"truyền thông đại chúng"

Truyền thông đại chúng với biến đổi khí hậu
Môi trường

Truyền thông đại chúng với biến đổi khí hậu

Trong hai ngày 29 và 30.11, tại TP Hà Nội đã diễn ra hội thảo khoa học quốc tế “Truyền thông đại chúng với BĐKH tại tiểu vùng sông Mê Kông: Thực tế hay hư cấu”. Tại đây, các đại biểu nhấn mạnh rằng, một trong những nhân tố quan trọng góp phần vào sự thành công của việc thực hiện mục tiêu ứng phó với BĐKH và chiến lược quốc gia về BĐKH là công tác truyền thông. Thế nhưng, truyền thông về BĐKH nói chung hiện nay phần lớn chỉ mới phản ánh một chiều mà ít có phản biện, nhất là trong khía cạnh truyền thông về thích ứng với BĐKH, cách thức thích nghi như thế nào là khôn ngoan và bền vững. Việc xem nhẹ thông tin nguyên nhân BĐKH trên báo chí cũng là khoảng trống cần lấp đầy trong thời gian tới góp phần mang lại hiệu quả trong việc truyền thông và giải quyết vấn đề BĐKH.
Bảo vệ tính toàn vẹn của truyền thông trước các mối đe dọa
Thế giới 24h

Bảo vệ tính toàn vẹn của truyền thông trước các mối đe dọa

Trong bối cảnh thông tin sai lệch, nội dung do AI tạo ra và tin tức giả mạo gia tăng nhanh chóng, Liên minh châu Âu (EU) đã thực hiện bước đi quan trọng để bảo vệ các phương tiện truyền thông và duy trì các nguyên tắc dân chủ. Tháng 12.2023, Nghị viện châu Âu đạt được thỏa thuận về Luật Tự do truyền thông châu Âu (EMFA), được thiết kế để hài hòa luật pháp quốc gia của các thành viên EU, đồng thời giải quyết các mối lo ngại liên quan đến quyền tự do biên tập, cũng như tính đa chiều và độc lập của truyền thông.