Hoạt động P2P Lending của Lendbiz tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro

Lendbiz được giới thiệu là Công ty hàng đầu Việt nam trong lĩnh vực đầu tư ngang hàng (P2P Lending) giúp kết nối giữa các Doanh nghiệp, Hộ kinh doanh với cộng đồng các Nhà đầu tư. Doanh nghiệp này cũng là chủ của App đầu tư “hút” tiền lẻ có tên 3GANG. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư, cho vay ngang hàng đã được Ngân hàng Nhà nước chỉ rõ nhiều nguy cơ rủi ro.

Pháp luật chưa có quy định về hoạt động P2P Lending

Vừa qua, Báo Đại biểu Nhân dân đã phản ánh về tình trạng trên một số nền tảng mạng xã hội, nhiều công ty tài chính đã đăng tải thông tin quảng cáo về các ứng dụng điện thoại (app) kêu gọi đầu tư với những lời lẽ “có cánh” nhằm câu kéo người dùng tải app và đầu tư với số tiền chỉ từ vài chục nghìn đồng.

Đáng chú ý có sự xuất hiện của app “3GANG – Túi tiền của bạn”. Trên thị trường, những ứng dụng “hút” tiền lẻ như 3Gang không hề xa lạ đối với người Việt Nam. Trước đó, Tikop, Finhay, Passion Invest, Infina, Savenow, Buff, Fmarket…đều là những cái tên quen thuộc có cách thức hoạt động khá tương đồng với 3Gang. Các ứng dụng này đều chấp nhận số tiền gửi rất nhỏ, thậm chí từ 10.000 đồng lãi suất thì luôn cao hơn lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng.

Hoạt động P2P Lending của Lendbiz tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro -0
Lendbiz tự giới thiệu là Công ty hàng đầu việt nam về hoạt động P2P Leding

Qua tìm hiểu, 3 GANG chịu sự quản lý trực tiếp của Công ty CP Lendbiz Capital và thuộc Công ty Cổ phần Lendbiz do ông Nguyễn Việt Hưng làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Doanh nghiệp này còn có sự tham gia của ông Trần Anh Vương (Shark Vương) với vai trò cố vấn cao cấp.

Theo thông tin công bố của Lendbiz, doanh nghiệp này là Công ty hàng đầu Việt nam trong lĩnh vực đầu tư ngang hàng (P2P Lending) giúp kết nối giữa các Doanh nghiệp, Hộ kinh doanh với cộng đồng các Nhà đầu tư.

Theo các chuyên gia tài chính, hiện nay tại Việt Nam các văn bản quy phạm pháp luật quản lý, điều chỉnh cho phạm vi công nghệ mới chưa được đầy đủ, rõ ràng, các chính sách pháp lý bổ sung ban hành còn chậm so với tốc độ phát triển khá nhanh của công nghệ. Khuôn khổ pháp lý về cơ bản mới chỉ đáp ứng được một phần cho lĩnh vực fintech trong hoạt động thanh toán, chưa đầy đủ và đồng bộ cho các hoạt động khác, như hoạt động P2P Lending.

Hoạt động P2P Lending của Lendbiz tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro -0
Ông Nguyễn Việt Hưng- CEO của Công ty cổ phần Lendbiz (Nguồn: Lendbiz)

Đáng chú ý, liên quan đến hoạt động P2P Lending Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản số 5228/NHNN/CSTT về hoạt động cho vay ngang hàng (P2P Lending) gửi đến các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về hoạt động cho vay ngang hàng.

Nội dung văn bản cho biết, thời gian qua, sự bùng nổ các ứng dụng từ thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đã thúc đẩy nhiều sản phẩm, dịch vụ mới, trong đó có ứng dụng cho vay P2P Lending.

Liên quan đến lĩnh vực này, Ngân hàng Nhà nước đề nghị các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần thận trọng.

Theo lý giải của Ngân hàng Nhà nước, P2P Lending là hoạt động được thiết kế và xây dựng trên nền tảng ứng dụng công nghệ số để kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay (nhà đầu tư) mà không thông qua trung gian tài chính như tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Toàn bộ hoạt động, vay, trả nợ (gốc, lãi) giữa người đi vay và người cho vay được nền tảng giao dịch trực tuyến của công ty vận hàng ghi nhận và lưu trữ bằng các bảng ghi điện tử, số hóa trên hệ thống cơ sở dữ liệu của công ty P2P Lending, được đăng tài cho khách hàng đăng ký tham gia nền tảng truy cập.

Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, tại Việt Nam một số công ty đã đăng ký hành nghề kinh doanh là tư vấn tài chính, môi giới tài chính và tự giới thiệu là công ty P2P Lending cung cấp dịch vụ kết nối nhà đầu tư và người đi vay, tuy nhiên pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định về lĩnh vực này.

P2P Lending có thể bị lợi dụng thực hiện hành vi bất hợp pháp

Theo Ngân hàng Nhà nước, mô hình P2P Lending cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các bên tham gia, có thể gây mất ổn định kinh tế xã hội do các bên có liên quan không trả được nợ; để lại những hệ lụy kéo dài, hết sức nặng nề mà nhiều nước trên thế giới đã phải trả giá thời gian qua.

Đáng chú ý, theo rà soát của Ngân hàng Nhà nước, một số công ty P2P Lending lợi dụng việc thiếu thông tin, thiếu hiểu biết của người dân để quảng cáo và đưa ra thông tin không rõ ràng, sai lệch dẫn đến nhà đầu tư hiểu nhầm về việc các hoạt động đầu tư/cho vay qua các nền tảng của công ty P2P Lending đều được bảo hiểm rủi ro.

Hoạt động P2P Lending của Lendbiz tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro -0
Ngân hàng Nhà nước đã chỉ rõ những rủi ro ở hoạt động P2P Lending

"Hoạt động P2P Lending mới được hình thành và phát triển gần đây, các nền tảng giao dịch trực tuyến của công ty P2P Lending chưa được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, đánh giá nên có thể tồn tại nguy cơ bị tấn công mạng, đánh cắp thông tin gây thiệt hại cho các bên tham gia," văn bản Ngân hàng Nhà nước nêu rõ.

Một số công ty P2P Lending là kênh phân phối, tìm kiếm khách hàng cho công ty tài chính, công ty cầm đồ hoặc công ty cầm đồ hợp tác với công ty công nghệ xây dựng nền tảng giao dịch trực tuyến để công ty cầm đồ tìm kiếm người đi vay và thực hiện cho vay; trong đó, một số công ty cầm đồ sử dụng nguồn tiền từ các khoản vay nước ngoài hoặc các khoản vay từ cá nhân, tổ chức trong nước để cho vay lại.

Một số đối tượng có thể lợi dụng mô hình P2P Lending thực hiện hành vi bất hợp pháp (hoạt động tín dụng đen, cho vay nặng lãi, cho vay cầm đồ biến tướng, hoạt động tài chính đa cấp...), đưa ra quảng cáo sai sự thật, hứa hẹn lợi nhuận cao, lãi suất cạnh tranh để lừa đảo, chiếm dụng vốn của người dân; tác động tiêu cực đến cuộc sống của người dân, gây bất ổn đến an ninh kinh tế và ổn định xã hội.

Trong một số trường hợp, công ty P2P Lending và công ty cầm đồ thậm chí còn có dấu hiệu vi phạm Điều 8 Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi khi thực hiện hoạt động ngân hàng dưới hình thức cấp tín dụng.

Theo Luật Sư Vi Văn Diện (Đoàn Luật sư Hà Nội), Giám đốc Công ty TNHH Luật Thiên Minh, trước những khuyến cáo của Ngân hàng Nhà nước, người dân khi sử dụng các dịch vụ liên quan đến tài chính của Lendbiz cần có sự cân nhắc, tìm hiểu kỹ lưỡng. Đặc biệt, các cơ quan chức năng như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài Chính, Bộ Công an cũng cần thường xuyên kiểm tra, rà soát về các công ty đang hoạt động mô hình P2P Lending để bảo đảm sự lành mạnh của nền kinh tế, bảo vệ an toàn cho tài sản của các nhà đầu tư.

Tài chính

Ảnh minh họa
Kinh tế

Trong "nguy" có "cơ"

PGS.TS. Trần Việt Dũng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng, Học viện Ngân hàng


Mức thuế 46% Hoa Kỳ áp cho hàng hóa Việt Nam không chỉ là rào cản mà là lời nhắc nhở quan trọng về sự thay đổi, thích nghi và chủ động tìm hướng đi mới. Trong sự chủ động ấy, nếu có sự đồng lòng giữa Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội, Việt Nam hoàn toàn có thể "biến nguy thành cơ" để phát triển mạnh mẽ.

Ảnh minh họa
Tài chính

Vận hội mới của kinh tế tư nhân

TS. Vũ Hồng Thanh - Chuyên gia kinh tế

Kinh tế tư nhân đang đứng trước một vận hội phát triển mạnh mẽ khi Việt Nam chuẩn bị ban hành nghị quyết mới về kinh tế tư nhân. Điều này càng được khẳng định sau bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nhấn mạnh vai trò quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc dân khi đóng góp tới 51% vào GDP, một động lực chính cho tăng trưởng, tích cực đổi mới sáng tạo và nâng cao sức cạnh tranh.

Kết thúc năm 2024, ABBANK tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng trong quy mô hoạt động
Tài chính

ABBANK triển khai gói tài trợ thúc đẩy phát triển bền vững ngành điện

Với mong muốn trở thành đối tác tài chính chiến lược đồng hành cùng sự phát triển bền vững của ngành điện Việt Nam, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tiếp tục triển khai và đẩy mạnh gói tài trợ chuỗi cung ứng ngành điện, cung cấp các giải pháp tài chính linh hoạt, tối ưu cho các doanh nghiệp tham gia đấu thầu và thực hiện các gói thầu, dự án, hợp đồng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Hải quan thu ngân sách quý I đạt 19,5% dự toán
Tài chính

Hải quan thu ngân sách quý I đạt 19,5% dự toán

Với việc thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, chống thất thu trong triển khai nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước, trong quý I.2025, toàn ngành hải quan đã thu đạt 80.205 tỷ đồng, bằng 19,5% dự toán được giao, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2024.

AMH
Tài chính

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc cho 11 dự án BOT

Bộ Xây dựng đang soạn thảo nghị quyết của Quốc hội nhằm đưa ra cơ chế và chính sách đặc thù để giải quyết những vướng mắc trong một số dự án hạ tầng giao thông theo mô hình hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao). Dự kiến, văn bản này sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5 tới.

AMH
Kinh tế

“Lấp” khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu

Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm cơ chế xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã hết hiệu lực thi hành từ 1.1.2024. Với khoảng trống pháp lý hiện nay, tiến trình xử lý nợ xấu chậm hơn và tốn kém hơn. Để hoàn thiện hành lang pháp lý xử lý nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), trong đó luật hóa một số nội dung của Nghị quyết 42.

Kiến nghị giải pháp “cởi trói” cho trái phiếu hạ tầng giao thông
Tài chính

Kiến nghị giải pháp “cởi trói” cho trái phiếu hạ tầng giao thông

Mặc dù Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) cho phép, song đến nay chưa có doanh nghiệp nào phát hành trái phiếu thành công để đầu tư dự án PPP, đại diện Tập đoàn Đèo Cả nói tại Hội nghị “Quỹ đầu tư và đầu tư nước ngoài trong Kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam” do Bộ Tài chính tổ chức ngày 28.3.

Toàn cảnh Hội nghị
Tài chính

Nhà đầu tư chứng khoán cá nhân nên tham gia quỹ chuyên nghiệp

Tại Hội nghị "Quỹ đầu tư và đầu tư nước ngoài trong kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam" ngày 28.3, các chuyên gia cho rằng, cần thay đổi nhận thức và hành vi của nhà đầu tư cá nhân, khuyến khích họ tham gia các quỹ đầu tư chuyên nghiệp để giảm thiểu rủi ro, vừa tận dụng được chuyên môn của các nhà quản lý quỹ, vừa mang lại lợi nhuận dài hạn cao hơn so với giao dịch ngắn hạn theo cảm tính.

VIB ra mắt gói vay căn hộ, nhà phố quy mô 45.000 tỷ
Tài chính

VIB ra mắt gói vay căn hộ, nhà phố quy mô 45.000 tỷ

Sau thành công của Gói vay căn hộ, nhà phố năm 2024 với đặc tính “Vay nhanh, trả dễ”, góp phần giúp hơn 15.000 gia đình Việt sở hữu căn nhà mơ ước, VIB đã chính thức ra mắt gói Vay mua căn hộ, nhà phố năm 2025 quy mô 45.000 tỷ đồng, cùng với nhiều tính năng ưu việt và lợi ích cao dành cho khách hàng.

Bac A Bank hỗ trợ doanh nghiệp phát triển đường dài với lãi vay ưu đãi chỉ từ 5,5%
Tài chính

Bac A Bank hỗ trợ doanh nghiệp phát triển đường dài với lãi vay ưu đãi chỉ từ 5,5%

Nhằm hỗ trợ Khách hàng doanh nghiệp tiếp cận nhanh nguồn tài chính ưu đãi - đáp ứng toàn diện nhu cầu mở rộng đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh, Ngân hàng TMCP Bắc Á chính thức triển khai chương trình ưu đãi “Vay vốn dễ dàng - Vững vàng chạm đích” áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn.

AMH
Tài chính

Kho bạc Nhà nước hoạt động theo mô hình mới

Từ ngày 15.3.2025, hệ thống Kho bạc Nhà nước đi vào hoạt động theo mô hình tổ chức bộ máy mới thống nhất. Đây là dấu mốc quan trọng với hệ thống Kho bạc Nhà nước, bước sang giai đoạn phát triển mới tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

Doanh nghiệp liên tiếp mua bản quyền chương trình của Trung Quốc đưa về Việt Nam lãi lớn nhờ doanh thu tài chính
Tài chính

Doanh nghiệp liên tiếp mua bản quyền chương trình của Trung Quốc đưa về Việt Nam lãi lớn nhờ doanh thu tài chính

Nhìn vào dữ liệu tài chính cho thấy, việc đưa các chương trình bản quyền từ Trung Quốc về Việt Nam đang là "gà đẻ trứng vàng" của Yeah 1 Group. Ngay sau "anh trai" và "chị đẹp", mới đây Yeah 1 Group cho biết trong năm 2025 sẽ tiếp tục phát triển hai dự án trọng điểm là Show It All và HAHA Farmer đều được mua bản quyền từ Trung Quốc.

Ảnh
Tài chính

Việt Nam có thể tăng trưởng 8% trong năm nay

Theo Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Andrea Coppola, Việt Nam “hoàn toàn có thể đạt” mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay, với các điều kiện đi kèm, như: phải có chính sách tài khóa hiệu quả hơn nữa, tăng giải ngân vốn đầu tư công cả về mức đầu tư cũng như chất lượng; thúc đẩy đầu tư tư nhân; theo dõi sát sao lạm phát để có điều chỉnh kịp thời…