Chủ sở hữu Kem Tràng Tiền chưa thoát lỗ luỹ kế, “chôn” hàng trăm tỷ tại dự án Saigon Airpot Plaza

Dù có lãi nhưng Chủ sở hữu Kem Tràng Tiền vẫn chưa xoá hết lỗ luỹ kế mà chỉ giảm xuống còn âm 591 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Dữ liệu tài chính thể hiện, quý 3.2023, Công ty Cổ phần One Capital Hospitality (mã chứng khoán: OCH) đơn vị chủ sở hữu của thương hiệu Kem Tràng Tiền có doanh thu thuần đạt 566 tỷ đồng, giảm 3,6% so với cùng kỳ một năm trước. Trừ đi giá vốn bán hàng, lãi gộp của doanh nghiệp đạt 329 tỷ đồng, giảm so với cùng kỳ năm 2022.

Trong kỳ, doanh thu từ hoạt động tài chính của OCH đem về 5,3 tỷ tuy nhiên chi phí lãi vay cũng ngốn của ông chủ kem Tràng Tiền 4,3 tỷ đồng.

Trừ đi các chi phí bán hàng, quản lý, OCH có lợi nhuận trước thuế đạt 172 tỷ đồng, tăng nhẹ so với quý 3.2022. Luỹ kế 9 tháng, OCH có doanh thu thuần đạt 842 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 163 tỷ đồng. Như vậy, so với mục tiêu kinh doanh đề ra cho năm 2023, OCH đã đạt 70% mục tiêu doanh thu và vượt kế hoạch về lợi nhuận.

Chủ sở hữu Kem Tràng Tiền chưa thoát lỗ luỹ kế, “chôn” hàng trăm tỷ tại dự án Saigon Airpot Plaza -0

Tuy nhiên, dù có lãi nhưng Chủ sở hữu Kem Tràng Tiền vẫn chưa xoá được lỗ luỹ kế mà chỉ giảm xuống còn âm 591 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Thời điểm 30.9.2023, tổng tài sản của OCH đang ở mức 2.618 tỷ đồng. Trong cơ cấu tài sản, doanh nghiệp có các khoản phải thu ngắn hạn tăng mạnh 168% so với hồi đầu năm lên mức 595 tỷ đồng. Hàng tồn kho vẫn duy trì tương đương thời điểm đầu năm ở mức 152 tỷ đồng, dự phòng cho lượng tồn kho này là 102 tỷ đồng.

Chủ sở hữu Kem Tràng Tiền chưa thoát lỗ luỹ kế, “chôn” hàng trăm tỷ tại dự án Saigon Airpot Plaza -0
Giá trị hàng tồn kho của OCH tập trung tịa dự án Saigon Airpot Plaza.

Theo giải trình của OCH, 254 tỷ đồng đang tồn ở dự án Saigon Airpot Plaza có địa chỉ tại quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh. Dự án này OCH hợp tác kinh doanh với Công ty TNHH Pegasus Thăng Long, bao gồm giá trị quyền sử dụng đất và chi phí xây dựng luỹ kế của dự án.

Trước đó, OCH và Pegasus Thăng Long cùng nhau đầu tư dự án khách sạn nằm trong dự án Sài Gòn Airport Plaza, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh. Trong đó, Pegasus Thăng Long góp 60% vốn.

Chủ sở hữu Kem Tràng Tiền chưa thoát lỗ luỹ kế, “chôn” hàng trăm tỷ tại dự án Saigon Airpot Plaza -0
Phối cảnh dự án Saigon Airpot Plaza

Năm 2014, hội đồng quản trị (HĐQT) của One Capital Hospitality có nghị quyết đồng ý và chấp thuận dùng tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất và tài sản hình thành trong tương lại tại dự án để đảm bảo cho khoản vay của Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ Đại Dương Xanh (nay là Công ty TNHH Pegasus Thăng Long) tại Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương - Chi nhánh Sài Gòn (OceanBank).

Năm 2021, Trung tâm dịch vụ Đấu giá Tài sản TPHCM đã tổ chức bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Pegasus Thăng Long tại OceanBank. Theo đó, chủ nợ mới đã trúng đấu giá và có toàn quyền trở thành người thế quyền, nghĩa vụ liên quan đến khoản nợ của Công ty TNHH Pegasus Thăng Long với OceanBank.

Tháng 5.2022, Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội đã đưa ra quyết định của bản án phúc thẩm về việc tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa OceanBank, chủ nợ mới, Công ty TNHH Pegasus Thăng Long và One Capital Hospitality (bên liên quan). Theo đó, Pegasus Thăng Long có trách nhiệm hoàn trả gốc và lãi tạm tính đối với hợp đồng tín dụng cho chủ nợ mới.

Hết năm 2022, trong báo cáo tài chính soát xét, đơn vị kiểm toán nhấn mạnh đến dự án khách sạn Airport tại quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh đang được thế chấp để bảo lãnh cho khoản vay của Công ty TNHH Pegasus Thăng Long.

Tính đến ngày 30.9.2023, OCH có khoản phải trả cho Công ty TNHH Pegasus Thăng Long 60% lợi ích được hưởng trong Dự án Sài Gòn Airpot Plaza theo hợp đồng kinh doanh, tương đương với số tiền 116 tỷ đồng.

Kinh tế

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng. Ảnh: LPBank
Doanh nghiệp

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ

Năm 2024, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) tạo nên “cú hích” ngoạn mục khi lần đầu tiên ghi tên mình vào câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ đồng. Kết quả này không chỉ là con số biết nói về sức khỏe tài chính của ngân hàng, mà còn cho thấy tầm nhìn đúng đắn, chiến lược kinh doanh sắc bén và khả năng thích ứng linh hoạt trong bối cảnh kinh tế đầy biến động.

Tỷ phú, nhà sáng lập Vietjet gặp gỡ đối tác chiến lược tại Mar-a-Lago
Kinh tế

Tỷ phú, nhà sáng lập Vietjet gặp gỡ đối tác chiến lược tại Mar-a-Lago

Từ ngày 9.1 đến 11.1.2025, đoàn lãnh đạo cấp cao Vietjet đã có chuyến đi thăm Hoa Kỳ để gặp gỡ hàng chục đối tác chiến lược đến từ nhiều nơi trên thế giới, tại dinh thự Mar-a-Lago trong sự kiện “Friends of Vietnam Summit” dành cho Vietjet và các đơn vị trong đoàn công tác đến từ Việt Nam, nhằm nâng cao quan hệ hợp tác song phương và đa phương. Đoàn lãnh đạo đã đến Miami trên chuyến bay đầu tiên của Vietjet tới Mỹ. Chuyến bay được thực hiện với tàu bay thân rộng là cột mốc quan trọng đối với Vietjet và ghi dấu cho sự hợp tác chiến lược toàn diện ngày càng phát triển mạnh mẽ với Hoa Kỳ.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Số vụ việc phòng vệ thương mại tăng mạnh và phức tạp hơn

Năm 2024, hàng hóa xuất khẩu Việt Nam phải đối mặt với 32 vụ việc phòng vệ thương mại nước ngoài mới khởi xướng, tăng gần gấp đôi so với năm 2023 và có những diễn biến phức tạp hơn. Hoa Kỳ vẫn là nước điều tra nhiều nhất với 11 vụ việc. Đây là tín hiệu cho thấy những thách thức các doanh nghiệp xuất khẩu phải đối mặt ngày càng lớn.

Năm 2025, xuất khẩu gỗ hướng đến mục tiêu 18 tỷ USD
Kinh tế

Trở lại quỹ đạo tăng trưởng, xuất khẩu gỗ hướng tới 18 tỷ USD

Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ đã "lấy lại phong độ", tăng trưởng 20% trong năm 2024 sau khi sụt giảm gần 16% trong năm trước đó. Ông NGÔ SỸ HOÀI, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFOREST) cho biết, sản phẩm gỗ Việt Nam có chỗ đứng khá vững chắc tại một số thị trường, chiếm được lòng tin của khách hàng và đang hướng tới mục tiêu xuất khẩu 18 tỷ USD.

Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân
Kinh tế

Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân; giúp Thủ tướng nghiên cứu, chỉ đạo và phối hợp giải quyết những công việc quan trọng liên quan đến xây dựng nhà máy điện hạt nhân, tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Bất động sản công nghiệp bứt phá
Kinh tế

Bất động sản công nghiệp hưởng lợi từ làn sóng đầu tư vào dự án công nghệ cao

Việt Nam đang trở thành điểm đến chiến lược cho các tập đoàn công nghệ lớn nhờ vị trí địa lý thuận lợi trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Làn sóng đầu tư vào các dự án công nghệ cao và các trung tâm nghiên cứu phát triển và các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ giúp thúc đẩy nhu cầu về hạ tầng, nhà xưởng sẽ tạo đà tăng trưởng cho thị trường bất động sản công nghiệp.