Cội nguồn Việt Nam luôn hiện hữu trong mỗi trái tim người Việt

Chiều 22.1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt Kiều bào tham dự Xuân Quê hương năm 2022.

Tại buổi gặp mặt, các kiều bào bày tỏ xúc động và cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; vui mừng trước những thành tựu to lớn của đất nước, nhất là trong năm 2021 Việt Nam đã thích ứng an toàn, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định; bày tỏ tin tưởng vào sự phát triển mạnh mẽ và tương lai ngày càng tốt đẹp của đất nước trong giai đoạn tới.

Kiều bào báo cáo với Thủ tướng về tình hình học tập, làm việc, sinh sống ở các nước; khẳng định lòng tự hào dân tộc, tình cảm sâu sắc với quê hương, đất nước với những hành động thiết thực, cụ thể. Nhiều đại biểu nêu các kiến nghị, đề xuất, góp ý với lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ ngành về phát triển trên các lĩnh vực như về môi trường, khoa học công nghệ, phát triển đô thị, đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao...; đồng thời tiếp tục tạo điều kiện tốt hơn nữa để kiều bào đóng góp xây dựng và phát triển đất nước…

Tại buổi gặp mặt, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng gửi lời thăm hỏi ân cần, lời chào thân ái và lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất tới bà con có mặt tại cuộc gặp mặt này nói riêng và tới những người con của quê hương Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập ở nước ngoài nói chung.

Phát biểu với kiều bào, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, ông  đã từng có những ngày sống, học tập, làm việc ở nước ngoài, xa quê hương, Tổ quốc, nên Thủ tướng thấu hiểu tâm trạng của người Việt chúng ta mỗi khi Tết đến, xuân về. Tiếng gọi nơi chôn rau cắt rốn, tiếng gọi của mẹ cha, tiếng gọi của những kỷ niệm, của những bữa cơm đạm bạc, của tiếng ve, tiếng dế, của đường làng, góc phố, những nếp nhà thân thương, những gian nan, vất vả khi có chiến tranh, đất nước còn nghèo, của những đóng góp, cống hiến cho quê hương đất nước… dẫn lối chúng ta về quê. Đó là những ký ức sống mãi và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác của đồng bào đang sinh sống, học tập, làm việc ở xa Tổ quốc. “Cội nguồn Việt Nam luôn hiện hữu trong mỗi trái tim người Việt dù ở đâu trên trái đất này, “Quê hương mỗi người chỉ một - Như là chỉ một mẹ thôi”, Thủ tướng xúc động.

Người đứng đầu Chính phủ chia sẻ, dịch COVID-19, trong 2 năm qua, được ví như thảm họa của loài người đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Trong những lúc vô cùng khó khăn đó, tinh thần, truyền thống đoàn kết, kiên cường, vượt khó, chịu khổ… của người Việt càng tỏa sáng để đi qua nghịch cảnh của đại dịch. Nhiều bà con có lẽ cũng mấy năm rồi mới được về quê. Nhiều người đã không được gặp người thân lần cuối do các quy định về chống dịch của các nước và Việt Nam trong suốt 2 năm qua. Thủ tướng thấu hiểu những khoảng trống, mất mát, thiếu hụt không thể đong đếm, không gì có thể bù đắp được của nhiều bà con có mặt hôm nay và những đồng bào ta đang xa quê hương ở khắp nơi trên thế giới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thông báo, năm 2021, đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp với các biến chủng mới nguy hiểm hơn, lây lan nhanh hơn tại các quốc gia trên thế giới, cũng như ở Việt Nam. Vượt qua thác ghềnh, đất nước đã gặt hái được nhiều kết quả quan trọng. Chúng ta đã tổ chức rất thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; kiện toàn các chức danh lãnh đạo trong bộ máy Nhà nước... Đồng thời, quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp vừa phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả, vừa phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội và đạt được những kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực.

Dịch bệnh cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc; từ một nước có tỷ lệ tiêm vaccine rất thấp trở thành 1 trong 6 nước có tỷ lệ bao phủ tiêm vaccine cao nhất trên thế giới. Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định; các cân đối lớn được bảo đảm. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh đã từng bước được phục hồi.

Kinh tế Việt Nam đã dần khởi sắc, với GDP quý IV.2021 ước tăng 5,22% so cùng kỳ, kéo GDP cả năm tăng 2,58%. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa vẫn tăng 22,6%, đạt 668,5 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay, đưa Việt Nam trở thành 1 trong 20 nước có quy mô thương mại lớn nhất thế giới; xuất siêu ước đạt 4 tỷ USD. Thu hút đầu tư nước ngoài có mức tăng trưởng cao, tăng 9,2%, thể hiện niềm tin về môi trường đầu tư kinh doanh, sự kỳ vọng của các nhà đầu tư nước ngoài về khả năng phục hồi kinh tế của Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế xanh, kinh tế số và giải quyết những vấn đề chiến lược, có tính chất toàn cầu và mang tính toàn dân.

Công tác an sinh xã hội, hỗ trợ người dân, người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh được triển khai tích cực, có hiệu quả. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường đạt nhiều kết quả quan trọng. Tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; quốc phòng, an ninh được giữ vững; các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và hiệu quả, vị thế và uy tín quốc tế của nước ta không ngừng được nâng cao.

Đáng chú ý, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên thế giới, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, vận động các nước tạo điều kiện thuận lợi cho bà con sinh sống và phòng, chống dịch COVID-19; tổ chức rất nhiều chuyến bay giải cứu, chuyến bay thương mại đưa hơn 200 nghìn bà con về nước trong suốt 2 năm qua.

Thủ tướng Chính phủ khẳng định, những thành tựu quan trọng đó của đất nước có được là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, hiệu quả của Đảng, Nhà nước; sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị; sự đoàn kết, đồng tình ủng hộ của Nhân dân, tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp và đồng bào ta, trong đó có sự đóng góp to lớn, hiệu quả, kịp thời và đầy tình cảm, trách nhiệm đối với quê hương đất nước của hơn 5,3 triệu bà con người Việt Nam ở nước ngoài.

Bày tỏ tri ân với kiều bào, Thủ tướng chỉ rõ, dù còn gặp nhiều khó khăn ở nước sở tại, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài luôn sát cánh với đồng bào trong nước, hỗ trợ phòng, chống dịch bằng nhiều hình thức. Sự đóng góp lớn lao của bà con không chỉ thể hiện qua số tiền quyên góp đến 80 tỷ đồng và hàng nghìn máy thở, hàng chục nghìn liều vaccine cùng nhiều trang thiết bị y tế khác mà còn là sự đóng góp tri thức, kinh nghiệm thể hiện qua các sáng kiến, tư vấn cho Chính phủ để vừa phòng, chống dịch, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội hiệu quả. Đặc biệt, một số đồng bào ta ở nước ngoài còn gác lại công việc, cuộc sống ở nước ngoài để trở về Việt Nam, xung phong tham gia tuyến đầu chống dịch và làm nhiều việc có ý nghĩa cao cả khác.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025. Dự báo tình hình quốc tế, trong nước có những thuận lợi, cơ hội, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Dịch COVID-19 có thể phức tạp, nguy hiểm hơn với sự xuất hiện của các biến chủng mới, nguồn lực của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân giảm sút; rủi ro lạm phát gia tăng; các vấn đề an ninh phi truyền thống, thiên tai, biến đổi khí hậu là nguy cơ luôn tiềm ẩn.

Để tiếp nối những thành tựu đạt được trong năm 2021, phấn đấu đạt cao nhất những mục tiêu đề ra cho năm 2022, chúng ta cần phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó, sự đóng góp, sẻ chia, tham gia tích cực của bà con Việt Nam ở nước ngoài là nguồn lực quan trọng. Chính  phủ sẽ có giải pháp thực hiện mục tiêu “đường về quê gần hơn” để xây dựng đất nước ngày càng phát triển. Điều này rất có ý nghĩa trong bối cảnh đại dịch vẫn diễn biến phức tạp.

Đảng, Nhà nước tin tưởng, đánh giá cao tinh thần đoàn kết, sẻ chia, nỗ lực vượt khó, chủ động, sáng tạo, tích cực quảng bá hình ảnh, nét đẹp của văn hóa, truyền thống đất nước và con người Việt Nam của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài để “đường về quê gần hơn”, đất nước Việt Nam đẹp hơn. Thế hệ này tiếp nối thế hệ khác cùng hướng về quê hương, Tổ quốc và đồng bào.

Thủ tướng nhấn mạnh, “đường về quê gần hơn” khi bà con có cuộc sống tốt đẹp, điều kiện vật chất dư giả hơn ở nước sở tại. Vì vậy, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan tiếp tục đưa ra những giải pháp tổng thể để chăm lo, hỗ trợ bà con, đặc biệt ở những địa bàn khó khăn, tạo thuận lợi để bà con có được địa vị pháp lý vững chắc, ổn định cuộc sống và hội nhập vào xã hội nước sở tại.

Chính phủ tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ công dân, quản lý lao động, du học sinh, khuyến khích các cơ quan, hiệp hội tổ chức dạy tiếng Việt ở nước ngoài, tăng cường kết nối các cá nhân, tổ chức người Việt Nam ở nước ngoài với trong nước đóng góp xây dựng đất nước và thực hiện trách nhiệm với cộng đồng quốc tế.

Đảng, Nhà nước sẽ tiếp tục hoàn thiên, xây dựng chính sách nhằm huy động nguồn lực, lắng nghe, tạo môi trường thuận lợi để kiều bào đóng góp trí tuệ, thu hút chất xám, khát vọng phát triển đất nước hùng cường và thịnh vượng. Trước mắt Chính phủ tiếp tục làm việc với các nước để sớm mở lại thêm các đường bay thương mại để tạo thuận lợi cho bà con về quê; tiếp tục yêu cầu các hãng hàng không mở rộng các chuyến bay đến nhiều nơi trên thế giới, đến nhiều địa phương của các nước để việc đi lại dễ dàng hơn.

Về những ý kiến, kiến nghị của bà con, Chính phủ sẽ quan tâm, xem xét giải quyết hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét nếu vượt thẩm quyền.

Nhân dịp này, với tinh thần người Việt Nam ở nước ngoài “là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam”, Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, cơ quan liên quan tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết số 36-NQ/TW và Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 45-CT/TW của Ban chấp hành Trung ương và Nghị quyết 169/NQ-CP của Chính phủ, tiếp tục được triển khai toàn diện và mạnh mẽ hơn công tác người Việt Nam ở nước ngoài. Qua đó phát huy nguồn lực to lớn, tinh thần yêu nước của đồng bào ta ở nước ngoài hướng về quê hương, đất nước; nhận thức và hành động đúng đắn, phù hợp với lợi ích quốc gia - dân tộc; đồng thời, thể hiện rõ hơn tình cảm và trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong việc chăm lo cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Trong phạm vi trách nhiệm, thẩm quyền của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ sẽ tiếp tục các giải pháp và chương trình hành động cụ thể để “đường về quê gần hơn” trong mỗi trái tim người Việt ở nước ngoài luôn hướng về và khát vọng xây dựng quê hương, đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, đời sống người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Trong không khí vui mừng, phấn khởi trước thềm Xuân mới Nhâm Dần, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và cá nhân, Thủ tướng Chính phủ chúc bà con kiều bào một mùa xuân đoàn viên, đầm ấm bên gia đình, một năm mới dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công.

Sự kiện nổi bật

Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu
Chính trị

Đổi mới mạnh mẽ tư duy, phương thức lãnh đạo, kiến tạo đường hướng không gian phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên mới

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) sáng nay, 25.4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nêu rõ, đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc có những cơ hội và thách thức đan xen. Bằng tác phẩm và thông qua các tác phẩm của mình, đội ngũ văn nghệ sĩ chính là những người đã ươm trồng hạt giống về cái đẹp về lòng nhân ái và sự nhân văn cao cả, gìn giữ và thổi bùng lên ngọn lửa của truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tự tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh và hạnh phúc.

Ảnh Hồ Long
Chính trị

Khai mạc Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước

Sáng 25.4, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, thực hiện sự chỉ đạo của Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Liên Hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn quốc 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Chiều 24.4, tại Phủ Chủ tịch ở Thủ đô Vientiane, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đã chủ trì trọng thể lễ đón chính thức Chủ tịch nước Lương Cường theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia. Ngay sau lễ đón, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Chủ tịch nước Lương Cường tới Viêng Chăn, bắt đầu thăm cấp Nhà nước đến Lào
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường tới Viêng Chăn, bắt đầu thăm cấp Nhà nước đến Lào

15h ngày 24.4, chuyên cơ chở Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Wattay, Thủ đô Vientiane, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ 24 - 25.4 theo lời mời của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith.

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm cấp Nhà nước đến Lào
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm cấp Nhà nước đến Lào

Chiều 24.4, Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Hà Nội đi thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong hai ngày 24 - 25.4 theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith.

Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền tặng hoa chúc mừng Chi ủy Ban Công tác Hội đồng nhân dân và Phóng viên thường trú nhiệm kỳ 2025 - 2027
Chính trị

Đại hội Chi bộ Ban Công tác Hội đồng nhân dân và phóng viên thường trú nhiệm kỳ 2025 - 2027

Sáng 24.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, 35 Ngô Quyền, Hà Nội, Chi bộ Ban Công tác Hội đồng nhân dân và phóng viên thường trú đã tiến hành Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền dự và chỉ đạo Đại hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không phân biệt giới tính, tuổi tác, tôn giáo
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không phân biệt giới tính, tuổi tác, tôn giáo

Sáng 24.4, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương (Hội đồng) tổ chức Lễ phát động phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng chủ trì buổi lễ và chính thức phát động phong trào.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị về hành động khí hậu do Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc và Tổng thống Brazil đồng chủ trì
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị về hành động khí hậu do Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc và Tổng thống Brazil đồng chủ trì

Tối 23.4, theo giờ Hà Nội, nhận lời mời của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Antonio Guterres và Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị cấp cao trực tuyến về Hành động khí hậu với tư cách Lãnh đạo nước đi đầu triển khai Quan hệ đối tác về chuyển đổi năng lượng công bằng.