Chỉ cần đi bộ 4000 bước mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính

Một nghiên cứu mới cho thấy đi bộ ít nhất 2.500 bước mỗi ngày có thể cải thiện đáng kể sức khỏe tim mạch và 4.000 bước mỗi ngày có thể kéo dài tuổi thọ của một người, giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính. 

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí European Journal of Preventive Cardiology cho thấy đi bộ 3.967 bước mỗi ngày, khoảng 3km có thể làm giảm nguy cơ tử vong do bất kỳ nguyên nhân nào. Và đi bộ 2.337 bước mỗi ngày, hơn 1.6 km có thể làm giảm nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch.

Từ lâu, khoa học đã chứng minh đi bộ có thể tăng cường sức khỏe tim mạch và kéo dài tuổi thọ, tuy nhiên, nghiên cứu trước đây cho thấy bạn cần đi bộ ít nhất 5.000 bước mỗi ngày để thu được những lợi ích sức khỏe.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị mọi người nên đặt mục tiêu đi bộ 10.000 bước mỗi ngày - nhưng nhiều người không đạt được mục tiêu đi bộ nhiều bước như vậy. Nghiên cứu này chứng minh thêm rằng có mối liên hệ rõ ràng giữa quãng đường đi bộ của một người và nguy cơ tử vong. Tuy nhiên, ngay cả khi đi bộ trong thời gian ngắn cũng có thể chống lại bệnh tim và tử vong sớm.

Tiến sĩ Michael Fredericson, công tác tại Stanford Health Care chia sẻ: “Điều khác biệt là các nghiên cứu trước đây cho thấy bạn cần ít nhất 4.000 bước mỗi ngày và lý tưởng nhất là 6.000 đến 8.000 để có được lợi ích đáng kể”.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây nhất cho thấy chúng ta không cần đi bộ nhiều như vậy, chỉ từ 2.500 đến 4.000 bước mỗi ngày cũng đủ mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Đi bộ nhẹ nhàng trong công viên hay trên đường đi làm đều rất tốt cho sức khỏe (Ảnh: iStock)
Đi bộ nhẹ nhàng trong công viên hay trên đường đi làm đều rất tốt cho sức khỏe (Ảnh: iStock)

Bạn có thể không cần 10.000 bước mỗi ngày để cải thiện sức khỏe của mình

Phân tích đánh giá dữ liệu sức khỏe của 226.889 người được thu thập từ 17 nghiên cứu khác nhau. Kết quả sức khỏe của bệnh nhân được đánh giá trong thời gian trung bình là 7,1 năm.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng việc tăng thêm 1.000 bước có thể giảm nguy cơ tử vong thấp hơn 15% và mức tăng 500 bước giảm nguy cơ tử vong liên quan đến bệnh tim mạch thấp hơn 7%.

Theo các phát hiện, đi bộ ít nhất 2.500 bước mỗi ngày có thể cải thiện sức khỏe của bạn và chỉ cần đi bộ 4.000 bước mỗi ngày có thể làm giảm đáng kể nguy cơ tử vong.

Tiến sĩ Cheng-Han Chen, bác sĩ tim mạch tại Trung tâm Y tế Memorial Care Saddleback nhận định: “Dựa trên nghiên cứu này, việc đi bộ càng nhiều là điều đáng làm. Có lẽ thông điệp quan trọng nhất là chỉ một số bước nhỏ mỗi ngày cũng có thể cải thiện tỷ lệ tử vong. Đây là một thông điệp mạnh mẽ có thể thúc đẩy nhiều người bắt đầu tập thể dục”.

Thói quen ít vận động dẫn đến bệnh mãn tính, sức khỏe kém

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng hành vi ít vận động có thể dẫn đến bệnh như: tim mạch, ung thư, tiểu đường loại 2…

Ước tính cho thấy khoảng 27,5% người dân trên toàn thế giới, đặc biệt là phụ nữ và người dân ở các nước có thu nhập cao, không hoạt động thể chất đầy đủ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ít hoạt động thể chất là yếu tố nguy cơ tử vong đứng hàng thứ tư trên toàn thế giới.

Tiến sĩ Theodore Strange, bác sĩ nội khoa và lão khoa tại Bệnh viện Đại học Staten Island cho biết, hoạt động thể chất dưới bất kỳ hình thức nào đều cải thiện chức năng tim, lưu lượng máu, cấu hình lipid và mạch máu, giúp tăng cường sức khỏe tim mạch.

Các chuyên gia khuyên bạn nên đỗ xe xa hơn trong bãi đậu xe, đi thang bộ và thực hiện việc đi bộ ngay khi có thể. Bạn không nhất thiết phải đi bộ nhiều bước cùng một lúc bởi nhiều lần đi bộ hàng ngày cũng có hiệu quả như một lần đi bộ liên tục. Nên bắt đầu đi bộ ngay khi chỉ 5 đến 10 phút mỗi lần để phát triển nó như một thói quen hàng ngày.

Sức khỏe

Lo ngại dịch kép, Sở Y tế Hà Nội ra công văn khẩn
Sức khỏe

Lo ngại dịch kép, Sở Y tế Hà Nội ra công văn khẩn

Trước tình hình bệnh sởi và tay chân miệng có diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng trên địa bàn thành phố, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương đã ký công văn khẩn số 147/SYT-NVY về việc tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng.

Amway Việt Nam ra mắt dòng sản phẩm chăm sóc tóc Satinique mới
Sống khỏe

Amway Việt Nam ra mắt dòng sản phẩm chăm sóc tóc Satinique mới

Thương hiệu chăm sóc tóc Satinique thuộc Tập đoàn Amway vừa ra mắt bộ giải pháp chăm sóc tóc và da đầu hoàn toàn mới. Với công thức cải tiến vượt trội chứa các dưỡng chất từ thực vật an toàn và dịu nhẹ, Satinique mang đến hiệu quả chăm sóc tối ưu, giúp mái tóc khỏe mạnh, bóng mượt và tràn đầy sức sống.

Ngành y tế TP. Hồ Chí Minh đi đầu trong chuyển đổi số
Sức khỏe

Ngành y tế TP. Hồ Chí Minh đi đầu trong chuyển đổi số

Ngành Y tế TP. Hồ Chí Minh đang đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới hệ thống y tế hiện đại, thông minh, phục vụ người dân hiệu quả và minh bạch. Việc triển khai bệnh án điện tử tại 100% bệnh viện và số hóa toàn diện thủ tục hành chính là những bước đi then chốt thể hiện quyết tâm đi đầu trong chuyển đổi số quốc gia.

Có hay không lỗ hổng pháp lý trong quản lý sữa?
Thời sự Quốc hội

Có hay không lỗ hổng pháp lý trong quản lý sữa?

Chiều 16.4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội năm 2024.

Ma trận sữa giả: Làm sao để làm người tiêu dùng thông thái?
Sức khỏe

Ma trận sữa giả: Làm sao để làm người tiêu dùng thông thái?

Những thông tin tiêu cực về vụ việc sản xuất sữa bột giả ở Chương Mỹ, Hà Nội đang tác động mạnh đến người tiêu dùng nội địa. Nếu cơ quan chức năng cũng như cơ quan quản lý nhà nước về kiểm định, an toàn thực phẩm, cấp phép... không siết lại thì sữa hoàn toàn có nguy cơ trở thành thị trường mất niềm tin nhất trong thời gian tới.

Lô sữa giả trong đường dây sản xuất, kinh doanh sữa giả bị phát hiện đang được đóng gói
Sức khỏe

Cần xử lý nghiêm hành vi quảng cáo sai sự thật

Đó là đề nghị của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) trước thực trạng nhiều người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đang “vô tư” quảng cáo thực phẩm và thực phẩm chức năng sai sự thật hoặc thổi phồng công dụng của sản phẩm.