Phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai về lĩnh vực tài chính - đầu tư xây dựng

Tăng cường phối hợp tháo gỡ vướng mắc thực hiện dự án

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai vừa được tổ chức về các nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính - đầu tư xây dựng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trương Văn Đạt đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các dự án. Đôn đốc, kiên quyết xử lý các chủ đầu tư không hoàn thành nhiệm vụ; giám sát, kiểm tra quá trình thẩm định hồ sơ, thủ tục của các cơ quan, giảm phiền hà và không kéo dài thời gian trái quy định…

1-1019.jpg
Chủ tọa điều hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. ẢNH Q.T

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn thuộc trách nhiệm của UBND tỉnh; 9 sở, ban, ngành và 11 huyện, thị. Đây là dịp nhìn nhận, đánh giá tồn tại, hạn chế, vướng mắc, đề ra giải pháp thiết thực, hữu hiệu giải quyết những khó khăn nhằm triển khai thực hiện hiệu quả các vấn đề cụ thể. Đó là: việc giải ngân tạm ứng của Quỹ Phát triển đất, thu hồi vốn ứng quá hạn; giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; triển khai xây dựng khu công nghiệp Nam Pleiku...

Sẽ xử lý trách nhiệm làm ảnh hưởng tiến độ giải ngân

Với tinh thần trách nhiệm, các đại biểu đã chất vấn nhiều vấn đề “nóng”. Điển hình như trả lời chất vấn của Phó Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh Đỗ Thị Hương Lan liên quan đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nói chung và 3 chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh đạt thấp, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đinh Hữu Hòa thừa nhận: Mặc dù UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc triển khai công tác xây dựng cơ bản nhưng tỷ lệ giải ngân vốn từ nguồn ngân sách nhà nước vẫn đạt ở mức thấp hơn trung bình chung của cả nước. Tính đến ngày 17.9, toàn tỉnh đã giải ngân được gần 1.675 tỷ đồng, đạt 37,8% tổng kế hoạch vốn của năm 2024.

Nguyên nhân do hụt thu tiền sử dụng đất làm cho nhiều dự án sử dụng nguồn vốn này không thể triển khai thực hiện, có khối lượng nhưng không thể thanh toán khối lượng hoàn thành. Ngoài ra, nhiều dự án chưa giải ngân hoặc giải ngân thấp hơn mức bình quân của cả nước do các chủ đầu tư còn đấu thầu hoàn thiện để phê duyệt dự án, sau đó mới ký hợp đồng thực hiện...

ddaf254a-dddf-40eb-9050-b773b573758d-700-403-3082.jpg
Quang cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Thường trực HĐND tỉnh

Để phấn đấu đến cuối năm 2024, tỷ lệ giải ngân đạt trên 95%, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Anh cho biết: UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành tích cực theo dõi tình hình triển khai các dự án do các đơn vị phụ trách, tham mưu Tổ trưởng tổ công tác và UBND tỉnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các chủ đầu tư trong quá trình triển khai các dự án đầu tư công năm 2024. Đối với dự án đang thi công, các chủ đầu tư tăng cường kiểm tra, giám sát hiện trường, đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ trong những tháng còn lại của năm 2024; phân công lãnh đạo trực tiếp quản lý dự án, tăng cường giám sát hiện trường, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc và chịu hoàn toàn trách nhiệm về tiến độ và giải ngân của dự án.

Đồng thời, đề nghị UBND các huyện, thị, thành phố, nơi có dự án triển khai tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy mạnh công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Các sở, ngành liên quan có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương, chủ đầu tư trong giải quyết khó khăn, vướng mắc. UBND tỉnh sẽ xử lý trách nhiệm đối với các chủ đầu tư, đơn vị, tập thể, cá nhân chậm triển khai nhiệm vụ, làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân của tỉnh.

Giảm phiền hà, không kéo dài thời gian trái quy định

Trả lời chất vấn về công tác giải ngân vốn đối ứng năm 2024 của Phó Trưởng ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Trung Kiên, cụ thể là việc phối hợp với các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm đẩy nhanh việc giải ngân nguồn vốn đối ứng, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Quỹ Phát triển đất tỉnh lý giải nguyên nhân dẫn đến việc giải ngân vốn đối ứng năm 2024 đạt thấp do một số địa phương xây dựng dự toán kinh phí ứng vốn từ Quỹ thực hiện dự án chưa sát với thực tế; quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Mặt khác, một số địa phương có số vốn ứng quá hạn chưa hoàn trả, dù trong năm 2024 có phát sinh số thu tiền sử dụng đất nên Quỹ không xem xét cho ứng vốn tiếp.

Cùng với đó, một số địa phương có phương án hoàn trả vốn ứng cho Quỹ không khả thi, do đó, chưa đủ cơ sở để xem xét cho ứng vốn. Điển hình như đề xuất của TP. Pleiku về ứng vốn từ Quỹ Phát triển đất tỉnh để triển khai Dự án khu dân cư đường Nguyễn Văn Linh với tổng vốn đề nghị ứng gần 254,8 tỷ đồng… Nhiều đại biểu không đồng tình với phần trả lời, nhất là việc ứng vốn triển khai Dự án khu dân cư đường Nguyễn Văn Linh, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện, nguy cơ bị thu hồi vốn từ nguồn Trung ương, gây bức xúc trong Nhân dân…

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trương Văn Đạt đề nghị đại diện Quỹ Phát triển đất tỉnh tiếp thu ý kiến của đại biểu, xây dựng báo cáo và sắp xếp buổi làm việc riêng để bàn giải pháp và có hướng tháo gỡ kịp thời. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh cũng đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các sở, ngành, chủ đầu tư, địa phương nhằm tháo gỡ vướng mắc, khó khăn nêu trên trong thực hiện các dự án. Đôn đốc các chủ đầu tư nâng cao trách nhiệm thực hiện, kiên quyết xử lý các chủ đầu tư không hoàn thành nhiệm vụ; giám sát, kiểm tra quá trình thẩm định hồ sơ, thủ tục của các cơ quan, giảm phiền hà và không kéo dài thời gian trái quy định… phấn đấu đến cuối năm 2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 95%.

Hội đồng nhân dân

Chủ tọa điều hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn
Diễn đàn

Tăng cường phối hợp tháo gỡ vướng mắc thực hiện dự án

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai vừa được tổ chức về các nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính - đầu tư xây dựng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trương Văn Đạt đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các dự án. Đôn đốc, kiên quyết xử lý các chủ đầu tư không hoàn thành nhiệm vụ; giám sát, kiểm tra quá trình thẩm định hồ sơ, thủ tục của các cơ quan, giảm phiền hà và không kéo dài thời gian trái quy định…

Toàn cảnh buổi giám sát
Chuyển động

Không để tình trạng trả lại hồ sơ nhiều lần

Ngày 1.10, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Thanh Hóa đã có buổi giám sát việc thực hiện Kết luận số 251/KL-HĐND ngày 2.6.2022 của Thường trực HĐND tỉnh về tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh tại huyện Yên Định.

Các đại biểu biểu quyết thông qua 6 nghị quyết với tỷ lệ tán thành cao
Chuyển động

Cơ sở pháp lý thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển

Kỳ họp thứ 21 (Kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh Hòa Bình Khóa XVII được tổ chức thành công với 6 nghị quyết được thông qua. Nhằm bảo đảm các nghị quyết được triển khai hiệu quả, Phó Bí thư Thường trực tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Bùi Đức Hinh đề nghị, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp có kế hoạch triển khai cụ thể, thực hiện hiệu quả các nghị quyết. Đồng thời, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 và đẩy nhanh thực hiện các dự án đầu tư, nhất là các dự án bất động sản, nhà ở.

Hà Tĩnh: Thông qua 15 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 21
Hội đồng nhân dân

Hà Tĩnh: Thông qua 15 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 21

Chiều 30.9, tại TP. Hà Tĩnh, HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề) Khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026 để xem xét một số nội dung thuộc thẩm quyền. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Trung Dũng; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ chủ tọa kỳ họp.

HĐND huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai biểu quyết thông qua nghị quyết tại kỳ họp
Diễn đàn

Cần quy định thống nhất, cụ thể

Trên thực tế, có những nghị quyết cá biệt nội dung phức tạp cần lấy ý kiến các cá nhân, tổ chức chịu ảnh hưởng; có cần phải đánh giá tác động về xã hội, về môi trường hay không... Đây là những câu hỏi chưa được trả lời, rất cần sự quan tâm, nghiên cứu và hướng dẫn. Việc có một quy định thống nhất, cụ thể về quy trình, thủ tục, trình tự ban hành nghị quyết cá biệt tại các kỳ họp HĐND hết sức cần thiết.

Quang cảnh Kỳ họp thứ 18, HĐND huyện Đại Lộc, Quảng Nam
Diễn đàn

Đẩy mạnh phân cấp trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Luật Đất đai số 31/2024/QH15 đã sửa đổi, bổ sung quy định về quản lý, sử dụng đất đai của 8 luật khác nhằm xử lý mâu thuẫn, chồng chéo giữa các luật, tạo sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật. Nội dung Điều 245 Luật Đất đai 2024 sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương liên quan thẩm quyền HĐND tỉnh, huyện về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Đặc biệt, quy định về thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Điều 72 Luật Đất đai 2024 cơ bản kế thừa các quy định Luật Đất đai 2013 và đẩy mạnh phân cấp hơn trước.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh khảo sát thực tế tuyến đường kiểu mẫu tại xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc
Hội đồng nhân dân

Làm gì để sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững

Với nhiều giải pháp thiết thực, nhất là trong công tác tuyên truyền, vận động, việc triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, kiểu mẫu của huyện Xuân Lộc, xứng đáng là huyện dẫn đầu tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, kết quả phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa nổi bật; chưa có mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ... Đoàn giám sát HĐND tỉnh cho biết, huyện tiếp tục tập trung nguồn lực, phấn đấu đạt mục tiêu huyện NTM kiểu mẫu về phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững đến năm 2025.

Kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh Bắc Ninh thông qua nhiều nội dung quan trọng
Hội đồng nhân dân

Kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh Bắc Ninh thông qua nhiều nội dung quan trọng

Sáng 27.9, tại Trung tâm văn hóa Kinh Bắc (TP. Bắc Ninh), HĐND tỉnh Bắc Ninh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ 21 (chuyên đề) để xem xét, quyết nghị nhiều nội dung mang tính cấp thiết, quan trọng của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội, công tác cán bộ theo thẩm quyền và ổn định đời sống dân sinh.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh khảo sát thực tế tại cơ sở - ảnh NGUYỄN OANH
Hội đồng nhân dân

Kiểu mẫu về phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững

Với nhiều giải pháp thiết thực, nhất là trong công tác tuyên truyền, vận động, việc triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, kiểu mẫu của huyện Xuân Lộc đạt hiệu quả cao, đi đầu của tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, kết quả phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa nổi bật; chưa có mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ...

Quảng Ninh dành nguồn lực cho an sinh xã hội và khắc phục hậu quả bão lũ
Chuyển động

Quảng Ninh dành nguồn lực cho an sinh xã hội và khắc phục hậu quả bão lũ

Cụ thể hóa chủ trương của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tại Hội nghị thứ 55, HĐND tỉnh đã thống nhất điều chỉnh, bổ sung phân bổ dự toán chi ngân sách cấp tỉnh năm 2024. Trong đó, triệt để thực hiện cơ cấu lại nhiệm vụ chi, tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm những khoản chi không thực sự cần thiết để dành 1.000 tỷ đồng thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh sau bão. Đây là nội dung nhận được sự đồng thuận, đánh giá cao của cử tri, Nhân dân trong tỉnh.

Người dân huyện Vân Đồn và các thợ lặn chuyên nghiệp nghiên cứu phương án trục vớt tàu bị đắm
Hội đồng nhân dân

Quảng Ninh: Sớm vực dậy, ổn định cuộc sống sau bão số 3

Bão số 3 càn quét qua địa bàn đã khiến hàng nghìn ngôi nhà tốc mái, đổ sập, hư hỏng; hàng nghìn tàu thuyền bị lật, chìm… Việc HĐND tỉnh thông qua các biện pháp hỗ trợ chi phí xây mới, sửa chữa nhà ở và hỗ trợ một phần chi phí trục vớt phương tiện tàu, thuyền là nghĩa cử quan trọng cùng người dân vực dậy, ổn định cuộc sống, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.