Sôi nổi, trách nhiệm, tâm huyết, các ĐBQH đã có nhiều ý kiến sâu sắc về các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, đồng thời đề xuất những giải pháp thiết thực, khả thi... là nhận xét của đại biểu cơ quan dân cử địa phương khi theo dõi ngày thảo luận thứ hai tại hội trường Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024…
Để thực hiện được mục tiêu ổn định chính trị, từng bước khắc phục khó khăn để thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các năm tiếp theo và Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, tôi cho rằng, Chính phủ cần có giải pháp điều hành linh động và quyết liệt hơn nữa, cần thiết phải tập trung nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.
Thảo luận tại hội trường về vấn đề quản lý chung cư mini, chính sách phát triển nhà ở xã hội để bảo đảm nhu cầu có chỗ ở an toàn cho người dân, nhất là bộ phận người dân có thu nhập thấp, đại biểu Hoàng Đức Thắng cho rằng, sự tồn tại của “cả núi” thủ tục, “cả rừng” quy định hành chính cùng với những rủi ro pháp lý khác là nguyên nhân căn bản làm nản lòng các nhà đầu tư. Do vậy, “cần tháo gỡ ngay nút thắt điểm nhấn này thì nguồn lực xã hội mới được giải phóng, xem doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội là đối tượng ưu tiên đặc biệt thì mục tiêu cao cả này mới có trở thành thường thực”.
Để thực hiện được mục tiêu ổn định chính trị, từng bước khắc phục khó khăn để thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các năm tiếp theo và Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, tôi cho rằng, Chính phủ cần có giải pháp điều hành linh động và quyết liệt hơn nữa, cần thiết phải tập trung nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.
Phát biểu tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, đại biểu Huỳnh Thanh Phương (Tây Ninh) cho biết, bước vào năm 2023, mặc dù đã chủ động dự báo nhưng tác động tiêu cực của kinh tế thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ tới nước ta. Vượt lên khó khăn, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Bên cạnh đó, đại biểu cũng nêu ra một số khó khăn, thách thức như ba động lực tăng trưởng là đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu vẫn trong tình trạng phát triển chậm; áp lực giải ngân vốn đầu tư công chậm… Bày tỏ thống nhất với nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội năm 2024, đại biểu đề nghị quan tâm cải thiện, tăng năng suất lao động, là con đường ngắn nhất đưa nền kinh tế phục hồi và phát triển bền vững.
Cùng với việc nhận diện sâu sắc những khó khăn, thách thức mà nền kinh tế đang đối mặt, trong ngày làm việc đầu tiên của phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, các đại biểu Quốc hội đặc biệt nhấn mạnh phải có ngay các giải pháp khả thi, vượt trội để “tiếp thêm nguồn năng lượng” cho doanh nghiệp, xem đây là giải pháp "gốc rễ" để giải quyết nhiều vấn đề về lao động, việc làm, an sinh xã hội... hiện nay.