Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự phiên họp thẩm tra sơ bộ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ

Chiều 20.2, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã dự phiên họp mở rộng thẩm tra sơ bộ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ của Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh.

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Lê Tấn Tới chủ trì Phiên họp.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu

Cùng dự có: Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng; đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội.

Phát biểu khai mạc Phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới nêu rõ, việc ban hành sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật Cảnh vệ nhằm thể chế hóa các chủ trương của Đảng về xây dựng lực lượng công an nhân dân; cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân; khắc phục những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn công tác cảnh vệ thời gian qua, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác cảnh vệ trong tình hình mới.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Lê Tấn Tới phát biểu
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Lê Tấn Tới phát biểu

Với tinh thần làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị các đại biểu tham gia ý kiến thẳng thắn đối với dự thảo Luật để Thường trực Ủy ban hoàn thiện Báo cáo thẩm tra. 

Trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng cho biết, ngày 16.3.2022, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TW về đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Kết luận số 35-KL/TW ngày 5.5.2022 của Bộ Chính trị về danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở đã bổ sung một số chức vụ, chức danh cấp cao. Tuy nhiên, Luật Cảnh vệ năm 2017 chưa quy định những người này là đối tượng cảnh vệ.

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng báo cáo
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng phát biểu

Bên cạnh đó, việc thực hiện các biện pháp cảnh vệ, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Cảnh vệ tác động trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân. Vì vậy, để bảo đảm phù hợp với Khoản 2, Điều 14 Hiến pháp năm 2013 thì một số nội dung cần phải được cụ thể hóa ngay trong Luật Cảnh vệ. Ngoài ra, quá trình triển khai thi hành Luật Cảnh vệ năm 2017 đã xuất hiện một số vướng mắc, bất cập cần được xem xét sửa đổi, bổ sung.

Dự thảo Luật gồm 2 Điều, trong đó, Điều 1 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ như: bổ sung giải thích một số từ ngữ tại Điều 3; bổ sung đối tượng cảnh vệ là con người; chỉnh lý, sắp xếp thứ tự các chức danh, chức vụ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước; quy định rõ tiêu chí xác định đối tượng cảnh vệ là các sự kiện đặc biệt quan trọng; cụ thể sửa đổi theo hướng thu hẹp phạm vi đối tượng cảnh vệ là sự kiện đặc biệt quan trọng… và Điều 2 về hiệu lực thi hành.

Tại phiên họp, đa số đại biểu tán thành sự cần thiết ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ với các lý do như Tờ trình đã nêu. Về các nội dung sửa đổi, bổ sung, một số ý kiến lưu ý, một số nội dung liên quan đến quyền con người, quyền công dân cần nghiên cứu, quy định rõ ngay trong dự thảo Luật, không nên ủy quyền quy định chi tiết tiếp trong các văn bản dưới luật. Đồng thời, cần tiếp tục rà soát để bảo đảm tính thống nhất với Luật Công an nhân dân, Luật Cảnh sát cơ động...

Đa số ý kiến nhất trí với phạm vi nội dung sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh của dự thảo Luật và cho rằng, phạm vi như vậy phù hợp với mục đích, quan điểm xây dựng Luật nhằm thể chế hoá đường lối, quan điểm của Đảng, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật và đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Bên cạnh đó cũng có ý kiến đề nghị nên nghiên cứu, rà soát toàn diện Luật hiện hành để đề xuất sửa đổi, bổ sung cho đầy đủ, tránh việc phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần.

Quang cảnh Phiên họp
Quang cảnh Phiên họp

Phát biểu tại Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cơ bản nhất trí sự cần thiết ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ. Việc sửa đổi, bổ sung Luật sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, do dự thảo Luật liên quan đến cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân, nên Phó Chủ tịch Quốc hội đặc biệt lưu ý cần làm rõ cơ sở pháp lý, yêu cầu thực tiễn đối với các nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung.

Nhấn mạnh việc sửa đổi, bổ sung cần tập trung vào 3 vấn đề là đối tượng, chế độ và biện pháp cảnh vệ, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng nhất trí quy định của dự thảo Luật về đối tượng cảnh vệ nhằm cụ thể hóa quy định của Đảng, theo Kết luận số 35-KL/TW ngày 5.5.2022 của Bộ Chính trị về danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.

Các đại biểu dự Phiên họp
Các đại biểu dự Phiên họp

Về bổ sung quy định áp dụng biện pháp cảnh vệ đối với đối tượng không thuộc trường hợp quy định, dự thảo Luật bổ sung quy định Bộ trưởng Bộ Công an quyết định áp dụng biện pháp cảnh vệ phù hợp đối với đối tượng không thuộc trường hợp quy định. Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cần thể hiện rõ hơn, cụ thể hơn nội dung này, tránh việc áp dụng tùy nghi sau này. Đối với các biện pháp cảnh vệ đã được quy định công khai trong dự thảo Luật, khi triển khai thì Bộ trưởng Bộ Công an phải có quy định cụ thể bằng thông tư hoặc hướng dẫn các lực lượng tổ chức thực hiện.

Về bổ sung quy định thuê lực lượng, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật để thực hiện công tác cảnh vệ, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cần đánh giá tác động, tính toán hợp lý, làm rõ trường hợp cần thiết và thuê như thế nào để bảo đảm tính tường minh.

Để hoàn thiện hồ sơ dự án Luật trước khi thẩm tra chính thức, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cơ quan thẩm tra phối hợp với cơ quan soạn thảo tiếp tục có giải trình thuyết phục, tiếp thu ý kiến của Bộ Tư pháp và các bộ, ngành Trung ương để hoàn thiện hồ sơ dự án Luật.

Chính trị

Chặng đường vươn lên thành quốc gia phát triển không chỉ cần tầm nhìn chiến lược, mà cần sự thấu hiểu về con người.
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Động lực hành vi trong hành trình chuyển mình của Việt Nam

Chặng đường vươn lên thành quốc gia phát triển không chỉ cần tầm nhìn chiến lược, mà cần sự thấu hiểu về con người. Kinh tế học hành vi mang đến cho Việt Nam một “bản đồ cảm xúc” để không chỉ thiết kế chính sách thông minh, mà còn truyền cảm hứng hành động cho một dân tộc đang vươn mình mạnh mẽ.

Có hay không lỗ hổng pháp lý trong quản lý sữa?
Thời sự Quốc hội

Có hay không lỗ hổng pháp lý trong quản lý sữa?

Chiều 16.4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội năm 2024.

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Ethiopia
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Ethiopia

Chiều 16.4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Abiy Ahmed Ali đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 lần thứ tư (P4G) từ ngày 14 - 17.4.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quốc hội Việt Nam ủng hộ, đóng góp tích cực phát triển quan hệ Việt Nam - Ethiopia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Quốc hội Việt Nam luôn ủng hộ, mong muốn đóng góp tích cực vào việc phát triển quan hệ Việt Nam - Ethiopia, sẵn sàng phối hợp với Quốc hội Ethiopia để tăng cường quan hệ nghị viện, chia sẻ kinh nghiệm lập pháp, giám sát và hợp tác trên diễn đàn đa phương để cùng thúc đẩy các sáng kiến vì hòa bình và phát triển.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia

Chiều 16.4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Abiy Ahmed Ali nhân dịp thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và Mục tiêu Toàn cầu 2030 lần thứ 4 (P4G) tại Hà Nội.

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục
Thời sự Quốc hội

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục

Nguồn lực tài chính cho hoạt động giáo dục trong nhà trường ngoài ngân sách nhà nước, học phí, còn có nguồn tài trợ của cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, đơn vị, doanh nghiệp. Vì thế, tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đề nghị có hướng dẫn cụ thể hơn về xã hội hóa trong giáo dục.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp. Ảnh: Quang Khánh
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi

Chiều 16.4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội thí điểm Viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Sự kiện nổi bật

Chuẩn bị nền tảng vững chắc tiến tới Đại hội XIV của Đảng, đưa đất nước vững vàng tiến vào kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh

Lời Tòa soạn: Sáng 16.4, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII với 21.000 điểm cầu từ Trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và các cơ quan, đơn vị, quân khu, quân chủng, quân đoàn trên cả nước với hơn 1,5 triệu đại biểu tham dự. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu phát biểu:

Chính thức diễn ra hoạt động giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9
Chính trị

Chính thức diễn ra hoạt động giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9

Sáng 16.4, tại Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn, đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang làm Trưởng đoàn sang thăm Trung Quốc mở đầu cho các hoạt động giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 9.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tạo hành lang pháp lý thuận lợi để Chính phủ Việt Nam, Lào triển khai hiệu quả các thỏa thuận, dự án hợp tác

Sáng 16.4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư tại Hà Nội.

Toàn cảnh Hội nghị
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Thay đổi về tư duy, tầm nhìn, thống nhất về nhận thức, tư tưởng, hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung của đất nước

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII sáng nay, 16.4, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu, các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu các cấp cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai quyết liệt các công việc trên tinh thần “đúng vai, thuộc bài”, phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng, chặt chẽ từ Trung ương đến các địa phương và giữa các địa phương với nhau, không được có tư tưởng “quyền anh, quyền tôi”, địa phương này, địa phương kia, tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân. 

Tập trung sửa đổi Hiến pháp và các luật liên quan, mở ra cục diện mới phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới với tầm nhìn lâu dài
Chính trị

Tập trung sửa đổi Hiến pháp và các luật liên quan, mở ra cục diện mới phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới với tầm nhìn lâu dài

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 16.4, tại Nhà Quốc hội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII do Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức. Tại Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày chuyên đề "Về sửa đổi Hiến pháp và pháp luật; Phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031".


Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu Chuyên đề:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Sáng 16.4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone nhân dịp dẫn đầu Đoàn đại biểu Lào tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu lần thứ 4 tại Hà Nội.

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng quán triệt Nghị quyết 60-NQ/TW ngày 12.4.2025 Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII
Chính trị

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng: Xây dựng chính quyền các cấp gần dân, sát dân, đáp ứng yêu cầu quản trị xã hội hiện đại

Quán triệt những trọng tâm cốt lõi của Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12.4.2025 Hội nghị Trung ương 11 Khóa XIII về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII sáng nay, 16.4, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cho biết, Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất cao các quan điểm, nguyên tắc, tiêu chí sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, xã bảo đảm xây dựng chính quyền các cấp gần dân, sát dân, đáp ứng các yêu cầu quản trị xã hội hiện đại.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày chuyên đề 1 tại Hội nghị
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Dự thảo Văn kiện Đại hội XIV của Đảng được thay đổi theo hướng ngắn gọn, súc tích và thể hiện quyết tâm mạnh mẽ hơn

Trình bày chuyên đề đầu tiên tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 Khóa XIII sáng nay, 16.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, từ Hội nghị Trung ương 10 đến Hội nghị Trung ương 11, chúng ta thay đổi nhiều về hình thức và nội dung của các dự thảo Văn kiện Đại hội XIV của Đảng theo hướng ngắn gọn hơn, súc tích hơn, thể hiện tính chiến đấu, khả thi, tính xác thực và đặc biệt là quyết tâm mạnh mẽ hơn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trình bày chuyên đề "Về sửa đổi Hiến pháp và pháp luật; Phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031" Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Đặc biệt coi trọng việc lấy ý kiến Nhân dân đối với sửa đổi Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh nhấn mạnh cần đặc biệt coi trọng việc lấy ý kiến Nhân dân đối với sửa đổi Hiến pháp (dự kiến từ ngày 6.5 đến ngày 5.6); đề nghị Chính phủ cùng với Mặt trận Tổ quốc tiến hành nhiệm vụ này khoa học, dân chủ, thực chất, công khai, minh bạch.