Đoàn ĐBQH Bắc Kạn, Nghệ An, Quảng Ngãi thảo luận tổ:

Cơ chế đặc thù phải đi kèm với phân cấp, phân quyền

Thảo luận tại Tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH Bắc Kạn, Nghệ An, Quảng Ngãi) chiều nay, 31.5, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh, các cơ chế, chính sách đặc thù phải đi kèm với phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính thì mới khả thi và đi vào cuộc sống.  

Phải thực sự đặc thù, vượt trội 

Cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết về thí điểm, bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An và dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng, "chiếc áo cơ chế" đã chật so với "cơ thể cường tráng" của đất nước nên cần có “chiếc áo” khác để phát huy nguồn lực, tập trung xây dựng, phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Cơ chế đặc thù phải đi kèm với phân cấp, phân quyền -0
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu

Vì vậy, từ đầu nhiệm kỳ, Quốc hội, Chính phủ, các địa phương đã bàn nhiều về vấn đề thí điểm, đặc thù, vượt trội. Đầu tiên là các địa phương có thế mạnh cân đối được ngân sách, có nguồn thu đóng góp cho ngân sách nhà nước, các đầu tàu, trung tâm kinh tế lớn của đất nước như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh và đến các địa phương khác có tính đặc thù.

Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, khi Chính phủ trình các dự thảo Nghị quyết về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội luôn đặt câu hỏi:

Một là, đã đặc thù chưa - đặc thù phải khác so với các địa phương khác, tức là thế mạnh của địa phương đó, vùng đó mới gọi là đặc thù.

Hai là, đã vượt trội chưa? Nghiên cứu thông qua nhiều Nghị quyết, luật thì "đặc thù" phải bảo đảm ba yếu tố: thứ nhất, chưa có cơ chế đặc thù, tức là có gì làm được mà luật chưa quy định; thứ hai, phải cao hơn các Nghị định, Thông tư của Chính phủ thì mới đưa vào Nghị quyết, luật; thứ ba, đang khác với luật hiện hành.

"Vượt trội chính là như thế, chúng ta phải phân biệt được đặc thù là “cái riêng trong cái chung”. Ông này có thế mạnh gì để thiết kế chính sách và phải bảo đảm tính vượt trội. Thiết kế làm sao phải có tính khả thi và không phá vỡ hệ thống pháp luật, bảo đảm sự thống nhất. Ở đây, có liên quan nhiều đến câu chuyện phân cấp, phân quyền và thủ tục hành chính".

Nhấn mạnh như vậy, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng chỉ rõ, cho phép địa phương áp dụng các chính sách mới, đặc thù, vượt trội nhưng phải kèm theo đó là chính sách về phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính về quy trình, trình tự, thủ tục thì mới khả thi, đi vào cuộc sống.

Nhiều chính sách đặc thù, vượt trội nếu không kèm theo các điều kiện nêu trên thì khó triển khai, kể cả Nghị quyết 43/2022/NQ15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù cho thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia và các Nghị quyết thí điểm, đặc thù cho các địa phương.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, thí điểm thì có thể sẽ thành công, nhưng có cái không thể thành công hoặc ít nhiều sẽ vướng.

Khi thảo luận ở Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các ý kiến đều đề nghị, cố gắng sớm tổng kết để nhân rộng; cái gì đã chín, đã rõ thì nhân rộng trong phạm vi cả nước để thực hiện; cái nào chưa đủ độ chín để nhân rộng thì tiếp tục thí điểm. Thời gian thí điểm thường là từ 3 - 5 năm tùy theo tính chất của các nghị quyết.

Do đó, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu tiếp tục nghiên cứu, các cơ chế, chính sách đề xuất cho Nghệ An và Đà Nẵng đã đặc thù chưa, vượt trội chưa và đã khác với luật hiện hành, kèm theo các điều kiện thực tế để triển khai như thế nào? 

"Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách và các Ủy ban của Quốc hội đều đề cập đến câu chuyện: việc đó phân cấp như thế nào, thủ tục hành chính ra sao, quy trình, quy phạm như thế nào thì mới làm được", Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh. 

Không để nảy sinh câu chuyện “cho nhưng sau đó khóa lại”

Nêu quan điểm đối với dự thảo Nghị quyết về Đà Nẵng, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không để tên Nghị quyết như Chính phủ trình, mà sửa đổi tên là “ Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế chính sách để phát triển TP Đà Nẵng”, bởi lẽ Nghị quyết số 119/2020/QH14 thí điểm rồi, đủ chín rồi, nếu có mở rộng thêm mà đủ điều kiện thì mở rộng, chứ không thí điểm tổ chức chính quyền đô thị. Toàn bộ chính sách trong Nghị quyết số 119/2020/QH14 đã được tổng kết rồi thì làm tiếp và phải quy định ngay trong nghị quyết; có phát triển gì thêm mô hình chính quyền đô thị không thì đánh giá tác động. 

Cơ chế đặc thù phải đi kèm với phân cấp, phân quyền -1
Quang cảnh thảo luận tại Tổ 3

Một số chính sách thí điểm như: khu thương mại tự do, cơ chế một cửa, thu hồi đất, phát triển trung tâm logictics, chính sách hỗ trợ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, cho phép thử nghiệm có kiểm soát các giải pháp công nghệ mới, cơ chế chính sách vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, chính sách về cơ chế quản lý kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp…. Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, về cơ bản, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đồng ý, nhưng cũng lưu ý, “chủ yếu là quy định triển khai như thế nào để không nảy sinh câu chuyện “cho nhưng sau đó khóa lại”; đã thí điểm nhưng lại theo quy định pháp luật thì bằng không”.

Liên quan đến dự thảo Nghị quyết về thí điểm, bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, các chính sách này rất phù hợp. Các chính sách về cơ chế, đặc thù tương tự như các địa phương khác, chúng ta đã cho rồi, thì thêm một địa phương nữa thí điểm cũng là một cách để tổng kết, đánh giá cơ sở thực tiễn.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, cứ bàn mãi mà không làm thì rất khó, phải làm thì mới vỡ vạc ra; phải làm mới thấy bộc lộ thiếu sót, mới tổng kết, đánh giá và nhân rộng được. 

Chính trị

Huy động nguồn lực xã hội đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non
Chính trị

Huy động nguồn lực xã hội đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non

Về chính sách đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, có ý kiến cho rằng, dự án Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi chủ yếu huy động nguồn lực nhà nước đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non mà chưa chú trọng xã hội hoá. Vì vậy, cần xem xét có chính sách khuyến khích đặc biệt, vượt trội, huy động trách nhiệm của các nhà đầu tư tư nhân đầu tư vào giáo dục mầm non, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Nguyễn Minh Đức phát biểu
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Ngân hàng TPCP Quân đội

Sáng 17.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ngân hàng TPCP Quân đội (MB) phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Chính trị

Hải Phòng phải đi đầu về ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số

Mong muốn Hải Phòng phải đi đầu trong ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tiếp tục thể chế hóa các nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW và Nghị quyết số 193/2025/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, các luật về khoa học, công nghệ vào Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng.

Chặng đường vươn lên thành quốc gia phát triển không chỉ cần tầm nhìn chiến lược, mà cần sự thấu hiểu về con người.
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Động lực hành vi trong hành trình chuyển mình của Việt Nam

Chặng đường vươn lên thành quốc gia phát triển không chỉ cần tầm nhìn chiến lược, mà cần sự thấu hiểu về con người. Kinh tế học hành vi mang đến cho Việt Nam một “bản đồ cảm xúc” để không chỉ thiết kế chính sách thông minh, mà còn truyền cảm hứng hành động cho một dân tộc đang vươn mình mạnh mẽ.

Có hay không lỗ hổng pháp lý trong quản lý sữa?
Thời sự Quốc hội

Có hay không lỗ hổng pháp lý trong quản lý sữa?

Chiều 16.4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội năm 2024.

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Ethiopia
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Ethiopia

Chiều 16.4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Abiy Ahmed Ali đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 lần thứ tư (P4G) từ ngày 14 - 17.4.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quốc hội Việt Nam ủng hộ, đóng góp tích cực phát triển quan hệ Việt Nam - Ethiopia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Quốc hội Việt Nam luôn ủng hộ, mong muốn đóng góp tích cực vào việc phát triển quan hệ Việt Nam - Ethiopia, sẵn sàng phối hợp với Quốc hội Ethiopia để tăng cường quan hệ nghị viện, chia sẻ kinh nghiệm lập pháp, giám sát và hợp tác trên diễn đàn đa phương để cùng thúc đẩy các sáng kiến vì hòa bình và phát triển.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia

Chiều 16.4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Abiy Ahmed Ali nhân dịp thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và Mục tiêu Toàn cầu 2030 lần thứ 4 (P4G) tại Hà Nội.

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục
Thời sự Quốc hội

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục

Nguồn lực tài chính cho hoạt động giáo dục trong nhà trường ngoài ngân sách nhà nước, học phí, còn có nguồn tài trợ của cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, đơn vị, doanh nghiệp. Vì thế, tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đề nghị có hướng dẫn cụ thể hơn về xã hội hóa trong giáo dục.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp. Ảnh: Quang Khánh
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi

Chiều 16.4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội thí điểm Viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Sự kiện nổi bật

Chuẩn bị nền tảng vững chắc tiến tới Đại hội XIV của Đảng, đưa đất nước vững vàng tiến vào kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh

Lời Tòa soạn: Sáng 16.4, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII với 21.000 điểm cầu từ Trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và các cơ quan, đơn vị, quân khu, quân chủng, quân đoàn trên cả nước với hơn 1,5 triệu đại biểu tham dự. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu phát biểu:

Chính thức diễn ra hoạt động giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9
Chính trị

Chính thức diễn ra hoạt động giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9

Sáng 16.4, tại Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn, đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang làm Trưởng đoàn sang thăm Trung Quốc mở đầu cho các hoạt động giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 9.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tạo hành lang pháp lý thuận lợi để Chính phủ Việt Nam, Lào triển khai hiệu quả các thỏa thuận, dự án hợp tác

Sáng 16.4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư tại Hà Nội.

Toàn cảnh Hội nghị
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Thay đổi về tư duy, tầm nhìn, thống nhất về nhận thức, tư tưởng, hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung của đất nước

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII sáng nay, 16.4, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu, các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu các cấp cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai quyết liệt các công việc trên tinh thần “đúng vai, thuộc bài”, phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng, chặt chẽ từ Trung ương đến các địa phương và giữa các địa phương với nhau, không được có tư tưởng “quyền anh, quyền tôi”, địa phương này, địa phương kia, tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân.