Đầu tư công và một số vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐND

Bài 1: Xác định cụ thể “trường hợp cần thiết”

Bài 1: Xác định cụ thể “trường hợp cần thiết”

Luật Đầu tư công quy định “Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng nhân dân quyết định việc giao cho Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án…”. Do vậy, để bảo đảm quy định và nâng cao chất lượng quyết định chủ trương đầu tư, khi thực hiện cần đề nghị làm rõ xác định cụ thể trường hợp nào là “trường hợp cần thiết”, đồng thời, việc “giao” ở đây được hiểu là phân quyền cho chính quyền địa phương. Quá trình thực hiện, lưu ý thêm các hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư công liên quan đến chủ trương đầu tư…

Vẫn còn thực hiện khác nhau

Đầu tư công là lĩnh vực luôn được quan tâm, có vị trí, vai trò chủ đạo góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Theo Khoản 7, Điều 4 Luật Đầu tư công: chủ trương đầu tư là quyết định của cấp có thẩm quyền về những nội dung chủ yếu của chương trình, dự án đầu tư, làm căn cứ để lập, trình và phê duyệt quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư, quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư công. Trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND các cấp và căn cứ khoản 6, khoản 7, Điều 17 của Luật Đầu tư công.

Picture1.jpg.png
HĐND tỉnh Gia Lai quyết định chủ trương đầu tư dự án Đường liên huyện Chư Sê - Chư Pưh - Chư Prông. Ảnh: T. Kiên

Theo đó, HĐND các cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ngân sách địa phương (trừ dự án nhóm A thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của HĐND cấp tỉnh). Tuy nhiên, quá trình thực hiện, một số địa phương còn thực hiện khác nhau chưa đúng theo các quy định như: trình tự, thủ tục UBND cấp huyện trình HĐND cấp huyện quyết định chủ trương đầu tư chưa bảo đảm; nghị quyết của HĐND cấp huyện về chủ trương đầu tư chương trình, dự án chưa đầy đủ về hồ sơ, nội dung, chưa đúng theo mẫu nghị quyết về chủ trương đầu tư… Trong nội dung của một số nghị quyết chủ trương đầu tư dự án sử dụng các cụm từ: “sửa chữa”, “duy tu”, “bảo dưỡng”, hoặc tách riêng kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng thành một dự án độc lập để bố trí vốn là chưa phù hợp với quy định hiện hành.

Lưu ý các hành vi bị nghiêm cấm

Từ thực tế trên, để bảo đảm thực hiện đúng quy định, hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư phải đầy đủ theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 6.4.2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn đầu tư công do địa phương quản lý tuân thủ theo quy định tại Điều 27 của Luật Đầu tư công. Cùng với đó, cần xem xét cụ thể các điều kiện quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án được quy định tại Điều 18 Luật Đầu tư công, như sự phù hợp với kế hoạch, quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch; nguồn vốn, khả năng cân đối vốn của dự án…

Luật Đầu tư công năm 2019 (thay thế Luật Đầu tư công năm 2014)và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng, thống nhất trong quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư công. Qua đó, khắc phục được tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí, chậm tiến độ, nợ đọng kéo dài; đồng thời, tạo ra hệ thống pháp luật đồng bộ để quản lý toàn bộ quá trình đầu tư công. Ngay từ đầu giai đoạn 2021 - 2025, UBND tỉnhGia Lai và các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnhđã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc chỉ đạo, hướng dẫn. UBND cấp huyện căn cứ nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn của HĐND tỉnh, trình HĐND cấp huyện quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của địa phương bảo đảm theo quy định.

Cơ quan ra nghị quyết (quyết định) bảo đảm các nội dung theo mẫu số 9 tại phụ lục II kèm theo của Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 6.4.2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công (lưu ý hạn chế dùng các từ “thông qua”, “thống nhất” tại trích yếu của nghị quyết).

Về cơ quan lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư: Chủ tịch UBND cấp huyện giao cơ quan chuyên môn hoặc UBND cấp dưới trực tiếp lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án; nên thành lập Hội đồng thẩm định (theo thẩm quyền thành lập là của Chủ tịch UBND, không phải là thẩm quyền của UBND) để thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án.

Luật quy định “Trong trường hợp cần thiết, Hội đng nhân dân quyết định việc giao cho Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án…”. Do vậy, khi thực hiện cần đề nghị làm rõ xác định cụ thể trường hợp nào là “trường hợp cần thiết”, đồng thời, việc “giao” ở đây được hiểu là phân quyền cho chính quyền địa phương. Trong nội dung của nghị quyết (quyết định) chủ trương đầu tư dự án hạn chế sử dụng các cụm từ: “sửa chữa”, “duy tu”, “bảo dưỡng” (để theo tính chất phân loại dự án đầu tư công); đối với chương trình, dự án nhóm B, nhóm C, không được tách riêng kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng thành một dự án độc lập để bố trí vốn (hiện nay chưa có quy định về nội dung này).

Ngoài ra, quá trình thực hiện cần lưu ý thêm các hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư công liên quan đến chủ trương đầu tư: Quyết định chủ trương đầu tư không phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; không xác định được nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; không đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Quyết định đầu tư chương trình, dự án khi chưa được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc không đúng với các nội dung về mục tiêu, phạm vi, quy mô, vượt tổng vốn đầu tư của chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định.

Diễn đàn

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Thanh Hóa Khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Hội đồng nhân dân

Bài 1: “Lực đẩy” phát triển kinh tế

Ngày 5.8.2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 58-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết số 58-NQ/TW là kim chỉ nam để Thanh Hóa hướng đến mục tiêu trở thành một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc. Để hiện thực hóa “mục tiêu lớn” đó, ngày 13.11.2021, Quốc hội Khóa XV đã ban hành Nghị quyết số 37/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa (Nghị quyết số 37). Sau 3 năm triển khai, với sự chủ động, tích cực của hệ thống chính trị, nhiều cơ chế, chính sách đã thực sự đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả, tạo động lực phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, vẫn còn không ít vướng mắc, khó khăn cần sớm được tháo gỡ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh Đồng Nai khảo sát thực tế theo đơn kiến nghị của người dân
Diễn đàn

Bài 3: Kịp thời chuyển cơ quan chức năng cùng cấp các hành vi vi phạm

Xem xét, chủ động, kịp thời chuyển cơ quan chức năng cùng cấp: Ủy ban kiểm tra cấp ủy xem xét kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức và cá nhân liên quan có hành vi vi phạm các quy định của Đảng; chuyển cơ quan thanh tra đối với hành vi vi phạm quy định pháp luật của Nhà nước; chuyển cơ quan điều tra để điều tra xử lý đối với các hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, hành vi tham nhũng, tiêu cực, có nguy cơ gây thất thoát tài sản, ngân sách nhà nước qua giám sát của HĐND các cấp.

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh đi thực tế khu vực xử lý chất thải của Công ty CP Môi trường Thiên Thanh
Hội đồng nhân dân

Bài 2: Tạo nguồn cán bộ chuyên trách HĐND

Để tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với tổ chức bộ máy và hoạt động của HĐND các cấp, Đề án của Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây dựng “Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp tỉnh Đồng Nai đến năm 2031” xác định trách nhiệm của các cấp ủy đảng: Thực hiện tốt công tác quy hoạch, luân chuyển, điều động cán bộ là đại biểu HĐND chuyên trách; có kế hoạch luân chuyển nhằm tạo nguồn cán bộ chuyên trách HĐND tỉnh, cấp huyện; cơ cấu, giới thiệu bầu cấp ủy viên cùng cấp đối với Trưởng các Ban HĐND cấp tỉnh...

Đoàn khảo sát Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh khảo sát Cụm công nghiệp Long Phước, xã Long Phước, huyện Long Thành.
Diễn đàn

Bài 1: Công khai, minh bạch kết luận giám sát

100% cấp ủy huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn hàng năm ban hành văn bản lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của HĐND huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn. Định kỳ hàng quý, Thường trực HĐND tỉnh Đồng Nai tổ chức ít nhất 1 phiên giải trình; Thường trực HĐND cấp huyện, xã tùy theo tình hình thực tế hàng năm tổ chức ít nhất 2 phiên giải trình… 100% kết luận giám sát của HĐND phải được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và trang thông tin điện tử của các cơ quan, địa phương.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu khảo sát tình hình xâm thực bờ biển tại khu vực Công viên biển Bình Sơn, Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm
Diễn đàn

Tăng cường giám sát chuyên đề của Tổ đại biểu

Từ đầu năm đến nay, phát huy vai trò, trách nhiệm, Thường trực HĐND Ninh Thuận đã tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND: Ban hành quy định theo dõi, đánh giá hoạt động của Tổ đại biểu, đại biểu HĐND tỉnh; chỉ đạo nâng chất lượng thẩm tra của các Ban HĐND; chỉ đạo tăng cường giám sát chuyên đề của Tổ đại biểu HĐND tỉnh... Hoạt động giám sát chuyên đề của Tổ đại biểu được đẩy mạnh, tập trung vào những vấn đề đông đảo cử tri tại địa bàn ứng cử quan tâm.

Đoàn khảo sát làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư
Hội đồng nhân dân

Bài cuối: Giải quyết nhanh các vướng mắc trong thực hiện đối với từng dự án

Với những tồn tại, hạn chế được chỉ ra trong quá trình khảo sát, Thường trực HĐND tỉnh Vĩnh Long kiến nghị, cần quán triệt đến cán bộ, công chức, viên chức về ý nghĩa, mục đích, yêu cầu, tầm quan trọng của công tác xây dựng cơ bản (XDCB) đối với nhiệm vụ phát triển của địa phương. Đặc biệt, phân công rõ trách nhiệm, đúng thẩm quyền, giải quyết nhanh những vướng mắc để bảo đảm tiến độ thực hiện đối với từng dự án.

Thường trực HĐND khảo sát thực tế tại Dự án tái định cư - phát triển đô thị thành phố Vĩnh Long
Hội đồng nhân dân

Bài 1: Đóng góp tích cực vào kết quả tăng trưởng, phát triển chung

Qua khảo sát thực tế 18 công trình, dự án tại 10 đơn vị, chủ đầu tư và làm trực tiếp làm việc với Ban Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thường trực HĐND tỉnh Vĩnh Long đã thẳng thắn chỉ rõ những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trong thực hiện chính sách pháp luật, nghị quyết của HĐND tỉnh về đầu tư công bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước năm 2024 trên địa bàn. Từ đó, kiến nghị nhiều giải pháp khắc phục, tháo gỡ; nhất là yêu cầu rõ trách nhiệm, đúng thẩm quyền, giải quyết nhanh các vướng mắc đối với từng dự án...

Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Thị Hồng Phúc chủ trì khảo sát thực tế công trình đầu tư Bờ kè thị trấn Tân Thạnh
Hội đồng nhân dân

Tạo đột phá trong huy động nguồn lực đầu tư công

Qua giám sát công tác lập, quản lý đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025, HĐND tỉnh Long An đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo nâng cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý về đầu tư công gắn với quyền hạn, trách nhiệm được giao; huy động lực lượng chuyên gia góp ý ngay từ đầu… Đặc biệt, cần có đột phá trong xây dựng, huy động nguồn lực thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn, hàng năm đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững; bảo đảm sự hài hòa giữa đầu tư phát triển kinh tế và xã hội.

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Mai Văn Nhiều đi thực tế cơ sở tìm hiểu, giám sát việc giải quyết vấn đề cử tri kiến nghị
Hội đồng nhân dân

Trực diện giám sát vấn đề cử tri bức xúc

Phát huy tinh thần, trách nhiệm trước cử tri và nhân dân, hoạt động giám sát việc giải quyết kiến nghị cử tri, đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân thời gian qua được Thường trực HĐND tỉnh Long An đặc biệt quan tâm; qua đó, nhiều kiến nghị, phản ảnh, khiếu nại xác đáng của cử tri, công dân được kịp thời giải quyết, tạo đồng thuận trong xã hội.

Chủ tọa điều hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn
Diễn đàn

Tăng cường phối hợp tháo gỡ vướng mắc thực hiện dự án

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai vừa được tổ chức về các nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính - đầu tư xây dựng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trương Văn Đạt đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các dự án. Đôn đốc, kiên quyết xử lý các chủ đầu tư không hoàn thành nhiệm vụ; giám sát, kiểm tra quá trình thẩm định hồ sơ, thủ tục của các cơ quan, giảm phiền hà và không kéo dài thời gian trái quy định…

Tăng cường phối hợp tháo gỡ vướng mắc thực hiện dự án
Hội đồng nhân dân

Tăng cường phối hợp tháo gỡ vướng mắc thực hiện dự án

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai vừa được tổ chức về các nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính - đầu tư xây dựng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trương Văn Đạt đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các dự án. Đôn đốc, kiên quyết xử lý các chủ đầu tư không hoàn thành nhiệm vụ; giám sát, kiểm tra quá trình thẩm định hồ sơ, thủ tục của các cơ quan, giảm phiền hà và không kéo dài thời gian trái quy định…

HĐND huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai biểu quyết thông qua nghị quyết tại kỳ họp
Diễn đàn

Cần quy định thống nhất, cụ thể

Trên thực tế, có những nghị quyết cá biệt nội dung phức tạp cần lấy ý kiến các cá nhân, tổ chức chịu ảnh hưởng; có cần phải đánh giá tác động về xã hội, về môi trường hay không... Đây là những câu hỏi chưa được trả lời, rất cần sự quan tâm, nghiên cứu và hướng dẫn. Việc có một quy định thống nhất, cụ thể về quy trình, thủ tục, trình tự ban hành nghị quyết cá biệt tại các kỳ họp HĐND hết sức cần thiết.

Quang cảnh Kỳ họp thứ 18, HĐND huyện Đại Lộc, Quảng Nam
Diễn đàn

Đẩy mạnh phân cấp trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Luật Đất đai số 31/2024/QH15 đã sửa đổi, bổ sung quy định về quản lý, sử dụng đất đai của 8 luật khác nhằm xử lý mâu thuẫn, chồng chéo giữa các luật, tạo sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật. Nội dung Điều 245 Luật Đất đai 2024 sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương liên quan thẩm quyền HĐND tỉnh, huyện về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Đặc biệt, quy định về thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Điều 72 Luật Đất đai 2024 cơ bản kế thừa các quy định Luật Đất đai 2013 và đẩy mạnh phân cấp hơn trước.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh khảo sát thực tế tuyến đường kiểu mẫu tại xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc
Hội đồng nhân dân

Làm gì để sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững

Với nhiều giải pháp thiết thực, nhất là trong công tác tuyên truyền, vận động, việc triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, kiểu mẫu của huyện Xuân Lộc, xứng đáng là huyện dẫn đầu tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, kết quả phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa nổi bật; chưa có mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ... Đoàn giám sát HĐND tỉnh cho biết, huyện tiếp tục tập trung nguồn lực, phấn đấu đạt mục tiêu huyện NTM kiểu mẫu về phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững đến năm 2025.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh khảo sát thực tế tại cơ sở - ảnh NGUYỄN OANH
Hội đồng nhân dân

Kiểu mẫu về phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững

Với nhiều giải pháp thiết thực, nhất là trong công tác tuyên truyền, vận động, việc triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, kiểu mẫu của huyện Xuân Lộc đạt hiệu quả cao, đi đầu của tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, kết quả phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa nổi bật; chưa có mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ...

Bí thư Thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã Lê Trường Giang gặp gỡ, lắng nghe ý kiến cử tri
Diễn đàn

Bài cuối: Kiên trì đeo bám, không để kiến nghị bị “lãng quên”

Bên cạnh chú trọng tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri, phân loại theo lĩnh vực, đánh số theo thứ tự để có cơ sở theo dõi, đôn đốc giải quyết… Thường trực HĐND thị xã Hoàng Mai, Nghệ An cùng với các Ban, Tổ đại biểu và đại biểu xác định rõ giám sát kiên trì, đeo bám liên tục, không để kiến nghị cử tri bị “lãng quên” và “đi đến cùng sự việc”.

Toàn cảnh buổi làm việc
Hội đồng nhân dân

Bảo đảm định mức biên chế góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Để bảo đảm định mức giáo viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phục vụ kịp thời cho công tác dạy và học, thì việc ban hành quyết định giao số lượng hợp đồng lao động giảng dạy thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh năm học 2024-2025 là cần thiết… Tuy nhiên, cần quan tâm sắp xếp, bảo đảm định mức số học sinh/lớp theo quy định; nghiên cứu kỹ việc thừa, thiếu cục bộ giáo viên để có tính toán, phân bổ khoa học;…

Tổ đại biểu HĐND huyện Thanh Chương giám sát thực tế việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị của cử tri trên địa bàn
Hội đồng nhân dân

Bài 2: Định kỳ nghe báo cáo tiến độ, kết quả giải quyết

Theo Thường trực HĐND huyện Thanh Chương, việc Thường trực HĐND huyện định kỳ tổ chức họp nghe UBND huyện, các tổ chức, đơn vị báo cáo tiến độ, kết quả giải quyết các kiến nghị của cử tri có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng báo cáo trả lời việc giải quyết; đồng thời, bảo đảm việc tuân thủ thực hiện đúng quy định trong hoạt động giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri. Cùng với đó là phát huy vai trò giám sát của Tổ đại biểu.

HĐND huyện Yên Thành giám sát việc thực hiện Đề án phát triển chăn nuôi hàng hóa giai đoạn 2021 - 2025.
Diễn đàn

Bài 1: Hướng về cơ sở, tăng cường khảo sát thực tế

Tại Hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động với Thường trực HĐND cấp huyện lần thứ 5, nhiệm kỳ 2021 - 2026 do Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An tổ chức vừa qua, nhiều cách làm hiệu quả đã được chia sẻ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát quyền lực như: tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy Đảng đối với hoạt động của HĐND; định kỳ tổ chức họp nghe tiến độ, kết quả giải quyết các kiến nghị; tăng cường hướng về cơ sở; đồng hành với chính quyền, giám sát các kiến nghị ngay trong quá trình giải quyết…

HĐND các tỉnh, thành phố đang phải tổ chức rất nhiều kỳ họp chuyên đề để giải quyết công việc phát sinh
Diễn đàn

Bài cuối: “Trao quyền” cho Thường trực HĐND giải quyết các vấn đề phát sinh

Thường trực HĐND là cơ quan thường trực, hoạt động thường xuyên của HĐND. Tuy nhiên, hiện nay mọi vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐND chỉ được giải quyết tại kỳ họp HĐND chứ không quy định về việc HĐND ủy quyền cho Thường trực HĐND thực hiện một số công việc phát sinh thuộc thẩm quyền của HĐND trong thời gian giữa hai kỳ họp. Điều này khiến HĐND đang phải tổ chức nhiều kỳ họp chuyên đề gây tốn kém ngân sách, không phát huy được vai trò của Thường trực HĐND.