Nghĩ cho dân, nghị quyết sẽ không nằm trên giấy

Kỳ 2: Từ cuộc sống vào nghị quyết

Thực tiễn cuộc sống đã bước vào từng trang giấy để cụ thể hóa thành các nghị quyết, chính sách. Trước hết, đây là câu chuyện của tư duy mạnh mẽ, quyết đoán, luôn đặt lợi ích của người dân lên trên hết, trước hết, bảo đảm các nghị quyết, chính sách được ban hành kịp thời, phù hợp, hiệu quả thực chất, đáp ứng sự kỳ vọng, mong mỏi của cử tri và nhân dân.

Nhìn lại từ đầu nhiệm kỳ đến nay, HĐND tỉnh đã ban hành tổng số 286 nghị quyết; trong đó, nhiều nghị quyết quy định các chính sách mang tính đột phá, phát huy được tiềm năng, thế mạnh, được triển khai cho cả giai đoạn, đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, được các cấp chính quyền, cử tri, cộng đồng doanh nghiệp, các hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh và nhân dân các dân tộc đồng thuận cao.

Câu chuyện sắp xếp trường, lớp, cán bộ giáo dục là một công việc rất khó, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, trí tuệ. Thế nhưng, với cách làm cùng những bài học kinh nghiệm của Yên Bái vẫn vẹn nguyên giá trị thời sự, có thể truyền cảm hứng cho ngành giáo dục các địa phương khác ở vùng dân tộc thiểu số nghiên cứu, tham khảo, nhằm đẩy nhanh tiến trình sắp xếp lại đội ngũ cán bộ theo tinh thần Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị (Khóa XI), nhất là khi câu chuyện thừa - thiếu giáo viên vẫn luôn “nóng” trong các chương trình nghị sự.

04picture1.jpg
Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm mô hình chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp. Ảnh: V. Linh

Hay chuyện an cư lạc nghiệp, hỗ trợ nhà ở cho người nghèo, tạo việc làm, xuất khẩu lao động... tuy không phải là mới, song cái mới thể hiện ở trong cách làm của mỗi địa phương. Cùng với các chính sách của Trung ương, Yên Bái đã ban hành các chính sách đặc thù của tỉnh, có mức hỗ trợ cao hơn so với mức hỗ trợ theo quy định của Trung ương, có những nội dung mức hỗ trợ cao nhất so với các tỉnh đã ban hành chính sách.

Toàn tỉnh hiện có 110/150 xã đạt chuẩn NTM (bằng 73,3% tổng số xã); 37 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 11 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 4/9 đơn vị hành chính cấp huyện được công nhận đạt chuẩn NTM hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Đến hết năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Yên Bái còn 9,16%, bình quân giảm 4,45%/năm. Diện mạo nông thôn thực sự khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện, Yên Bái tiếp tục là điểm sáng, một trong những địa phương dẫn đầu về phong trào xây dựng NTM và công tác giảm nghèo trong khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc.

Đơn cử, Nghị quyết số 10/2023/NQ-HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023 - 2025 đặt mục tiêu hỗ trợ 3.022 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, phấn đấu cơ bản xóa hết nhà tạm trên địa bàn tỉnh. Cụ thể hóa Nghị quyết, UBND tỉnh ban hành và triển khai Đề án hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hiện thực hóa giấc mơ “an cư” của hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh. Hết tháng 10.2024, Yên Bái đã hỗ trợ được 2.979/3.022 căn nhà (đạt 98,5% kế hoạch); tổng kinh phí thực hiện Đề án gần 340 tỷ đồng, trong đó kinh phí huy động từ nguồn xã hội hóa chiếm trên 75%.

Ông Giàng A Sinh, thôn Tấu Dưới, xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu là hộ nghèo, 7 nhân khẩu ở trong ngôi nhà cũ nát, mưa tạt, gió lùa, nắng rọi... Được hưởng chính sách, cùng với sự hỗ trợ của bà con dân bản, ông Sinh đã vay mượn thêm và xây dựng được căn nhà gỗ chắc chắn trị giá 250 triệu đồng.

Đến thăm anh Hờ A Sử, bản Pú Cang, xã Nậm Khắt, thật cảm phục ý chí thoát nghèo, vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương của những người trẻ tuổi ở huyện vùng cao Mù Cang Chải; anh Sử hào hứng kể lại: “Năm 2022, tôi bàn với hai anh trai tôi là Hờ A Khua và Hờ A Rùa chung vốn đầu tư xây dựng bể nuôi cá tầm, cá hồi trên diện tích 1.000m2. Ban đầu gặp rất nhiều khó khăn. Chúng tôi đã mạnh dạn vay 300 triệu đồng từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội để đầu tư và đi học hỏi kinh nghiệm thực tiễn trên Sa Pa, Lào Cai. Cuối năm 2023, gia đình tôi bán trên 2 tấn cá được gần 600 triệu đồng, sau khi trừ hết các khoản chi phí đã thu về gần 300 triệu đồng. Cùng với đó, tôi tiếp tục dùng nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi đầu tư để mở rộng mô hình chăn nuôi lợn, trâu, bò, cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng”.

Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải Nông Việt Yên chia sẻ: Nghị quyết được ban hành không thể là nội dung chung chung, chỉ “đúng” với đường lối mà chưa “trúng” với đòi hỏi thực tiễn. Nghị quyết, chính vì thế, phải mang hơi thở của cuộc sống.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Vũ Quỳnh Khánh khẳng định: “Nghị quyết và chính sách phải được sinh ra từ thực tiễn, sau đó phải tiếp tục được cụ thể hóa, hiện thực hóa trong thực tiễn cuộc sống thì mới mang lại những lợi ích, hiệu quả thiết thực vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân, chứ không phải là những văn bản hành chính thông thường. Từ đầu năm 2023 đến nay, Thường trực HĐND tỉnh đã tổ chức 4 phiên giải trình về những vấn đề cử tri quan tâm, qua đó, kịp thời phát hiện những bất cập, khó khăn, vướng mắc để nghiên cứu, điều chỉnh kịp thời".

“Từ cuộc sống vào nghị quyết, đưa nghị quyết vào cuộc sống” không phải là những cụm từ sáo rỗng hay những khẩu hiệu hô hào, mà thực sự là một trong những nội hàm quan trọng của yêu cầu đổi mới phương thức hoạt động của HĐND tỉnh Yên Bái nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Cần xem xét đền bù thỏa đáng khi thu hồi đất thực hiện dự án mở rộng đường Lã Xuân Oai
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Cần xem xét đền bù thỏa đáng khi thu hồi đất thực hiện dự án mở rộng đường Lã Xuân Oai

Một hộ dân tại phường Trường Thạnh, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh bị thu hồi hơn 301m2 đất để thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng đường Lã Xuân Oai nhưng chỉ được đền bù hơn 1,7 tỷ đồng. Chủ đất cho rằng việc đền bù chưa thoả đáng nên khởi kiện các quyết định hành chính ra toà..

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Hòa Bình giám sát chặt tiến độ thực hiện các dự án
Hoạt động chính quyền

Hòa Bình giám sát chặt tiến độ thực hiện các dự án

Với quyết tâm sẽ khởi công 11 dự án trong năm 2025, tỉnh Hòa Bình đang tích cực tháo gỡ vướng mắc cho các công trình, dự án, nhất là các dự án trọng điểm, dự án chậm tiến độ gây lãng phí. Đồng thời, tăng cường công tác giám sát và đánh giá tiến độ thực hiện các dự án. Những nỗ lực này sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế, giúp Hòa Bình hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt trên 10%.

Lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà thăm, tặng quà người có công
Địa phương

Lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà thăm, tặng quà người có công

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Khánh Hòa (2.4.1975 - 2.4.2025) và 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hoà Lê Hữu Hoàng đã đến thăm, tặng quà cho các gia đình người có công trên địa bàn huyện Cam Lâm.

Trượt nhiều gói thầu nhỏ, Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng Đường bộ Khánh Hòa dễ dàng trúng các gói thầu "khủng"
Địa phương

Trượt nhiều gói thầu nhỏ, Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng Đường bộ Khánh Hòa dễ dàng trúng các gói thầu "khủng"

Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng (CP QL&XD) Đường bộ Khánh Hòa trượt hàng loạt gói thầu nhỏ vì các lỗi hồ sơ sơ đẳng, nhưng lại dễ dàng trúng các gói thầu hàng chục, hàng trăm tỷ đồng. Vậy năng lực của đơn vị này như nào khi trúng các gói thầu lớn?