Nguyên nhân và biến chứng của bệnh mất ngủ?

Mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ phổ biến gây nên tình trạng khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ hoặc gây ra tình trạng thức dậy sớm và không thể quay vào giấc ngủ trở lại. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi khi bạn thức dậy.

Theo Bệnh viện Lão khoa Trung ương, mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cả sức khỏe chung, công việc và chất lượng cuộc sống.

Ngủ bao nhiêu là đủ? Điều này khác nhau ở mỗi người, nhưng hầu hết người trưởng thành cần 7-8 tiếng ngủ mỗi đêm.

Đôi khi, nhiều người trưởng thành trải qua mất ngủ ngắn hạn (cấp tính), tình trạng kéo dài khoảng vào ngày đến vài tuần. Đó thường là hậu quả của stress hoặc sự kiện sang chấn.

Nhưng một số người lại bị mất ngủ dài hạn (mạn tính) kéo dài tới vài tháng hoặc hơn. Mất ngủ có thể là vấn đề nguyên phát, hoặc cũng có thể là vấn đề kèm theo tình trạng bệnh cơ thể hoặc bệnh lý tâm thần nào đó.

Bạn không cần phải chịu đựng mất ngủ buổi đêm. Một vài thay đổi nhỏ trong thói quen hàng ngày đôi khi lại có ích.

Triệu chứng của mất ngủ

Triệu chứng của mất ngủ có thể bao gồm: Khó đi vào giấc ngủ; Thức dậy trong đêm’ Dậy quá sớm; Không cảm thấy khỏe sau một giấc ngủ đêm; Mệt mỏi hoặc buồn ngủ vào ban ngày; Dễ kích thích, trầm hoặc lo âu

Mất ngủ gây khó tập trung, chú tâm vào nhiệm vụ hoặc ghi nhớ; Dễ mắc lỗi hoặc tai nạn; Lo lắng nhiều về giấc ngủ

Mất ngủ có thể là vấn đề nguyên phát, hoặc là có thể là tình trạng đi kèm với các vấn đề khác.

Mất ngủ mạn tính thường xuyên là hậu quả của stress, sự kiện trong cuộc sống hoặc là các thói quen gây gián đoạn ngủ. Điều trị các nguyên nhân nằm bên dươi có thể giải quyết tình trạng mất ngủ, nhưng đôi khi điều đó cần tới hàng năm.

Nguyên nhân phổ biến của việc mất ngủ mạn tính

Stress: Lo lắng về công việc, trường học, sức khỏe, tài chính hoặc gia đình có thể làm cho tâm trí của bạn hoạt động vào buổi tối, khiến cho khó đi vào giấc ngủ. Các sự kiện gây stress hoặc sang chấn – ví dụ như cái chết hoặc đau ốm của người thân yêu, li dị hoặc mất việc – cũng có thể dẫn đến mất ngủ

Du lịch hoặc lịch làm việc: Nhịp sinh học đóng vai trò như một đồng hồ bên trong, chỉ đạo những việc như nhịp thức ngủ, chuyển hóa, nhiệt độ cơ thể. Phá vỡ nhịp sinh học có thể dẫn đến mất ngủ. Các nguyên nhân có thể là lệch múi giờ khi di chuyển qua các múi giờ, làm việc vào ca sớm hoặc ca tối, hoặc thay đổi ca làm việc thường xuyên.

Thói quen ngủ kém: Thói quen ngủ kém bao gồm: không đi ngủ đúng giờ, ngủ vặt, các hoạt động kích thích trước khi ngủ, một môi trường ngủ không thoải mái, sử dụng giường để làm việc, ăn và xem tivi. Máy tính, tivi, video game, smartphone hoặc các phương tiện khác có thể cản trở vào chu kỳ ngủ.

Ăn quá nhiều vào buổi tối: sẽ không có vấn đề gì nếu ăn 1 chút snack trước giờ đi ngủ, nhưng ăn quá nhiều có thể dẫn đến không thoải mái về mặt thể chất trong khi nằm xuống. Rất nhiều người đã có ợ nóng, ợ axit và các thức ăn từ dạ dày lên thực quản sau khi ăn, điều đó có thể khiến bạn bị tỉnh.

Mất ngủ mạn tính có thể liên quan đến các bệnh lý cơ thể khác hoặc việc sử dụng một số loại thuốc. Điều trị bệnh lý cơ thể có thể giúp việc cải thiện giấc ngủ, nhưng mất ngủ có vẫn kéo dài sau khi tình trạng bệnh lý cơ thể được cải thiện

Bên cạnh đó, các rối loạn tâm thần: Rối loạn lo âu, ví dụ như rối loạn stress sau sang chấn, có thể ảnh hưởng đến cảm giác buồn ngủ. Dậy quá sớm có thể là dấu hiệu của trầm cảm. Mất ngủ thường xuyên xuất hiện ở những rối loạn tâm thần khác.

Thuốc: Nhiều thuốc được kê có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, ví dụ như một số thuốc chống trầm cảm và thuốc hen suyễn, thuốc huyết áp. Nhiều thuốc không kê toa- ví dụ như một số thuốc để giảm đau, thuốc dị ứng, cảm lạnh, giảm cân – bao gồm cafein và các thuốc kích thích khác có thể phá vỡ giấc ngủ.

Bệnh cơ thể: đau, ung thư, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch, hen suyễn, GERD, cường giáp, bệnh parkinson và bệnh alzheimer…là những ví dụ cho bệnh lý cơ thể có ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Rối loạn liên quan đến giấc ngủ: Chứng ngừng thở khi ngủ có thể khiến việc thở bị dừng lại theo từng giai đoạn trong suốt một đêm, gây cản trở giấc ngủ. Hội chứng chân không nghỉ “Restless legs syndrome” gây nên những cảm giác không thoải mái ở chân và hầu hết là muốn đi đi lại lại, điều nay gây cản trở việc đi vào giấc ngủ.

Caffein, nicotine và rượu: cà phê, trà, cola và các thức uống có cà phê khác là các chất kích thích. Uống những thức uống đó vào chiều muộn hoặc buổi tối có thể khiến bạn không thể đi vào giấc ngủ vào ban tối. Nicotin trong thuốc lá là một chất kích thích khác cũng gây cản trở giấc ngủ. Rượu có thể khiến bạn ngủ dễ dàng, tuy nhiên nó lại ảnh hưởng tới giai đoạn ngủ sâu, gây nên tình trạng thức giấc giữa đêm.

Mất ngủ và tuổi già

Mất ngủ có thể trở nên phổ biến ở tuổi già. Một khi bạn già đi, bạn có thể trải qua:

Thay đổi trong hình thái ngủ: Ngủ thường trở nên ít có cảm giác thư thái, do đó các tiếng ồn hoặc những thay đổi trong môi trường hầu như đánh thức bạn. Với tuổi già, đồng hồ sinh học thường đẩy lên trước, do đó bạn thường cảm thấy mệt vào buổi tối và thức giấc sớm vào buổi sáng. Nhưng nói chung người già vẫn cần một thời lượng ngủ giống với giấc ngủ của người trẻ.

Thay đổi trong hoạt động: Bản có thể trở nên kém hoạt động thể chất và xã hội. Thiếu thốn các hoạt động có thể cản trở vào một giấc ngủ tốt. Cũng vậy, càng thiếu hoạt động chủ động bao nhiêu, bạn càng dễ dàng ngủ vặt bấy nhiêu, và điều đó cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ buổi tối.

Thay đổi về sức khỏe: Đau mạn tính ừ các tình trạng bệnh lý như viêm khớp, các vấn đề về lưng cũng như trầm cảm và lo âu có thể cản trở giấc ngủ. Các vấn đề gây nên việc tăng đi tiểu ban đêm, ví dụ như các vấn đề về tiền liệt tuyến và bàng quang – có thể phá giấc ngủ. Ngừng thở khi ngủ và hội chứng chân không nghỉ ngơi có thể trở nên phổ biến ở người già.

Nhiều thuốc hơn: Người già thường sử dụng nhiều thuốc kê toa hơn so với người trẻ, điều đó cũng làm tăng nguy cơ bị mất ngủ do với thuốc.

Mất ngủ ở trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên

Vấn đề về giấc ngủ cũng có thể trở thành mối bận tâm của trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên. Tuy nhiên, nhiều trẻ chỉ đơn thuần là có vấn đề với việc đi ngủ và làm trái với những giờ giấc đi ngủ thường ngày bởi đồng hồ sinh học bị gián đoạn nhiều hơn. Chúng muốn đi ngủ muộn và ngủ nhiều hơn vào buổi sáng.

Hầu như mọi người đều đôi khi trải qua tình trạng không ngủ được trong đêm. Tuy nhiên, nguy cơ mất ngủ sẽ tăng lên nếu:

Bạn là phụ nữ: sự thay đổi hormone trong chu kỳ kinh nguyệt và trong thời kì mãn kinh có thể đóng vai trò. Trong kì mãn kinh, ra mồ hôi đêm và nóng bừng có thể làm bạn tỉnh giấc. Ngủ kém cũng thường phổ biến với phụ nữ có thai

Bạn qua tuổi 60: là bởi những thay đổi trong hình thái giấc ngủ và sức khỏe, mất ngủ sẽ tăng lên theo độ tuổi

Bạn có một rối loạn tâm thần và tình trạng bệnh cơ thể: có nhiều vấn đề ảnh hưởng tới tâm thần và thể chất, cũng gây cản trở giấc ngủ.

Bạn có quá nhiều stress: Stress có thể gây mất ngủ ngắn hạn. Một stress kéo dài và lớn có thể gây mất ngủ mãn tính.

Bạn không có một lịch đi ngủ thường xuyên: ví dụ như, các ca làm việc thay đổi và đi du lịch có thể tác động tới nhịp thức ngủ của bạn.

Biến chứng của bệnh mất ngủ

Giấc ngủ cũng quan trọng tới sức khỏe không kém gì so với một chế độ ăn hợp lý và một hoạt động thể lực đều đặn. Bất cứ thứ gì khiến mất ngủ đều ảnh hưởng tới cả thể chất và tinh thần. Những người mất ngủ phản hồi rằng họ có một cuộc sống với chất lượng thấp hơn nhiều so với những người ngủ khỏe.

Các biến chứng của mất ngủ có thể bao gồm:

Giảm khả năng thực hiện cộng việc ở nơi làm việc hoặc ở trường học.

Phản ứng chậm khi lái xe và làm tăng nguy cơ tai nạn

Các rối loạn tâm thần, ví dụ như trầm cảm, lo âu, hoặc lạm dụng chất

Tăng nguy cơ, mức độ nặng của các bạn dài hạn như tăng huyết áp và bệnh lý tim mạch

Thay đổi thói quen ngủ và chỉ ra được bất kỳ vấn đề nào mà có thể đi kèm với mất ngủ, như là stress, bệnh cơ thể, thuốc….có thể lấy lại được giấc ngủ ngon cho nhiều người. Nếu các biện pháp này không hữu hiệu, bác sĩ của bạn có thể giới thiệu liệu pháp nhận thức hành vi, thuốc hoặc cả 2 để giúp bạn thư giãn và ngủ.

 Bác sĩ Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho rằng, nếu mất ngủ khiến bạn khó khăn trong việc thực hiện công việc, nhiệm vụ trong ngày, hãy gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân của vấn đề với giấc ngủ của bạn và điều trị như thế nào. Nếu bác sĩ của bạn nghĩ rằng bạn có thể mắc rối loạn giấc ngủ, bạn cần được giới thiệu tới trung tâm giấc ngủ để làm các test chuyên sâu.

Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi
Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi

Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi để giảm bớt căng thẳng, bà T.T.T., 54 tuổi, ở Long An đã gặp phải sự cố bị cồn nóng đổ vào người. Cồn bắt lửa, bốc cháy, gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"
Sức khỏe

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"

Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị một trường hợp nguy kịch vì bệnh Whitmore. Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm, kết hợp với nền bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát, đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!
Sức khỏe

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!

Sở Y tế Hà Tĩnh khẳng định những cơ sở thẩm mỹ Minh Tuyết, Mậm Spa, Trinh Tây Spa chưa được các cơ quan có chức năng cấp phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn. Các cơ sở thường thực hiện dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn lén lút, cảnh giác cao nên rất khó để xử lý, đòi hỏi phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan.

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn
Sống khỏe

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn

Trên hành trình tìm con đơn độc của vợ chồng cô giáo Bùi Thị Giang (1988, quê Ninh Bình), chưa bao giờ họ muốn bỏ cuộc, cho dù đa số thời gian người chồng công tác xa, không thể chăm sóc động viên vợ mình. Nhưng chính sự yêu thương chân thành đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn để giờ đây mái ấm nhỏ tràn ngập tiếng cười nói của 3 cô con gái đáng yêu.