc tăng cường hỗ trợ tài chính cho các hộ dân bị thiệt hại do thiên tai, giúp họ nhanh chóng khôi phục sản xuất. Đồng thời, xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro do thiên tai gây ra…

Hướng tới nơi tổ chức các sự kiện mang tầm quốc tế
Hội đồng nhân dân

Hướng tới nơi tổ chức các sự kiện mang tầm quốc tế

Dự án Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh thành phố Đà Nẵng là công trình trọng điểm, vốn đầu tư lớn, cần hướng đến nhiều mục tiêu sử dụng, không chỉ các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể thao quần chúng để Nhân dân hưởng thụ, mà cần hướng tới là nơi tổ chức các sự kiện mang tầm quốc tế.