Nghĩ cho dân, nghị quyết sẽ không nằm trên giấy

Kỳ 4: Dù “đi sau” nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”

Yên Bái là tỉnh đầu tiên của vùng Tây Bắc, tỉnh thứ tư trong toàn quốc thực hiện “phòng họp không giấy” từ năm 2019. Nỗ lực không ngừng đổi mới nhằm nâng cao chất lượng kỳ họp, nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh và chất lượng đại biểu HĐND tỉnh với những việc tưởng như khó thực hiện, song với quyết tâm làm, dù “đi sau” nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”, HĐND tỉnh ngày càng khẳng định vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân.

Bên hành lang Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV đang diễn ra tại Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã dành cho chúng tôi những phút chia sẻ về những ngày đầu tiên Yên Bái triển khai “Kỳ họp không giấy” - khi đó, bà là Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh. Nữ Bộ trưởng nhớ lại, tháng 7 năm 2019, có hai phiên họp đã đi vào lịch sử cải cách hành chính tỉnh Yên Bái. Đó là Hội nghị lần thứ 26 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XVIII mở rộng và Kỳ họp lần thứ 14 (Chuyên đề) HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Lần đầu tiên, đại biểu tham dự cả hai kỳ họp đều không còn nhận cả chồng tài liệu giấy, mà thay vào đó là chiếc máy tính bảng nhỏ gọn được cài đặt phần mềm, chứa đựng tất cả thông tin, tài liệu, nội dung liên quan của kỳ họp. “Việc ứng dụng công nghệ thông tin được Yên Bái học tập từ những kỳ họp Quốc hội. Đó là một dấu ấn đột phá, sự chuyển đổi “táo bạo” của tỉnh nghèo miền núi, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan đảng và cơ quan dân cử địa phương; đáp ứng yêu cầu và lộ trình xây dựng chính quyền điện tử cũng như hiện đại hóa nền hành chính nhà nước ở địa phương”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh.

cb1.jpg
Các đại biểu HĐND tỉnh sử dụng máy tính bảng tại kỳ họp. Ảnh: V. Linh

Cho đến bây giờ, trong ký ức của các nhân viên Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh vẫn còn nhớ như in những vất vả của việc chuẩn bị tài liệu phục vụ các kỳ họp của HĐND tỉnh. Cả tuần chuẩn bị tổng hợp tài liệu, lên danh sách đại biểu, thậm chí thức đến 2 - 3 giờ đêm để in ấn, photo, phân loại tài liệu, chuyển tài liệu cho các đại biểu dự họp. Tài liệu cồng kềnh, số lượng lớn phải mang đi mang về rất bất tiện cho đại biểu dự họp. Từ khi thực hiện kỳ họp không giấy đã tiết kiệm nhiều chi phí và giải phóng được sức lao động. Quan trọng hơn, nhờ tài liệu được gửi bằng bản mềm trước vài ngày, đại biểu có nhiều thời gian nghiên cứu nên chất lượng thảo luận được nâng lên rõ rệt. Việc truy cập, thực hiện các thao tác để biểu quyết trực tuyến, đăng ký thảo luận, đăng ký chất vấn dễ dàng, thuận tiện, hiệu quả. Các hoạt động của HĐND tỉnh tại kỳ họp được điều hành và thao tác trên môi trường điện tử.

Năm 2022, thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên là đơn vị cấp xã đầu tiên của tỉnh Yên Bái thực hiện họp không giấy. Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND thị trấn Mậu A Khổng Giang Lam cho biết: “Từ năm 2022 đến nay, HĐND thị trấn tổ chức các kỳ họp không giấy. Với hình thức này, chất lượng kỳ họp được nâng lên rõ rệt. Điểm khác biệt so với tài liệu giấy là, trong thời gian kỳ họp đang diễn ra thì vẫn có thể cập nhật, bổ sung ngay các tài liệu liên quan để các đại biểu dự họp có thể tham khảo ngay mà không cần phải chờ đợi cung cấp các bản sao bằng giấy, qua đó chất lượng kỳ họp được nâng lên, tiết kiệm được nhiều chi phí.

Nhiều thế hệ lãnh đạo tỉnh Yên Bái luôn trăn trở phải làm sao để tỉnh nhà vươn mình phát triển. Cuộc cách mạng và những đột phá về công nghệ thông tin trong hoạt động của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Yên Bái thực sự khởi động mạnh mẽ từ nhiệm kỳ trước. Và khi cụm từ “chuyển đổi số” vẫn còn là khái niệm khá mới mẻ với người dân Yên Bái thì tháng 7.2021, Tỉnh ủy Yên Bái ban hành Nghị quyết Chuyên đề về chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030. Trong các giải pháp cụ thể, Yên Bái đặc biệt quan tâm xây dựng cơ chế chính sách thúc đẩy quá trình chuyển đổi số; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số.

Nghị quyết của HĐND tỉnh về một số chính sách hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số được ra đời từ thực tiễn và khát vọng với quyết tâm dù “đi sau” nhưng cũng có thể “đuổi kịp, tiến cùng” trên hành trình chuyển đổi số của Yên Bái. Chị Đào Thị Hoài Thư - cử nhân tin học, Sở Thông tin và Truyền thông phấn khởi cho biết: "Thật vui và may mắn. Qua các nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND và đề án của UBND tỉnh, bản thân tôi nhận thức được sự quan tâm, kỳ vọng của lãnh đạo tỉnh đối với chuyển đổi số và đội ngũ làm nhiệm vụ công nghệ thông tin, trong điều kiện tỉnh còn nghèo phải tập trung nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội".

Anh Mông Văn Siêu, công chức Văn phòng HĐND và UBND huyện Mù Cang Chải chia sẻ: “Chuyển đổi số ở vùng cao ban đầu gặp khó khăn do cơ sở vật chất thiếu thốn, nhất là thói quen sử dụng công nghệ số của đồng bào dân tộc còn nhiều hạn chế. Sự hỗ trợ của Nhà nước đối với cán bộ, viên chức, tổ chuyển đổi số đã động viên kịp thời, tạo thêm động lực để thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số ở vùng cao”.

Như một lẽ tự nhiên theo quy luật của sự phát triển, hành trình chuyển đổi số ở tỉnh nghèo Yên Bái đã và đang được thực hiện với quyết tâm chính trị cao độ và nỗ lực lớn, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, với quan điểm: “không có giải pháp phù hợp để đi đúng hướng, không có lộ trình cụ thể, rõ ràng thì sẽ trở thành những điểm nghẽn cản trở sự phát triển, thậm chí đi vào bế tắc”.

Khởi động mạnh mẽ từ “kỳ họp không giấy” của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, Yên Bái đã có được nhiều giá trị trên hành trình tiếp nối, với triết lý đã trở thành “thương hiệu” riêng của tỉnh - Chuyển đổi số để người dân hạnh phúc hơn.

Nghị quyết số 60/2022 của HĐND tỉnh Yên Bái quy định một số chính sách hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025.

- Đối với các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; các xã, phường, thị trấn được thưởng 100 triệu đồng/đơn vị khi được công nhận đạt chuẩn chuyển đổi số; thưởng 150 triệu đồng/đơn vị khi được công nhận chuyển đổi số nâng cao.

- Đối với cấp huyện, thị xã, thành phố được thưởng 500 triệu đồng/đơn vị khi được công nhận đạt chuẩn chuyển đổi số; thưởng 1 tỷ đồng/đơn vị khi được công nhận chuyển đổi số nâng cao.

- Đối với Tổ chuyển đổi số cộng đồng của các thôn, bản, tổ dân phố được hỗ trợ 500 nghìn đồng/tổ/tháng.

- Đối với công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện (đối tượng thụ hưởng của Nghị quyết) có trình độ đại học được hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người/tháng, trình độ thạc sỹ trở lên được hỗ trợ 2 triệu đồng/người/tháng; công chức cấp xã được hỗ trợ 1 triệu đồng/người/tháng.

Diễn đàn

“Mệnh lệnh” từ trái tim, khối óc của cơ quan, đại biểu dân cử
Diễn đàn

“Mệnh lệnh” từ trái tim, khối óc của cơ quan, đại biểu dân cử

Lần đầu tiên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai xác định cần phải có cơ cấu, giới thiệu bầu cấp ủy viên cùng cấp đối với Trưởng các Ban HĐND cấp tỉnh, cấp huyện để nâng cao vị thế, vai trò của HĐND trong hệ thống chính trị; chủ động, kịp thời chuyển cơ quan chức năng cùng cấp xem xét, xử lý các hành vi vi phạm qua giám sát của HĐND các cấp, đồng thời báo cáo thường trực cấp ủy để biết và chỉ đạo; tổ chức lấy ý kiến Nhân dân thông qua phương tiện báo, đài của tỉnh…

Tạo cơ chế đột phá thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững
Diễn đàn

Tạo cơ chế đột phá thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững

Mai Văn Nhiều - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Long An

Cùng với tổ chức “Bàn tròn chính sách” giúp cơ quan chức năng có thêm kênh thông tin quan trọng, cơ sở khoa học, thực tiễn vững chắc xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, đột phá, năm 2024, Thường trực HĐND tỉnh Long An đã rất nhạy bén, chủ động tổ chức chất vấn, giám sát trước về công tác phòng, chống lãng phí và tổ chức bộ máy. Qua đó, tạo cơ sở thực hiện đồng bộ, quyết liệt cuộc cách mạng phòng, chống lãng phí và sắp xếp bộ máy tinh - gọn - mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả theo tư tưởng chỉ đạo của Trung ương và Tổng Bí thư Tô Lâm, góp phần khơi thông và kiến tạo nguồn lực phát triển của địa phương.

Bứt phá từ cơ chế đột phá cho khu thương mại tự do
Diễn đàn

Bứt phá từ cơ chế đột phá cho khu thương mại tự do

Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình, đặc biệt trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XVII đã quyết tâm, lựa chọn mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2026 - 2030 từ 15,65% trở lên, gấp khoảng 1,5 lần bình quân cả nước - mức tăng trưởng cực kỳ thách thức. Ban Thường vụ Thành ủy thảo luận dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, đặc biệt là nhiều cơ chế đột phá cho khu thương mại tự do, trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm thành công của nhiều nước trên thế giới.

Những mùa Xuân lịch sử và hạnh phúc của Nhân dân
Diễn đàn

Những mùa Xuân lịch sử và hạnh phúc của Nhân dân

NGUYỄN VÂN HẬU

Mùa Xuân mới 2025 đang đến rất gần, cử tri và Nhân dân mong mỏi, tin tưởng và kỳ vọng rất lớn rằng: cùng với cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, chọn được người tài, đức phục vụ Nhân dân, cơ quan dân cử sẽ đổi mới mạnh mẽ hơn về tổ chức và hoạt động, thực sự chuyển mình, biến “lượng” thành “chất” trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc vì ấm no, hạnh phúc của Nhân dân.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân
Hội đồng nhân dân

Tinh gọn bộ máy - cuộc cách mạng về chất trong kỷ nguyên mới

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Xác định tầm quan trọng đặc biệt đó, thời gian qua, từ Trung ương đến địa phương đã quyết liệt, khẩn trương triển khai các công việc theo tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”. Nhân dịp Xuân mới Ất Tỵ 2025, Báo Đại biểu Nhân dân đã có cuộc trao đổi với Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân; Trưởng đoàn ĐBQH, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Đà Nẵng Trần Phước Sơn về cuộc cách mạng tạo thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống chính trị, động lực đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Khẳng định mạnh mẽ vai trò cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương
Diễn đàn

Khẳng định mạnh mẽ vai trò cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương

Với tinh thần chủ động, trách nhiệm, năm 2024, HĐND tỉnh Long An đã nỗ lực hoàn thành khối lượng công việc lớn, nhiều nội dung mới, quan trọng, khẳng định mạnh mẽ vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, nhất là việc ban hành cơ chế, chính sách đặc thù, đột phá; tạo điều kiện để cử tri tham gia quản lý nhà nước… đóng góp tích cực vào thành tựu bứt phá của địa phương.

Quang cảnh kỳ họp HĐND tỉnh Lào Cai
Diễn đàn

Tập trung các vấn đề cử tri, Nhân dân quan tâm

Với phương châm gần dân, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của Nhân dân, trong năm 2024, hoạt động của HĐND hai cấp tỉnh Lào Cai luôn tập trung vào các vấn đề được cử tri và Nhân dân quan tâm, nhiều quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân được HĐND tỉnh ban hành đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn... Năm 2025, Thường trực, các Ban HĐND đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin; chuẩn bị kỳ họp kỹ lưỡng, chu đáo, bảo đảm tiến độ; tăng cường giám sát vấn đề cử tri quan tâm...

Bài cuối: “Tận bờ, sát góc” từng việc cụ thể
Diễn đàn

Bài cuối: “Tận bờ, sát góc” từng việc cụ thể

Trần Thị Thuỳ Dương, Phó trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Ninh Bình

Ban Pháp chế HĐND tỉnh Ninh Bình được phân công chủ trì, phối hợp tham mưu tổ chức giám sát, khảo sát trực tiếp tại thực địa theo phương châm “tận bờ, sát góc” từng việc cụ thể cử tri kiến nghị; Tổ đại biểu HĐND tỉnh giám sát các ý kiến, kiến nghị cử tri trên từng địa bàn… Qua giám sát, nhiều kiến nghị của cử tri, ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh được UBND tỉnh và các cơ quan chức năng quan tâm xem xét với tinh thần trách nhiệm cao, nhiều kiến nghị đã được giải quyết dứt điểm hoặc có chuyển biến tích cực.

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Mai Văn Nhiều (đeo huy hiệu) và chuyên gia trao đổi, khuyến nghị tại Chương trình “Bàn tròn chính sách”
Hội đồng nhân dân

10 HOẠT ĐỘNG, SỰ KIỆN NỔI BẬT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LONG AN NĂM 2024

Năm 2024, HĐND tỉnh Long An đã nỗ lực hoàn thành khối lượng công việc lớn, nhiều nội dung mới, quan trọng; khẳng định mạnh mẽ vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của cử tri và Nhân dân; đóng góp tích cực vào thành tựu chung của địa phương. Trong đó, có thể kể đến 10 hoạt động, sự kiện nổi bật năm 2024:

Kịp thời ổn định đời sống người dân
Diễn đàn

Kịp thời ổn định đời sống người dân

Giám sát việc giải quyết kiến nghị cử tri trước, sau Kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh Lai Châu Khóa XV và các kiến nghị từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Thường trực HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh quan tâm, tiếp tục ý kiến với các cơ quan thẩm quyền sớm bố trí nguồn vốn sắp xếp ổn định dân cư khu vực nguy cơ sạt lở cao, kịp thời ổn định đời sống người dân; đề nghị UBND huyện Nậm Nhùn chỉ đạo hướng dẫn UBND xã Nậm Manh thực hiện các thủ tục sớm trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân…

Bài 2: Xác minh tính xác thực, chắt lọc ý kiến đại diện, hợp lý
Diễn đàn

Bài 2: Xác minh tính xác thực, chắt lọc ý kiến đại diện, hợp lý

Trần Thị Thùy Dương - Phó Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Ninh Bình

Để báo cáo tổng hợp được đầy đủ, phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri và bảo đảm chuyển đến đúng cấp thẩm quyền, sau mỗi buổi tiếp xúc, Tổ đại biểu HĐND các cấp họp trao đổi nhanh với cấp ủy, chính quyền và Ủy ban MTTQ cùng cấp để làm rõ các nội dung, sự việc cử tri quan tâm; đồng thời, thống nhất phân định ý kiến, kiến nghị theo thẩm quyền giải quyết của từng cấp, cần thiết xác minh tính xác thực của ý kiến cử tri, chắt lọc những nội dung mang tính đại diện, hợp lý.

Bài 1: Chỉ đạo giải quyết ngay, có lộ trình hoàn thành báo cáo
Diễn đàn

Bài 1: Chỉ đạo giải quyết ngay, có lộ trình hoàn thành báo cáo

Trần Thị Thuỳ Dương - Phó trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Ninh Bình

Đối với những kiến nghị chính đáng, hợp pháp cử tri kiến nghị nhiều lần chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét, giải quyết thấu đáo, nhiều đại biểu HĐND không ngại va chạm, đã đeo bám, theo đuổi tới cùng, nhất là lồng ghép trong phát biểu thảo luận tại kỳ họp, kiến nghị lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Bình, các sở, ngành liên quan có giải pháp, thời gian cụ thể giải quyết. Với sự quyết liệt như vậy, một số kiến nghị của cử tri đã được chỉ đạo giải quyết ngay và có lộ trình thời gian hoàn thành báo cáo UBND tỉnh.

Giám sát chuyên đề nội dung cử tri kiến nghị nhiều lần
Diễn đàn

Giám sát chuyên đề nội dung cử tri kiến nghị nhiều lần

Nghị quyết của HĐND tỉnh Gia Lai về kết quả giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri theo Nghị quyết 367/NQ-HĐND ngày 10.7.2024 và các kiến nghị gửi đến Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh Khóa XII nhấn mạnh yêu cầu: Các Ban HĐND tỉnh tổ chức giám sát, khảo sát trước khi thẩm tra việc giải quyết; chủ động đề xuất nội dung để Thường trực HĐND tỉnh tổ chức giám sát chuyên đề đối với nội dung cử tri kiến nghị nhiều lần chưa được giải quyết dứt điểm, những vấn đề mới phát sinh liên quan đến đời sống dân sinh…

Phối hợp gỡ khó trong bồi thường giải phóng mặt bằng
Hội đồng nhân dân

Phối hợp gỡ khó trong bồi thường giải phóng mặt bằng

Giám sát việc triển khai các dự án đầu tư công sử dụng nguồn vốn ngân sách Trung ương đến hết năm 2023, Thường trực HĐND tỉnh Đắk Lắk kiến nghị Thường trực Tỉnh ủy, lãnh đạo Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh; các huyện, thị, thành ủy tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo UBND cùng cấp chủ động phối hợp với các chủ đầu tư các dự án trên địa bàn tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các công trình dự án, nhất là trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

Linh hoạt trong chi trả chế độ bảo trợ xã hội
Diễn đàn

Linh hoạt trong chi trả chế độ bảo trợ xã hội

Theo ghi nhận của Đoàn giám sát Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Hải Dương qua giám sát việc thực hiện các chính sách của Nhà nước và nghị quyết của HĐND tỉnh về công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh từ năm 2021 đến nay: việc chi trả chế độ trợ giúp xã hội không dùng tiền mặt được đẩy mạnh, tăng tính minh bạch, giảm thiểu nguy cơ phát sinh tiêu cực. Tuy nhiên, việc chi trả chế độ bảo trợ xã hội không dùng tiền mặt cần quan tâm xem xét cho phù hợp với từng đối tượng.

Quan tâm tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy, Quốc hội, HĐND các cấp
Diễn đàn

Quan tâm tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy, Quốc hội, HĐND các cấp

Lục Thị Liên - Phó Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh Nghệ An

Cùng với nghiên cứu quy định thống nhất việc lồng ghép giới đối với văn bản quy phạm pháp luật (QPPL); bảo đảm quyền của mỗi giới trong trình tự xây dựng văn bản QPPL… trong giai đoạn chuẩn bị các bước cho Đại hội Đảng nhiệm kỳ 2025 - 2030, Trung ương, Đảng bộ, HĐND các cấp cần quan tâm việc xây dựng cơ cấu, đề xuất, bố trí và bảo vệ tỷ lệ nữ tham gia vào cấp ủy; tỷ lệ nữ tham gia vào Quốc hội, HĐND các cấp, bảo đảm thực hiện mục tiêu về bình đẳng giới, lồng ghép giới trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn trao Bằng khen của Thành ủy cho các cá nhân
Diễn đàn

Nâng cao vị thế Hội đồng nhân dân trong hệ thống chính trị Thủ đô

Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết hoạt động HĐND các cấp thành phố năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, HĐND các cấp trên địa bàn tiếp tục “chủ động, đồng hành, thực chất, hiệu quả” trong thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác. Đặc biệt, cần tập trung thực hiện hiệu quả công tác sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo Nghị quyết số 18-NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII.

Tiếp xúc cử tri chuyên đề, lấy ý kiến đối tượng chịu tác động
Diễn đàn

Tiếp xúc cử tri chuyên đề, lấy ý kiến đối tượng chịu tác động

Phát huy tinh thần trí tuệ và trách nhiệm, năm 2024, Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang chủ động, phối hợp tổ chức TXCT chuyên đề đối với các nghị quyết có ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều đối tượng, tổ chức lấy ý kiến các đối tượng chịu tác động của chính sách ban hành. Các Ban HĐND tỉnh tăng cường khảo sát phục vụ thẩm tra các dự thảo nghị quyết trình kỳ họp, giúp đại biểu HĐND tỉnh có cơ sở xem xét, quyết định các nội dung trình tại kỳ họp…

Bãi bỏ thủ tục lấy ý kiến trước khi phê duyệt phương án xử lý tài sản
Diễn đàn

Bãi bỏ thủ tục lấy ý kiến trước khi phê duyệt phương án xử lý tài sản

Qua giám sát công tác quản lý, xử lý tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2023, Thường trực HĐND tỉnh Hải Dương kiến nghị việc giảm thời gian thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng đối với các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ trong trường hợp không xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp từ 1 năm xuống còn 30 ngày; bãi bỏ thủ tục lấy ý kiến trước khi phê duyệt phương án xử lý tài sản…

Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chuyển đổi vị trí công tác
Diễn đàn

Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chuyển đổi vị trí công tác

Giám sát tình hình thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành trên địa bàn từ tháng 1.2021 đến tháng 6.2024, Ban Pháp chế HĐND tỉnh Đắk Lắk đề nghị UBND tỉnh tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chuyển đổi vị trí công tác tại các cơ quan, đơn vị để đánh giá kết quả, có giải pháp khắc phục các tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện.