Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Giám sát phải thật sự đổi mới, lấy hiệu quả là chính, tránh đi nhiều nhưng hiệu quả không lớn

Cho ý kiến về dự thảo Kế hoạch giám sát và các Đề cương báo cáo của Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, cuối cùng của sản phẩm giám sát là kiến nghị. Vì vậy, cần nêu rõ các kiến nghị, đề xuất đúng thẩm quyền, đúng trách nhiệm.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Giám sát phải thật sự đổi mới, lấy hiệu quả là chính, tránh đi nhiều nhưng hiệu quả không lớn -0
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Đánh giá đúng thực trạng, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển, sử dụng nguồn nhân lực

Sáng 20.8, tiếp tục Phiên họp thứ 36, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Kế hoạch giám sát và các Đề cương báo cáo của Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”.

Báo cáo dự thảo Kế hoạch giám sát và các Đề cương báo cáo của Đoàn giám sát do Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh - Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát cho biết, mục đích giám sát nhằm đánh giá việc thể chế hóa chủ trương của Đảng về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực; kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc; xác định nguyên nhân…, đưa ra đề xuất kiến nghị, giải pháp tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc phát triển và sử dụng nguồn nhân lực.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Giám sát phải thật sự đổi mới, lấy hiệu quả là chính, tránh đi nhiều nhưng hiệu quả không lớn -0
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Nội dung giám sát sẽ tập trung vào 4 vấn đề: Đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo và việc thể chế hóa chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao. Đánh giá kết quả đạt được, tồn tại hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao. Đề xuất kiến nghị, giải pháp để tiếp tục thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

Cụ thể hóa các chính sách của Nhà nước để phát triển tiêu chuẩn và quy chuẩn
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Phạm vi giám sát tập trung vào việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn từ 2021 đến hết ngày 31.12.2024 trên phạm vi cả nước (từ Đại hội XIII của Đảng đến nay).

Về phương thức giám sát, Đoàn giám sát thực hiện các hoạt động giám sát theo quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Quy chế Tổ chức thực hiện một số hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 334/2017/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Giám sát phải thật sự đổi mới, lấy hiệu quả là chính, tránh đi nhiều nhưng hiệu quả không lớn -0
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh - Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát trình bày Báo cáo dự thảo Kế hoạch giám sát và các Đề cương báo cáo của Đoàn giám sát. Ảnh: Hồ Long

Về dự thảo Đề cương báo cáo, Đoàn giám sát đã xây dựng dự thảo các Đề cương báo cáo (kèm theo các mẫu bảng biểu) để định hướng cho việc tổ chức giám sát, xây dựng báo cáo của Đoàn giám sát và làm cơ sở cho các đối tượng chịu sự giám sát, một số Đoàn đại biểu Quốc hội chuẩn bị nội dung báo cáo…

“Có thời gian học xong không có việc làm, thầy nhiều hơn thợ”

Thống nhất với cách đặt vấn đề của Đoàn giám sát, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, Đoàn giám sát cần tập trung sâu vào vấn đề đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực để phát hiện được những mặt mạnh, những việc làm được trong thời gian vừa qua; đồng thời, thấy được mặt hạn chế đối với vấn đề này. Từ đó, đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.

 Về các địa phương đến giám sát, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, kế hoạch đưa ra rất hợp lý khi tiến hành giám sát trực tiếp tại chính địa phương theo tiêu chí đại diện cho các vùng, miền, là hạt nhân, cực tăng trưởng và trung tâm đào tạo nguồn nhân lực của vùng, trung tâm phát triển mới, sử dụng nhiều lao động, địa bàn khó khăn, tập trung đồng bào dân tộc thiểu số.

 Về đề cương báo cáo kết quả giám sát, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cần có sự phân tích, dự báo đặt ra cho nhu cầu đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực phù hợp. “Hiện nay, đất nước muốn phát triển đi lên, thì phải quan tâm đến sự nghiệp giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ, bảo đảm thật sự là quốc sách hàng đầu. Nếu quan tâm đúng thì đất nước mới phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng nêu rõ, về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước đầy đủ, nhưng vừa qua có sự quan tâm đúng mức của các ngành, các cấp, nhất là sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương hay không, thì lần giám sát này phải chỉ rõ và đặt ra nhu cầu đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực phù hợp. "Bây giờ đào tạo ra thì phải có việc làm, đào tạo đúng ngành nghề. Thực tế cho thấy, có thời gian học theo phong trào, thấy cái gì dễ thì đăng ký học nhưng học ra không có việc làm, thầy nhiều hơn thợ” - Chủ tịch Quốc hội thẳng thắn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Giám sát phải thật sự đổi mới, lấy hiệu quả là chính, tránh đi nhiều nhưng hiệu quả không lớn -0
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, phải nghiên cứu kỹ phạm vi giám sát, nhất là các văn bản của Đảng, Nhà nước đã ban hành và thực hiện, nội dung nào đang thực hiện, nội dung nào chưa thực hiện? Lý do vì sao đây là những vấn đề dư luận xã hội và Nhân dân quan tâm. “Ai cũng có gia đình, cũng có con em đi học, thì đều mong muốn học, đào tạo xong là có việc làm, phục vụ cho đất nước, phục vụ cho Nhân dân, nhưng thực tế vừa qua như thế nào, thì phải xem xét kỹ vấn đề này” - Chủ tịch Quốc hội yêu cầu. 

Chủ tịch Quốc hội đề nghị, số liệu qua giám sát phải đầy đủ, đưa ra một "bức tranh" tương đối toàn diện về thực trạng nguồn nhân lực của đất nước ta hiện nay; đánh giá rõ quy mô, chất lượng, cơ cấu nguồn nhân lực trong mối tương quan giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới; đồng thời, nêu rõ các kiến nghị, đề xuất đúng thẩm quyền, đúng trách nhiệm.

Sản phẩm của chuyên đề giám sát này là kiến nghị đối với địa phương, đối với Trung ương. “Cái cuối cùng của sản phẩm là kiến nghị, khi kiến nghị phải chỉ ra cho rõ cơ quan nào, ngành nào phải thực hiện. Mỗi thành viên Đoàn giám sát phải thật sự trách nhiệm, có sản phẩm tham gia góp ý, đề xuất, nhất là quan điểm đối với kết luận giám sát” - Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

Về thời gian, theo dự thảo, các cơ quan gửi báo cáo và dự thảo kế hoạch đối với UBND cấp tỉnh là trước ngày 1.6.2025; bộ, ngành trước ngày 15.1.2025; Chính phủ báo cáo ngày 20.1.2025. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị cần cân nhắc thật kỹ thời gian này theo hướng hợp lý hơn. Về thời gian giám sát tại địa phương, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cần xác định rõ thời điểm tiến hành, tránh thời gian tổ chức phiên họp hàng tháng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và thời gian tổ chức kỳ họp Quốc hội…

Giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần phải thật sự đổi mới, thiết thực, lấy hiệu quả là chính, tránh việc đi nhiều địa phương, nhiều ngành nhưng hiệu quả mang lại không lớn - Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ. 

Phát biểu kết luận Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục và Tổ giúp việc tổ chức làm việc cụ thể với các bộ, ngành có liên quan để thống nhất về nội dung chuyên môn của đề cương giám sát. Hoàn thiện kế hoạch giám sát, đề cương giám sát, báo cáo các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi Trưởng đoàn giám sát ký ban hành, bảo đảm đúng tiến độ.

Sự kiện nổi bật

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại diễn đàn. Ảnh: Lâm Hiển
Sự kiện nổi bật

Quyết tâm và cam kết mạnh mẽ của các nghị sĩ Pháp ngữ thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Lời Tòa soạn: Chiều 21.1, sau một ngày làm việc sôi nổi, khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm cao, Diễn đàn nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và biến đổi khí hậu đã hoàn thành toàn bộ chương trình và thành công tốt đẹp, thông qua Tuyên bố Cần Thơ. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải – Trưởng Ban Tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành APF và Diễn đàn đã phát biểu bế mạc. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự, phát biểu khai mạc Diễn đàn nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự, phát biểu khai mạc Diễn đàn nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững

Sáng 21.1, tại TP. Cần Thơ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự, phát biểu khai mạc Diễn đàn nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đây là sự kiện do Quốc hội Việt Nam đề xuất và tổ chức nhân dịp đăng cai tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF).

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Thụy Sĩ tham dự Hội nghị WEF Davos lần thứ 55
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Thụy Sĩ tham dự Hội nghị WEF Davos lần thứ 55

Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hoà Séc, vào lúc 22h05 ngày 20.1 (giờ địa phương), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Zurich, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF Davos 55) và các hoạt động song phương tại Thụy Sĩ từ ngày 20 đến 23.1.2025 theo lời mời của Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành WEF Klaus Schwab.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú trao Giải A cho các tác giả, nhóm tác giả
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Báo chí phải vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm với nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại

Phát biểu chỉ đạo tại Lễ công bố và trao Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ IX, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, báo chí phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm với nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại; báo chí viết về xây dựng Đảng cần tích cực góp phần giúp Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, ngang tầm với nhiệm vụ và sứ mệnh lịch sử dẫn dắt dân tộc phát triển trong kỷ nguyên mới. 

Báo chí cần tích cực góp phần giúp Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, ngang tầm với trách nhiệm và sứ mệnh lịch sử
Sự kiện nổi bật

Báo chí cần tích cực góp phần giúp Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, ngang tầm với trách nhiệm và sứ mệnh lịch sử

Lời Tòa soạn: Tối 20.1, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng mang tên “Búa liềm vàng” lần thứ IX – năm 2024.
Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố và trao Giải Búa liềm vàng lần thứ IX
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố và trao Giải Búa liềm vàng lần thứ IX

Tối 20.1, tại Nhà hát Hồ Gươm - Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự Lễ công bố và trao Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ IX - năm 2024 do Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Truyền hình Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 - 3.2.2025).

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Đảng Nhân dân Campuchia
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Đảng Nhân dân Campuchia

Chiều 20.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp thân mật Đoàn đại biểu cấp cao Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) do ông Ouch Borith, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương CPP, Phó Chủ tịch thứ Nhất Thượng viện Campuchia dẫn đầu, nhân dịp Đoàn thăm và làm việc tại Việt Nam.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đồng lòng vượt qua khó khăn, thách thức, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đồng lòng vượt qua khó khăn, thách thức, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới

Trong không khí cả nước phấn khởi mừng Đảng, mừng Xuân mới Ất Tỵ 2025, sáng 20.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Gặp mặt các đồng lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng các khóa nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang 95 năm xây dựng, trưởng thành của Đảng (3.2.1930 - 3.2.2025); tri ân, tôn vinh đảng viên có nhiều công lao đóng góp cho Đảng, cho đất nước; thông tin về tình hình đất nước và chúc Tết các đại biểu nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm các Trung tâm Thương mại của người Việt Nam tại Cộng hòa Séc
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm các Trung tâm Thương mại của người Việt Nam tại Cộng hòa Séc

Trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Séc, tối 19.1, giờ địa phương, tại thủ đô Praha, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thăm Trung tâm thương mại Sapa và Trung tâm thương mại Tamda – 2 Trung tâm thương mại do người Việt Nam đầu tư tại Cộng hoà Séc.