Bài 6:

Công ty Quảng Bình kêu cứu, đưa ra nhiều căn cứ phản đối trả lời của Sở TN&MT tỉnh Hưng Yên trong việc không gia hạn cấp giấy phép mỏ cát

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Hưng Yên vừa có công văn trả lời các thành viên góp vốn Công ty TNHH DV&TM Quảng Bình, cho biết không gia hạn cấp giấy phép khai thác mỏ cát tại xã Đông Ninh. Đại diện doanh nghiệp đã lập tức có văn bản gửi Ban Dân nguyện Quốc hội, Bí thư tỉnh uỷ Hưng Yên, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên đưa ra nhiều căn cứ phản bác quyết định trên.

Sở TN&MT Hưng Yên xác nhận chưa từng bàn giao xong mốc giới khai thác cho doanh nghiệp

Ngày 12.7, Sở TN&MT Hưng Yên có công văn số 1537/STNMT-TNN do ông Nguyễn Đức Kiền, Phó giám đốc ký gửi ông Ninh Văn Việt và các thành viên góp vốn Công ty TNHH DV&TM Quảng Bình (Công ty Quảng Bình) sau một thời gian dài doanh nghiệp kêu cứu và gửi đơn đến nhiều cơ quan Trung ương và địa phương.

Sở TN&MT Hưng Yên cho biết thông tin về quá trình thực hiện dự án: Điểm khai thác cát xã Đông Ninh nằm trong Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản để chế biến làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2763/QÐ-UBND ngày 31.12.2010 và điều chỉnh tại Quyết định số 2410/QÐ-UBND ngày 25.8.2017. Thuộc khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại Quyết định số 1964/QÐ-UBND ngày 18.10.2013 của UBND tỉnh Hưng Yên.

Công ty Quảng Bình được UBND tỉnh Hưng Yên cấp Giấy phép khai thác khoáng sản số 3124/GP-UBND ngày 08.12.2018 cho phép Công ty Quảng Bình khai thác Cát tại xã Đông Ninh.

Công ty Quảng Bình kêu cứu, đưa ra nhiều căn cứ phản đối trả lời của Sở TN&MT tỉnh Hưng Yên trong việc không gia hạn cấp giấy phép mỏ cát -0
Công ty Quảng Bình kêu cứu, đưa ra nhiều căn cứ phản đối trả lời của Sở TN&MT tỉnh Hưng Yên trong việc không gia hạn cấp giấy phép mỏ cát -0
Công văn phản hồi của Sở TN&MT Hưng Yên.

Ngày 07.3.2019, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội nghị gồm Công an tỉnh, UBND huyện Khoái Châu, UBND xã Đông Ninh để triển khai nội dung giấy phép và kiểm tra thực địa, xác định toạ độ, bàn giao mốc giới khu vực được phép khai thác cho Công ty Quảng Bình nhưng chưa bàn giao mốc giới ngoài thực địa được, vì có nhiều người dân tập trung phản đối.

Đến ngày 8.12.2018, Giấy phép khai thác khoáng sản số 3124/GP-UBND đã hết hạn nhưng công ty vẫn chưa được bàn giao mốc giới khai thác vì Sở TN&MT Hưng Yên cho rằng chưa có sự đồng thuận của nhân dân.

Ngày 21.1.2021, UBND tỉnh tiếp tục gia hạn tại Giấy phép số 250/GP. UBND cho Công ty Quảng Bình, với thời hạn 2 năm và yêu cầu công ty phối hợp với địa phương tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân ủng hộ dự án và khi có đồng thuận của nhân dân khu vực dự án mới được bàn giao mốc ngoài thực địa và tiến hành khai thác.

Ngày 26.9.2022, Công ty Quảng Bình tiếp tục có Công văn số 37/2022/CV-QB đề nghị bàn giao mốc giới. Sở Tài nguyên và Môi trường có Công văn số 1683/STNMT-TN ngày 04.10.2022 lấy ý kiến của Công an tỉnh, UBND huyện Khoái Châu và UBND xā Đông Ninh. UBND huyện Khoái Châu có Báo cáo số 440/BC-UBND ngày 31.10.2022 và UBND xã Đông Ninh có Báo cáo số 12/BC-UBND ngày 14.10.2022, báo cáo vẫn còn có ý kiến chưa đồng thuận, nếu tiến hành bàn giao mốc giới sẽ không đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn và đề nghị tiếp tục vận động nhân dân, khi có sự đồng thuận mới tiến hành bàn giao mốc giới.

Tiếp đến, ngày 01.12.2022, Công ty Quảng Bình có đơn và hồ sơ xin gia hạn Giấy phép khai thác khoáng. Tuy nhiên, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có công văn trả lời Công ty Quảng Bình không gia hạn giấy phép và trả lại hồ sơ cho công ty. Doanh nghiệp bức xúc phản đối quyết định này và gửi đơn kêu cứu đến nhiều cơ quan Trung ương và tỉnh Hưng Yên.

Sở TN&MT Hưng Yên cho rằng không tiếp tục gia hạn giấy phép vì: Ngày 22.8.2022, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Tờ trình số 525/TTr STNMT, trình UBND tỉnh phê duyệt khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Thay thế Quyết định số 1964/QÐ-UBND ngày 1810/2013 của UBND tỉnh) gồm 4 khu vực mỏ cát đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản trước ngày 01.7.2011 (ngày Luật khoáng sản năm 2010 có hiệu lực), trong đó có khu vực mỏ cát xã Đông Ninh của Công ty Quảng Bình.

Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Hưng Yên đã có Báo cáo số 279/BC-BCS ngày 31.8.2022 xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho chủ trương phê duyệt khu vực không đấu giá 04 khu vực này. Tỉnh ủy đã có Thông báo số 716-TB/TU ngày 19.9.2022 thông báo ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đưa 04 khu vực mỏ cát nói trên ra khỏi khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản và UBND tỉnh đã có Quyết định số 2450/QÐ-UBND ngày 27.10.2022 về việc hủy bỏ Quyết định số 1964/QÐ-UBND ngày 18.10.2013 của UBND tỉnh Hưng Yên, hủy bỏ các khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, trong đó có nội dung: "Các khu vực đã được cấp phép mà giấy phép khai thác còn hiệu lực được thực hiện đến khi hết hạn giấy phép (không gia hạn giáy phép) ".

“Quyết định chủ trương đầu tư số 86/QE-UBND ngày 04.5.2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên cấp cho Công ty Quảng Bình thực hiện "Dự án đầu tư xậy dựng công trình khai thác mỏ cát tại xã Đông Ninh, huyện Khoái Châu" hết hạn ngày 04.5.2021. Theo khoản 1, Điều 84, Luật Khoáng sản năm 2010: "Tổ chức, cá nhân đuợc cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoảng sản trước ngày Luật này có hiệu lực thì đuợc tiếp tục thực hiện đến hết thời hạn quy định trong giấy phép".

UBND tỉnh Hưng Yên đã cấp giấy phép với thời gian 2 năm và tiếp tục gia hạn giấy phép 2 năm để có thời gian tuyên truyền, vận động nhân dân ủng hộ dự án nhưng dự án vẫn không thực hiện được”, Công văn của Sở TN&MT Hưng Yên nêu.

Doanh nghiệp kêu cứu, đưa ra nhiều căn cứ phản bác

Ngày 17.7, Công ty Quảng Bình đã lập tức có văn bản gửi Ban Dân nguyện Quốc hội, Bí thư tỉnh uỷ Hưng Yên, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên đưa ra nhiều căn cứ phản bác quyết định trên.

Theo đó, Công ty Quảng Bình cho biết: Thông qua các thành viên góp vốn đã có văn bản gửi các cơ quan có thẩm quyền về việc doanh nghiệp không được chính quyền bàn giao mốc giới để thực hiện việc khai thác theo Giấy phép khai thác khoáng sản đã được cấp và việc UBND tỉnh Hưng Yên thực hiện các thủ tục để chấm dứt khai thác dẫn đến nguy cơ doanh nghiệp phá sản, các nhà đầu tư mất toàn bộ vốn đã đầu tư.

Công ty Quảng Bình kêu cứu, đưa ra nhiều căn cứ phản đối trả lời của Sở TN&MT tỉnh Hưng Yên trong việc không gia hạn cấp giấy phép mỏ cát -0
Công ty Quảng Bình kêu cứu, đưa ra nhiều căn cứ phản đối trả lời của Sở TN&MT tỉnh Hưng Yên trong việc không gia hạn cấp giấy phép mỏ cát -0
Công ty Quảng Bình đưa ra nhiều căn cứ phản đối trả lời của Sở TN&MT tỉnh Hưng Yên.

Công văn nêu: Ngày 12.7.2023, Sở TN&MT Hưng Yên đã có văn bản số 1537/STNMT-TNN (Văn bản 1537) trả lời đơn của ông Ninh Văn Việt và các thành viên góp vốn Công ty Dịch vụ và Thương mại Quảng Bình. Công ty Quảng Bình không đồng ý với Văn bản số 1537 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên như sau:

Việc bàn giao mốc giới khu vực khai thác: Văn bản 1537 có nêu “mặc dù đã tích cực tuyên truyền chủ trương của tỉnh, vận động nhân dân ủng hộ dự án, tuy nhiên vẫn không được nhân dân ủng hộ. Việc chưa bàn giao mốc giới là do tình hình an ninh, trật tự và có sự thống nhất, nhất trí của Công ty Quảng Bình tại Biên bản họp ngày 18.5.2019 và ngày 19.4.2019. "

Theo hồ sơ và quy trình cấp giấy phép quy định trong Luật Khoáng sản 2010 và các văn bản khác liên quan, không có quy định nào yêu cầu cá nhân/tổ chức thực hiện dự án phải được cư dân sinh sống tại nơi khai thác đồng ý, chấp thuận. Tuy nhiên, để dự án được cấp phép và triển khai một cách thuận lợi nhất có thể, Công ty Quảng Bình đã chấp thuận yêu cầu của chính quyền để làm việc với người dân tại xã Đông Ninh, nơi thực hiện dự án khai thác khoáng sản và được đông đảo người dân đồng ý, chấp thuận.

Mặc dù đã có những biên bản làm việc thể hiện Công ty Quảng Bình thống nhất chưa bàn giao mốc giới từ năm 2019 nhưng sau khi làm việc với người dân và được đông đảo người dân và chính quyền xã Đông Ninh ủng hộ, năm 2022 Công ty Quảng Bình đã nhiều lần gửi cho Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên đề nghị bàn giao mốc giới. Tuy nhiên, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên lại có lý do như đã nêu tại Văn bản 1537 là “vẫn còn có ý kiến chưa đồng thuận, nếu tiền hành bàn giao mốc giới sẽ không đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn và đề nghị tiếp tục vận động nhân dân, khi có sự đồng thuận mới tiến hành bàn giao mốc giới.”

Như vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên không những yêu cầu nhà đầu tư vận động người dân trên địa bàn thực hiện dự án đồng thuận cho thực hiện dự án đã được cấp phép đúng thủ tục mà còn yêu cầu nhà đầu tư đạt chấp thuận 100%, không có ý kiến chưa đồng thuận.

“Đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên cung cấp cho Công ty Quảng Bình căn cứ pháp lý của yêu cầu Công ty Quảng Bình phải có sự đồng thuận 100% của người dân xã Đông Ninh thì mới được bàn giao mốc giới thực hiện dự án khai thác cát tại xã Đông Ninh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

Trường hợp không đưa ra được căn cứ pháp lý cho yêu cầu trên thì những việc làm, những yêu cầu của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên đang đề ra với Công ty Quảng Bình là hoàn toàn trái pháp luật”, Công văn của doanh nghiệp đề nghị.

Theo công văn, việc không tiếp tục gia hạn giấy phép: Thời điểm ban hành Quyết định số 1964/QĐ-UBND về việc phê duyệt khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh ("Quyết định số 1964") là ngày 18.10.2013, tức là UBND tỉnh Hưng Yên đã căn cứ vào các tiêu chí quy định tại Điều 12 Nghị định số 15/2012/NĐ-CP để khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

Ngày 27.10.2022 UBND tỉnh Hưng Yên ban hành Quyết định số 2450/QĐ-UBND huỷ bỏ Quyết định số 1964/QĐ-UBND ngày 18.10.2013 của UBND tỉnh Hưng Yên về khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh (“Quyết định số 2430”) cần căn cứ theo các tiêu chỉ quy định tại Điều 22 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29.11.2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản.

Theo đó, tại điểm g) khoản 1 Điều 22 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP quy định: “Điều 22. Khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản

1. Khu vực có khoảng sản được khoanh định là khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật khoáng sản khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:

g) Khu vực hoạt động khoáng sản đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản.”

Theo nội dung quy định nêu trên, khu vực hoạt động khoáng sản đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản thì phải được xếp vào khu vực không đấu giá quyền khai thác khoảng sản.

“Tuy nhiên, UBND tỉnh Hưng Yên lại bỏ qua tiêu chí nêu trên khi xem xét điều chỉnh khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thành khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản, không gia hạn giấy phép khai thác, đồng thời cũng không rà soát, xem xét quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan là đang trái với quy định pháp luật.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Luật Đầu tư năm 2020, trường hợp nhà đầu tư đã có quyết định cho thuê đất nhưng chậm được bàn giao đất thì thời hạn hoạt động của dự án đầu tư được tính từ ngày bàn giao đất trên thực địa”, Công văn của Công ty Quảng Bình bày tỏ.

Công văn cho rằng: “Như vậy, căn cứ theo các quy định trên, Công ty Quảng Bình chưa được bàn giao đất trên thực địa thì chưa bắt đầu tính thời hạn hoạt động của dự án, nghĩa là dự án khai thác cát của Công ty Quảng Bình đã được cấp vẫn còn thời hạn thực hiện.

Tuy nhiên trên giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hạn nên không thực hiện được các thủ tục đầu tư. Chính vì vậy, ngày 01.12.2022. Công ty Quảng Bình có đơn và hồ sơ xin Gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản nhưng Sở Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản không chấp thuận gia hạn với lý do đã có Quyết định số 2450 hủy bỏ Quyết định số 1964 đưa mỏ cát xin gia hạn ra khỏi khu vực không đấu giá quyền khai khác khoáng sản.

Một dự án đang còn thời hạn thực hiện mà các cơ quan nhà nước lại điều chỉnh khu vực thực hiện dự án từ không thuộc khoanh định khu vực không đấu giá ra khỏi khu vực không đấu giá, không xem xét các dự án đang còn thời hạn thực hiện tại thời điểm ra quyết định. Điều này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến việc Công ty Quảng Bình tiếp tục thực hiện dự án đang còn thời hạn theo quy định của pháp luật.

Trên thực tế, từ trước đến nay Công ty Quảng Bình dù đã thực hiện rất nhiều thủ tục theo yêu cầu của chính quyền nhưng chưa được khai thác cát hoàn toàn không phải do lỗi của Công ty. Vậy mà đến thời điểm này, vì Quyết định số 2450 mà Công ty Quảng Bình đang không được tiếp tục thực hiện dự án đã bỏ công sức trong suốt 13 năm qua, không được đảm bảo quyền lợi theo đúng quy định của pháp luật.

Vì vậy, để bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư chúng tôi, tạo sự ổn định và hấp dẫn cho môi trường đầu tư tại tỉnh Hưng Yên, một lần nữa Công ty Quảng Bình đề nghị các Quý Cơ quan xem xét, có ý kiến, đề nghị UBND tỉnh Hưng Yên huỷ bỏ Quyết định số 2450/QĐ-UBND ngày 27.10.2022 hoặc loại trừ khu vực mỏ cát Đông Ninh do Công ty Quảng Bình đang thực hiện các thủ tục đầu tư ra khỏi phạm vi áp dụng của Quyết định này”.

Báo Đại biểu Nhân dân tiếp tục giám sát và thông tin kết quả giải quyết vụ việc nói trên đến bạn đọc và cử tri cả nước.

Kiểm tra - Giám sát

TP. Hồ Chí Minh: Công ty TNHH Xây dựng và Trang trí nội thất Đại Dương được quyết toán gấp 3 lần thực tế
Phòng chống tham nhũng

TP. Hồ Chí Minh: Công ty TNHH Xây dựng và Trang trí nội thất Đại Dương được quyết toán gấp 3 lần thực tế

Thanh tra TP. Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) chỉ ra Công ty TNHH Xây dựng và Trang trí nội thất Đại Dương thi công một dự án tại phường Linh Trung được quyết toán vượt 3 lần khối lượng thi công thực tế với số tiền hơn 82 triệu đồng. Đáng chú ý, Công ty này cũng trúng nhiều gói thầu có tỷ lệ tiết kiệm rất thấp.

Yêu cầu Trưởng Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang nghiêm túc rút kinh nghiệm trước các thiếu sót, sai phạm
Phòng chống tham nhũng

Yêu cầu Trưởng Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang nghiêm túc rút kinh nghiệm trước các thiếu sót, sai phạm

Thanh tra tỉnh Bắc Giang vừa có kết luận thanh tra về trách nhiệm trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao đối với Trưởng Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2021-2023 (KLTT). Theo đó, Trưởng Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang phải nghiêm túc rút kinh nghiệm trước các thiếu sót, sai phạm.

Nhiều gói thầu mua nhu yếu phẩm tại Cơ sở Cai nghiện ma túy Phú Văn tỷ lệ tiết kiệm rất thấp, vi phạm khi đăng tải thông tin
Phòng chống tham nhũng

Nhiều gói thầu mua nhu yếu phẩm tại Cơ sở Cai nghiện ma túy Phú Văn tỷ lệ tiết kiệm rất thấp, vi phạm khi đăng tải thông tin

Nhiều gói thầu cung cấp nhu yếu phẩm tại Cơ sở Cai nghiện ma túy Phú Văn có giá trúng thầu nhiều tỷ đồng nhưng tỷ lệ tiết kiệm rất thấp. Đáng chú ý đơn vị còn vi phạm khi đăng tải thông tin trên hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia chưa đúng quy định.

TP. Hồ Chí Minh: Nhiều thiếu sót trong chấp hành quy định pháp luật về lao động tại 2 doanh nghiệp nước sạch ở TP. Thủ Đức
Phòng chống tham nhũng

TP. Hồ Chí Minh: Nhiều thiếu sót trong chấp hành quy định pháp luật về lao động tại 2 doanh nghiệp nước sạch ở TP. Thủ Đức

Thanh tra Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chỉ ra hàng loạt thiếu sót, vi phạm của Công ty Cổ phần B.O.O nước Thủ Đức và Công ty Cổ phần Đầu tư và kinh doanh nước sạch Sài Gòn trong thực hiện các quy định của pháp luật về lao động.

Bài 1: Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang buông lỏng quản lý trước hàng loạt dự án chậm tiến độ, xây dựng không phép
Kiểm tra - Giám sát

Bài 1: Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang buông lỏng quản lý trước hàng loạt dự án chậm tiến độ, xây dựng không phép

Thanh tra tỉnh Bắc Giang vừa có kết luận thanh tra về trách nhiệm trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao đối với Trưởng Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2021-2023 (KLTT). Hàng loạt sai phạm, thiếu sót đã được chỉ rõ.

Vì sao Công ty Logistics Phước Thuận đổ 124.000m3 chất nạo vét để san lấp dự án đang vướng nhiều vi phạm?
Phòng chống tham nhũng

Vì sao Công ty Logistics Phước Thuận đổ 124.000m3 chất nạo vét để san lấp dự án đang vướng nhiều vi phạm?

Dự án bãi container và dịch vụ cảng của Công ty Lưu Nguyên Cái Mép đang tồn tại nhiều vi phạm, hết hạn gia hạn sử dụng đất từ tháng 10.2020 nhưng vẫn được chấp thuận làm địa điểm tiếp nhận chất nạo vét từ Công ty Logistics Phước Thuận để san lấp.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Công ty Logistics Phước Thuận sẽ đổ khoảng 124.000m3 chất nạo vét để san lấp dự án hay chỉ tập kết trên bờ?
Phòng chống tham nhũng

Bà Rịa – Vũng Tàu: Công ty Logistics Phước Thuận sẽ đổ khoảng 124.000m3 chất nạo vét để san lấp dự án hay chỉ tập kết trên bờ?

Công ty Cổ phần Cảng dịch vụ Logistics Phước Thuận sẽ đổ khoảng 124.000m3 chất nạo vét tại khu đất Dự án bãi container và dịch vụ cảng của Công ty Cổ phần Dịch vụ cảng Lưu Nguyên Cái Mép ở phường Phước Hòa, thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Làm chủ đầu tư nhiều cụm công nghiệp, khu dân cư nhưng Công ty CP xây dựng 179 có doanh thu sụt giảm mạnh, lỗ luỹ kế hàng tỷ đồng, bị cưỡng chế nợ thuế
Kiểm tra - Giám sát

Làm chủ đầu tư nhiều cụm công nghiệp, khu dân cư nhưng Công ty CP xây dựng 179 có doanh thu sụt giảm mạnh, lỗ luỹ kế hàng tỷ đồng, bị cưỡng chế nợ thuế

Những con số doanh thu và lợi nhuận cho thấy hoạt động kinh doanh của Xây dựng 179 trong những năm gần đây vô cùng ảm đạm. Tính đến thời điểm cuối năm 2023 vừa qua, doanh nghiệp đang lỗ luỹ kế hơn 6 tỷ đồng.

Nhiều thiếu sót, vi phạm trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại Công ty Công ích Quận 12, TP. Hồ Chí Minh
Phòng chống tham nhũng

Nhiều thiếu sót, vi phạm trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại Công ty Công ích Quận 12, TP. Hồ Chí Minh

Thanh tra TP. Hồ Chí Minh xác định, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích Quận 12 chưa giải quyết xong khoản nợ phải trả hơn 2,6 tỷ đồng, nợ phải thu hơn 2,1 tỷ đồng tồn đọng từ nhiều năm qua, quản lý, sử dụng, cho thuê nhà đất chưa đúng quy định, chỉ đạo của cấp trên.

Đơn vị tư vấn khảo sát “chớp nhoáng”, nguy cơ lãng phí ngân sách tại các dự án hàng chục tỷ đồng
Phòng chống tham nhũng

Đơn vị tư vấn khảo sát “chớp nhoáng”, nguy cơ lãng phí ngân sách tại các dự án hàng chục tỷ đồng

Nhiều dự án tại huyện Cần Giờ có tổng vốn "rót" vào hàng chục tỷ đồng từ ngân sách do Ban Ban Quản lý dự án Cần Giờ làm chủ đầu tư; tuy nhiên, đơn vị tư vấn lập hồ sơ mời thầu lại làm việc "chớp nhoáng", một số dự án hiện phải tạm dừng… nguy cơ gây lãng phí ngân sách nhà nước.

Lộ dấu hiệu gian lận trong đấu thầu của Công ty Cổ phần Xây dựng Vận tải Đầu tư Kinh doanh nhà Hải Đăng
Kiểm tra - Giám sát

Lộ dấu hiệu gian lận trong đấu thầu của Công ty Cổ phần Xây dựng Vận tải Đầu tư Kinh doanh nhà Hải Đăng

Công ty Cổ phần Xây dựng Vận tải Đầu tư Kinh doanh nhà Hải Đăng lộ rõ nhiều dấu hiệu gian dối trong hồ sơ dự thầu và đã trúng thầu gói thầu xây lắp tại một dự án do Ban Quản lý dự án Cần Giờ làm chủ đầu tư nên Thanh tra TP. Hồ Chí Minh kiến nghị chuyển hồ sơ sang cơ quan công an tiếp tục điều tra.