Sớm đưa dạy thêm, học thêm vào đúng quỹ đạo

Chính phủ chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm tham mưu trình để cơ quan có thẩm quyền quyết định đưa dạy thêm, học thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, để khi Quốc hội ban hành Nghị quyết, Luật, sẽ có căn cứ để Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, ban hành quy định này. 

Theo phụ lục số 6 của Báo cáo 658 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, còn 73 kiến nghị của cử tri đang trong quá trình giải quyết, trong đó có 18 kiến nghị liên quan đến các nội dung thuộc trách nhiệm trả lời của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đáng chú ý, trong số 18 ý kiến đó có 8 kiến nghị về việc quản lý việc dạy thêm, học thêm.

“Dạy thêm, học thêm bị biến tướng, trở thành vấn nạn”

Thảo luận tại hội trường sáng 20.11 về kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 4 và Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XV, ĐBQH Nguyễn Văn Huy (Thái Bình) nêu thực tế, thời gian gần đây, tình trạng dạy thêm trái quy định có chiều hướng gia tăng, gây bức xúc cho nhân dân, tạo áp lực lớn cho học sinh, nhất là học sinh tiểu học.

Mặc dù Điều 4 Thông tư 17/2012/BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định rất cụ thể về các trường hợp không được dạy thêm, “song trên thực tế việc dạy thêm, học thêm đã bị biến tướng, trở thành vấn nạn, gây ra những hệ lụy đáng lo ngại, bào mòn niềm tin của cử tri và Nhân dân về chất lượng bài học, hiệu quả giáo dục, cũng như ảnh hưởng đến hình ảnh các nhà giáo”.

Sớm đưa dạy thêm, học thêm vào đúng quỹ đạo -0
ĐBQH Nguyễn Văn Huy (Thái Bình) cho biết cử tri và Nhân dân mong muốn là quy định và tổ chức thực hiện dạy thêm, học thêm lành mạnh, đúng quỹ đạo. Ảnh: Bách Thuận

Những lớp học thêm bên ngoài nhà trường do giáo viên lách luật mở lớp, gợi ý địa chỉ cho phụ huynh và rộng cửa đón học sinh chính khóa của mình. Bài học trên lớp lửng lơ nửa chừng sẽ được tiếp nối ở lớp học thêm. Bài kiểm tra đúng dạng, đúng đề chỉ được hé lộ ở lớp học thêm. Điểm số chênh lệch giữa học sinh học và không học thêm khiến phụ huynh vô cùng bức xúc.

Cùng với đó là tiền bạc, thời gian, công sức đưa đón, đổ dồn gánh nặng khiến nhiều gia đình quay cuồng theo lịch học thêm của con. Theo đại biểu Nguyễn Văn Huy, qua tiếp xúc, có cử tri nêu chi phí cho con học thêm là khoản chi lớn nhất đối với gia đình, nhất là đối với cấp tiểu học và trung học cơ sở.

Thẳng thắn nhìn nhận thực tế đời sống của đại bộ phận giáo viên hiện nay, đại biểu Nguyễn Văn Huy cho rằng, dạy thêm là giải pháp để cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống. “Khi học sinh muốn ôn luyện kiến thức chưa vững, muốn rèn luyện thêm năng lực nâng cao sẵn sàng cho các kỳ thi tuyển sinh, chuyển cấp, thi học sinh giỏi… thì các lớp dạy thêm của thầy cô giáo uy tín là địa chỉ tin cậy. Việc học thêm nếu xuất phát điểm từ nguyện vọng chính đáng của người học thì không đáng bị lên án”.

Tuy nhiên, nếu chỉ đơn thuần là việc học sinh tự nguyện đến trung tâm, nhà riêng giáo viên sau giờ học để bổ trợ kiến thức, nâng cao năng lực thì câu chuyện dạy thêm, học thêm đã không nhức nhối như vậy. Vấn đề cử tri và nhân dân mong muốn là quy định và tổ chức thực hiện dạy thêm, học thêm như thế nào cho lành mạnh và đúng quỹ đạo?

Đại biểu Nguyễn Văn Huy kiến nghị: “Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương sửa đổi các quy định liên quan để quản lý dạy thêm, học thêm hiệu quả, sâu sát, thiết thực và hài hòa lợi ích của học sinh, phụ huynh và giáo viên. Bên cạnh đó, cần quan tâm siết chặt hơn chất lượng các giờ học chính khóa cũng như thay đổi tư duy thi cử, giảm bớt áp lực học hành đang đè nặng tâm trí cũng như cảm xúc của phụ huynh và học sinh một cách thực chất và hiệu quả hơn”. 

Bên cạnh đó, “Chính phủ chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm tham mưu trình để cơ quan có thẩm quyền quyết định đưa dạy thêm, học thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, để khi Quốc hội ban hành Nghị quyết, Luật, sẽ có căn cứ để Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, ban hành quy định này”.

Chính quyền, phụ huynh, phối hợp với ngành giáo dục 

Giải trình về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng, dạy thêm, học thêm là một việc rất lớn. “Có thể nói, dạy thêm, học thêm hay các nguyện vọng được học tập ngoài nhà trường là một nhu cầu thực tế và trong quá trình đáp ứng các nhu cầu rất đa dạng của người học thì hoạt động này cũng rất đa dạng”. 
 

Sớm đưa dạy thêm, học thêm vào đúng quỹ đạo -0
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết đang thiếu cơ sở pháp lý để có thể quản lý dạy thêm học thêm bên ngoài nhà trường. Ảnh: Bách Thuận

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có rất nhiều văn bản quy định, đặc biệt là Thông tư 17 quy định về kiểm soát việc dạy thêm, học thêm trong khuôn khổ của nhà trường. Trong những quy định về đạo đức của nhà giáo, quy tắc ứng xử của trường học, văn hóa học đường, thi hành công vụ của nhà giáo... cũng đã đầy đủ các quy định với hoạt động dạy thêm, học thêm trong môi trường nhà trường. “Tuy nhiên, đối với môi trường ngoài nhà trường, chúng tôi xác định còn đang thiếu cơ sở pháp lý để có thể quản lý, điều tiết, giám sát, xử lý đối với công việc này”. 

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, trong quá trình sửa Luật Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã gửi Văn bản số 134 cho Ủy ban Kinh tế và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn bản số 2026 gửi Thủ tướng Chính phủ vào năm 2020 đề nghị bổ sung việc dạy thêm, học thêm vào danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, “nhưng không rõ lý do tại sao trong quá trình từ năm 2020 - 2021 thì việc này không được chấp thuận”.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đồng tình với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Huy là phải đưa dạy thêm, học thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện để có cơ sở pháp lý xử lý bên ngoài trường học. Tuy nhiên, với 53.000 trường học và những gì diễn ra trong môi trường ngoài nhà trường, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn mong chính quyền địa phương và đặc biệt là phụ huynh, phối hợp với nhà trường và ngành giáo dục để có thể kiểm soát được việc dạy thêm, học thêm.

Thực tế, dạy thêm học thêm một phần xuất phát từ nhu cầu của phụ huynh; có những người đem con đến gửi cho cô, nài nỉ cô vừa dạy vừa trông giúp; cũng có trường hợp cha mẹ thấy con đi học một ca chưa yên tâm, ngoài giờ học còn chở con đi học, nghe thấy đâu có thầy tốt là đưa con đến ngay, học một tối 3, 4, 5 ca, tác động đến sự căng thẳng của trẻ em.

“Đây là giải pháp tổng thể, mong phụ huynh phối hợp với chúng tôi”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói.

Giáo dục

Bộ GD-ĐT: Ông Vương Tấn Việt thừa nhận sử dụng bằng cấp ba bổ túc văn hoá không hợp pháp
Giáo dục

Bộ GD-ĐT: Ông Vương Tấn Việt thừa nhận sử dụng bằng cấp ba bổ túc văn hoá không hợp pháp

Kết quả xử lý văn bằng của ông Vương Tấn Việt xác định ông đã sử dụng bằng cấp ba bổ túc văn hoá không hợp pháp. Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học liên quan khẩn trương thu hồi văn bằng đã cấp cho ông Vương Tấn Việt theo quy định của pháp luật.

Dự kiến có 3 phương thức tuyển sinh vào lớp 10, cấp THCS thực hiện xét tuyển
Giáo dục

Dự kiến có 3 phương thức tuyển sinh vào lớp 10, cấp THCS thực hiện xét tuyển

Ngày 21.10, Bộ GD-ĐT đã công bố Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông và bắt đầu lấy ý kiến rộng rãi của xã hội về nội dung này. Dự kiến có 3 phương thức tuyển sinh và thực hiện 3 môn thi vào lớp 10, cùng với đó tuyển sinh cấp THCS bằng phương thức xét tuyển. 

Trường Đại học Điện lực hỗ trợ em Thào Thị Nhè 6 triệu đồng/tháng (24 tháng), tổng cộng là 144 triệu đồng
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực chắp cánh ước mơ cho nữ sinh mồ côi sau bão, lũ ở Lào Cai

Trường Đại học Điện lực vừa tổ chức đoàn công tác thăm và làm việc với huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) về việc nhận nuôi em Thào Thị Nhè. Tiếp và làm việc với đoàn có Bí thư Huyện ủy Bát Xát Nguyễn Trung Triều; Hiệu trưởng Trường THPT số 2 Bát Xát Nguyễn Văn Quảng cùng tập thể giáo viên nhà trường và em Thào Thị Nhè.

Dãy 4 phòng học tạm tại Trường Tiểu học Nghĩa Tâm, huyện Văn Chấn, Yên Bái
Giáo dục

Kiên cố hoá trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Thực hiện chủ trương của Đảng và các chính sách của Nhà nước về đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, công tác huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để kiên cố hoá trường, lớp học đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, thực tế, số phòng, lớp học chưa được kiên cố vẫn còn khá lớn.

Trường Đại học Thương mại tổ chức Hội thảo Quản lý Chuỗi Cung Ứng quốc tế VSSCM-2024
Giáo dục

Trường Đại học Thương mại tổ chức Hội thảo Quản lý Chuỗi Cung Ứng quốc tế VSSCM-2024

Từ ngày 21 - 22.10, Trường Đại học Thương mại phối hợp cùng Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) đồng tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc tế “Quản lý Chuỗi Cung Ứng lần thứ 3” (VSSCM-2024) - một trong những sự kiện học thuật hàng đầu về chuỗi cung ứng tại khu vực.

Trường Đại học Lao động - Xã hội chào đón hơn 2800 tân sinh viên năm học mới
Giáo dục

Trường Đại học Lao động - Xã hội chào đón hơn 2800 tân sinh viên năm học mới

Trường Đại học Lao động - Xã hội (ULSA) vừa tổ chức chương trình chào đón hơn 2.800 tân sinh viên năm học 2024-2025 với chủ đề “Newcomer2024”. Sự kiện do Đoàn TN – Hội Sinh viên trường tổ chức để chúc mừng các tân sinh viên đã vượt qua vũ môn, xuất sắc bước vào đại gia đình ULSAers.