ĐBQH Đặng Bích Ngọc (Hòa Bình): Cân nhắc quy định xe cơ giới, xe máy chuyên dụng phải có thiết bị giám sát hành trình

Thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ chiều 24.11, ĐBQH Đặng Bích Ngọc (Hòa Bình)  đề nghị, cân nhắc quy định xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông phải có thiết bị giám sát hành trình và thiết bị thu thập dữ liệu. Đồng thời, cần rà soát các quy định có liên quan để làm cơ sở tổ chức thực hiện giải quyết được những vấn đề của thực tiễn hiện nay.

Bổ sung quyền xe ưu tiên đối với Viện Kiểm sát Nhân dân

Đại biểu Đặng Bích Ngọc cơ bản đồng tình và thống nhất cao với dự thảo Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và An ninh. Đại biểu cho rằng, dự thảo Luật đã được chuẩn bị công phu, nhiều nội dung được đưa vào phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Tuy nhiên, sau 15 năm thực hiện cho thấy, nhiều quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008 đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, thiếu nhiều quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội về trật tự an toàn giao thông đường bộ, không đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý trong lĩnh vực này. Việc tách các nội dung của Luật Giao thông đường bộ 2008 để xây dựng thành 2 Dự án Luật (Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ và Luật Đường bộ) là cần thiết để quy định đầy đủ, cụ thể về từng lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Thảo luận về Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ:ĐBQH Đặng Bích Ngọc ( Hòa Bình): Cân nhắc quy định xe cơ giới tham gia giao thông phải có thiết bị giám sát hành trình -0
ĐBQH Đặng Bích Ngọc (Hòa Bình) phát biểu. Ảnh Lâm Hiển

Về các hành vi bị cấm tại điều 8, tại khoản 1 có quy định: Điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, đại biểu cho biết: thời gian qua, Bộ Công an đã rất quyết liệt trong chỉ đạo tăng cường xử lý vi phạm nồng độ cồn đối với người tham gia giao thông. Điều này, góp phần quan trọng vào việc bảo đảm an toàn giao thông, trật tự xã hội; phòng ngừa nguy cơ tai nạn, hạn chế rất nhiều vụ tai nạn thương tâm; làm thay đổi nhận thức của người tham gia giao thông, hình thành văn hoá thói quen “đã uống rượu bia thì không lái xe”. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông với quyết tâm không có ngoại lệ, dù người vi phạm là ai, kể cả những cán bộ trong ngành nếu vi phạm đều bị xử phạt theo đúng quy định của pháp luật để làm gương cho Nhân dân, tăng thu ngân sách từ việc xử lý vi phạm nồng độ cồn. Vì vậy, đại biểu thống nhất như quy định của dự thảo Luật đã nêu.

Về quyền của xe ưu tiên tại Điều 26, ĐBQH Đặng Bích Ngọc đề nghị bổ sung nội dung “xe Viện Kiểm sát Nhân dân đi làm nhiệm vụ khẩn cấp thuộc đối tượng xe ưu tiên” vào dự án Luật để bảo đảm phù hợp chức năng, nhiệm vụ của Viện Kiểm sát Nhân dân và đồng bộ với các Luật về tư pháp… Đại biểu dân chiếu quy định của Luật Tổ chức Viện Kiểm sát Nhân dân và Bộ luật Tố tụng hình sự, Viện Kiểm sát có quyền áp dụng các biện pháp pháp ngăn chặn (Điều 165 Bộ Luật Tố tụng hình sự), biện pháp cưỡng chế... Trong đó, có biện pháp bắt bị can để tạm giam (Điều 113 Bộ Luật Tố tụng hình sự); …Kiểm sát viên của Viện kiểm sát phải có mặt thực hiện kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, khám xét… Đây là những nhiệm vụ khẩn cấp, đòi hỏi Kiểm sát viên phải có mặt kịp thời để tiến hành việc bắt, khám nghiệm, khám xét, nhất là việc khám nghiệm hiện trường các vụ tai nạn giao thông có dấu hiệu tội phạm.

Thiết bị giám sát hành trình chỉ nên áp dụng đối với phương tiện giao thông vận tải kinh doanh có điều kiện

Liên quan đến điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ tại điểm c, khoản 1, Điều 33, đại biểu Đặng Bích Ngọc đề nghị: cân nhắc quy định xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông phải đáp ứng các điều kiện: “Có thiết bị giám sát hành trình; thiết bị thu thập dữ liệu, hình ảnh người lái xe, dữ liệu, hình ảnh bảo đảm an toàn hành trình theo quy định”.

Theo đại biểu, việc áp dụng thiết bị giám sát hành trình đối với mọi loại phương tiện giao thông cơ giới (gồm cả xe mô tô, xe gắn máy) là rộng và khó bảo đảm tính khả thi trên thực tiễn, có thể gây lãng phí và tăng chi phí trong xã hội, gây khó khăn cho người tham gia giao thông, nhất là những đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn. Vì vậy, chỉ nên khuyến khích tập trung vào một số loại hình phương tiện, đặc biệt là các phương tiện giao thông vận tải kinh doanh có điều kiện. Hơn nữa, pháp luật hiện hành chỉ mới quy định xe ôtô kinh doanh vận tải hành khách từ 9 chỗ (gồm cả lái xe) phải lắp camera bảo đảm ghi lại, lưu trữ toàn bộ hình ảnh trên xe trong quá trình tham gia giao thông.

ĐBQH Đặng Bích Ngọc cũng bày tỏ trăn trở trước thực trạng học sinh vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông diễn ra ngày càng phổ biến, có chiều hướng phức tạp. Theo số liệu thống kê, trong 10 tháng năm 2023, lực lượng cảnh sát giao thông trên cả nước đã phát hiện, xử lý 64.446 trường hợp vi phạm, chiếm 2,31% tổng xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông trên cả nước. Trong đó, lỗi vi phạm chưa đủ tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, không có giấy phép lái xe, không đội mũ bảo hiểm; có cả lỗi vi phạm nồng độ cồn. Đại biểu đề nghị, Dự thảo Luật cần rà soát, xem xét các quy định liên quan để làm cơ sở tổ chức thực hiện giải quyết được những vấn đề của thực tiễn hiện nay.

Ý kiến đại biểu

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường
Ý kiến đại biểu

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường

Thảo luận tại Tổ 17 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Cao Bằng, Gia Lai và An Giang) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đại biểu đề nghị, cần tiếp tục nghiên cứu một cách thấu đáo để có được một mô hình quản lý doanh nghiệp theo đúng nguyên tắc tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, chủ động trong quá trình hoạt động, đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm về hiệu quả.

Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp
Ý kiến đại biểu

Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp

Thảo luận tại tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các đại biểu cho rằng: Nguyên tắc sắp xếp, cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp cần phù hợp với Luật Cạnh tranh... nhằm bảo đảm các doanh nghiệp hoạt động, cạnh tranh bình đẳng với nhau.

Tăng cường tính tự chủ, hiệu quả và phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tăng cường tính tự chủ, hiệu quả và phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 23.11 về Luật quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, ĐBQH Nguyễn Như So (Bắc Ninh) cho rằng: việc quy định cứng mức trích không quá 50% lợi nhuận sau thuế vào Quỹ Đầu tư phát triển có thể làm hạn chế khả năng sử dụng vốn hiệu quả của doanh nghiệp, kìm hãm sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước.

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh phát biểu tại thảo luận tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Ảnh: Hoàng Nga
Ý kiến đại biểu

Sửa Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tạo môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch

Chiều 22.11, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Thảo luận tại Tổ 13, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật này sẽ góp phần tạo lập môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch, thúc đẩy phát triển thị trường thương mại. 

Đại biểu Bùi Xuân Thống phát biểu thảo luận tổ. Ảnh: Khánh Duy
Ý kiến đại biểu

Bổ sung thẩm quyền của Đoàn ĐBQH trong chất vấn, tổ chức phiên giải trình

Thảo luận tại Tổ 7 chiều nay, 22.11, về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến.

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương phát biểu thảo luận tổ
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm chế độ phù hợp đối với thành viên đoàn giám sát

Chiều nay, 22.11, thảo luận tại tổ 4 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đã tham gia đóng góp nhiều kiến nghị thiết thực.

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát
Quốc hội và Cử tri

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại Tổ 9, Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, các đại biểu nhấn mạnh, cần quy định cụ thể để các cơ quan chịu giám sát phải vào cuộc, thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua quá trình giám sát. 

Tránh khoảng trống pháp lý đối với loại thuốc lá
Ý kiến đại biểu

Tránh khoảng trống pháp lý đối với loại thuốc lá

Thảo luận tại Tổ 9 gồm các Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre, sáng 22.11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH khẳng định, việc sửa đổi Luật là cần thiết, thậm chí nên làm từ sớm để bảo đảm sự đồng bộ và đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn tới.

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước

Thảo luận tại Tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Tĩnh, Lai Châu, Lâm Đồng, Cà Mau về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu cho rằng: Cần bảo đảm công bằng, trung lập của chính sách thuế, hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội với chính sách miễn, giảm thuế để tránh các trường hợp lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách Nhà nước...

Đánh giá kỹ tác động, lộ trình khi đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường
Ý kiến đại biểu

Đánh giá kỹ tác động, lộ trình khi đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường

Phát biểu góp ý Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) tại phiên thảo luận tổ sáng 22.11, ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh) đề nghị cần có đánh giá kỹ hơn về tác động, biện pháp và lộ trình phù hợp với chính sách đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân
Ý kiến đại biểu

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân

Góp ý vào Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ Đặc biệt (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y tế hoàn toàn nhất trí với mục đích, quan điểm và sự cần thiết ban hành dự án Luật Thuế TTĐB (sửa đổi), đặc biệt là định hướng tăng thuế đối với các hàng hóa có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia, và bổ sung đồ uống có đường vào danh mục chịu thuế.

ĐBQH Nguyễn Phương Thủy phát biểu tại thảo luận Tổ 1
Ý kiến đại biểu

Đặc biệt quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ

Thảo luận tại Tổ 1 về chủ trương đầu tư dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các đại biểu của Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đều chung đánh giá, đây là dự án bảo đảm cân bằng, hướng đến phát triển bền vững phương thức vận tải. Đáng chú ý, quá trình thực hiện cần quan tâm tới việc chuyển giao công nghệ của dự án bởi đây là một trong những vấn đề cốt lõi trong vận hành, làm chủ kỹ thuật của dự án sau này.

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền
Ý kiến đại biểu

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền

Góp ý vào Dự thảo Luật nhà giáo sáng 20.11, ĐBQH Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng Nhà giáo nếu có sai phạm thì đã có các chế tài xử lý theo quy định, nhưng đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo có tính chất đặc biệt, nhất là khi nhà giáo trực tiếp đứng lớp, trực tiếp có ảnh hưởng lớn đối với tâm lý của người học. Vì vậy, nếu không có phương án bảo vệ nhà giáo thì đối tượng chịu ảnh hưởng không chỉ là nhà giáo mà còn là hàng triệu tương lai của đất nước.

ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Quan tâm trước đến đến nhà giáo làm việc ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn

Thảo luận tại hội trường sáng nay, 20.11 về dự án Luật Nhà giáo, ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy thống nhất với chủ trương luôn xem giáo dục là quốc sách trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước; việc chăm lo về chế độ, chính sách, tôn vinh đội ngũ làm công tác giáo dục cần phải được chú trọng. Đồng thời, đại biểu cho rằng quan tâm trước đến đội ngũ nhà giáo đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; giáo viên mầm non; giáo viên dạy cho các đối tượng khuyết tật.