THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHÍNH SÁCH VÙNG ĐỒNG BÀO DTTS, MIỀN NÚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

Bài cuối: Chủ động khai thác tiềm năng, thế mạnh

Từ thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức công tác dân tộc, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn cho thấy, cần tăng cường vai trò lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền. Coi trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS; xây dựng lực lượng cốt cán, phát huy vai trò của những người có uy tín trong cộng đồng DTTS. Đặc biệt, cần bám sát thực tiễn, nắm chắc tâm tư, nguyện vọng, quan tâm giải quyết kịp thời các nhu cầu chính đáng của đồng bào. Chủ động khai thác những tiềm năng, thế mạnh của địa phương giúp đồng bào phát triển kinh tế vươn lên trong cuộc sống.

Tỷ lệ hộ nghèo người dân tộc thiểu số giảm trên 3,45%/năm

Sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Bắc Kạn lần thứ II.2019, tình hình vùng đồng bào DTTS và miền núi có nhiều chuyển biến tích cực. Đời sống Nhân dân được nâng lên, thu nhập bình quân/người tăng 16 triệu đồng/người/năm so với năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo người DTTS giảm trên 3,45%/năm. Các mục tiêu đề ra tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Bắc Kạn lần thứ III cơ bản hoàn thành. Các chương trình, chính sách dân tộc, trọng tâm là 3 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 được thực hiện nghiêm túc. Nguồn lực đầu tư hỗ trợ của các chương trình, chính sách dân tộc đã góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi. Cơ sở hạ tầng tiếp tục được quan tâm đầu tư, nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong giao thương hàng hóa, phát triển sản xuất. Nhiều công trình, dự án trọng điểm được khởi công, hoàn thành đưa vào sử dụng, tháo gỡ khó khăn về hạ tầng, tạo động lực tăng trưởng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Ba Bể tiếp cận giống mới và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Đình Văn
Đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Ba Bể tiếp cận giống mới và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Đình Văn

Cùng với đó, việc ứng dụng các tiến bộ của khoa học, công nghệ vào sản xuất nông, lâm nghiệp được đẩy mạnh, các mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả được nhân rộng. Chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Chất lượng giáo dục ở vùng đồng bào DTTS và miền núi tiếp tục được nâng lên. Công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tiếp tục được chú trọng. Vai trò các già làng, người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS được phát huy, góp phần củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc. Đồng bào các DTTS phát huy tinh thần đoàn kết, vượt khó, đóng góp công sức, trí lực, tài sản trong thực hiện chương trình giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; tham gia tích cực vào các phong trào thi đua yêu nước góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển…

Khuyến khích sự chủ động tham gia của đồng bào dân tộc thiểu số

Bên cạnh kết quả đạt được, đời sống của một bộ phận người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS còn gặp nhiều khó khăn. Chất lượng giảm nghèo chưa thật sự bền vững, tỷ lệ hộ nghèo là người DTTS còn cao. Kết cấu hạ tầng nông thôn tuy đã được quan tâm đầu tư, song còn thiếu so với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, sinh hoạt của người dân, nhất là các xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng sâu, vùng xa. Chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa ở vùng DTTS so với mặt bằng chung của tỉnh vẫn còn thấp. Việc triển khai một số chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS còn chậm; tỷ lệ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia còn chậm, đặc biệt là vốn sự nghiệp…

Đáng chú ý, nhận thức của một số cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở ở một số nơi đối với công tác dân tộc chưa toàn diện, sâu sắc; chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác dân tộc; chưa chủ động phát huy tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Công tác phối hợp giữa các ngành, cấp có lúc chưa kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả phối hợp chưa cao…

Từ thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức công tác dân tộc, chính sách dân tộc trên địa bàn cho thấy, cần nhận thức rõ trách nhiệm thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, khơi dậy truyền thống đoàn kết, cần cù, sáng tạo của các dân tộc. Tạo điều kiện để đồng bào phát huy nội lực vươn lên; khuyến khích sự chủ động tham gia của đồng bào DTTS với quá trình thực hiện nhiệm vụ công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Tăng cường vai trò lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền đối với việc thực hiện mục tiêu phát triển vùng đồng bào DTTS, miền núi. Chủ động, tích cực thực hiện công tác phối hợp giữa các cơ quan trong hệ thống chính quyền với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác dân tộc.

Cùng với đó, cần bám sát địa bàn, nắm chắc tình hình, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác dân tộc để chủ động tham mưu, đề xuất giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc và tìm những biện pháp giải quyết hiệu quả. Coi trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS; xây dựng lực lượng cốt cán, phát huy vai trò của những người có uy tín trong cộng đồng DTTS. Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí gắn với đào tạo, dạy nghề, tạo việc làm cho đồng bào DTTS. Đặc biệt, cần bám sát thực tiễn, nắm chắc tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu của đồng bào DTTS; quan tâm giải quyết kịp thời các nhu cầu chính đáng của đồng bào. Chủ động khai thác những tiềm năng, thế mạnh của địa phương giúp đồng bào phát triển kinh tế vươn lên trong cuộc sống.

Địa phương

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Chương trình Cho vay hộ nghèo đã giúp đồng bào Trấn Yên thoát nghèo và phát triển kinh tế.
Địa phương

Cùng Trấn Yên trở thành cực tăng trưởng mới

Huyện Trấn Yên, Yên Bái ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu cách mạng Vần và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, Tày, Mường… mà đang trở thành một điểm sáng, một cực tăng trưởng mới về phát triển nông, lâm nghiệp, hàng hóa. Trên hành trình này, luôn có sự đồng hành của các chương trình tín dụng ưu đãi...

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước
Trên đường phát triển

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.