Mong cho "mặt trời" Phật pháp soi chiếu khắp thế gian

Thể theo lời thỉnh cầu của các Đạo tràng Phật tử xa xứ tại Nhật Bản, vừa qua, thầy Thích Trúc Thái Minh - Phó trưởng Ban Phật giáo Quốc tế, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), Trụ trì chùa Ba Vàng đã có chương trình hoằng Pháp trong 10 ngày tại xứ sở Mặt trời mọc (từ 16.4 - 25.4.2023 tức 26.2 Nhuận - 6.3 năm Quý Mão).

Chương trình hoằng Pháp hướng đến mục tiêu mang Phật Pháp gần gũi với người Việt xa xứ. Thông qua những bài giảng, giúp Phật tử rèn luyện bản thân, góp phần nâng tầm vị thế của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Đây cũng là hoạt động thiết thực cụ thể hóa phương hướng, nhiệm vụ, chương trình hoạt động của Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương nhiệm kỳ 2022 - 2027. Đồng thời, thực hiện tôn chỉ, định hướng mở rộng hoạt động quốc tế của GHPGVN với Phật giáo các nước.

Mong cho
Hơn 1000 người chăm chú nghe giảng Pháp tại Tokyo, ngày 16.4 

Hơn ba nghìn người được "tưới" dòng "sữa" Pháp

Với tâm nguyện mang ánh sáng Phật pháp phổ rộng khắp tất cả quần sinh, từ nhiều năm qua, Thầy Thích Trúc Thái Minh, cùng Tăng đoàn Chùa Ba Vàng đã chỉ dạy Câu lạc bộ Cúc Vàng Tập tu Lục hòa triển khai xây dựng được hệ thống các đạo tràng Phật tử xa xứ của chùa trải rộng khắp hơn 30 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Qua đó, gắn kết cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài, giúp mọi người có nơi nương tựa tâm linh và giúp đỡ lẫn nhau. Trong đó, Nhật Bản là một trong những quốc gia có nhiều phật tử chùa Ba Vàng đang sinh sống, làm việc.

Mong cho
Hội trường hơn 1000 chỗ ngồi chật kín người đến nghe hoằng Pháp

Trong thời gian 10 ngày hoằng Pháp tại đất nước mặt trời mọc, Thầy Trụ trì cùng chư Tăng chùa Ba Vàng, Chủ nhiệm CLB Cúc Vàng đã đến nhiều nơi ở khắp các vùng miền để gặp gỡ và chia sẻ Phật Pháp cho hơn ba nghìn người, gồm: Phật tử thuộc các đạo tràng Phật tử xa xứ của chùa và Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản. Các buổi hoằng Pháp cũng thu hút rất đông người Việt và không ít người dân bản địa có tâm tôn kính quý, có lòng tin vào Phật giáo đến nghe những dòng “sữa” Pháp vô cùng quý báu của Đức Phật.

Với sự trợ duyên của đại diện chư Tăng, Chủ nhiệm CLB Tập tu Lục hòa chùa Ba Vàng và đại diện một số Ban chuyên môn của CLB, Thầy Thích Trúc Thái Minh đã dành phần lớn chương trình để giảng Pháp cho Phật tử xa xứ ở Thủ đô Tokyo, thành phố Toyota, tỉnh Fukuoka; chùa Đại Nam - Himeji, chùa Kokutaji (Hiroshima)... 

Tại các địa điểm giảng Pháp, số lượng người đến nghe đều nhiều hơn dự kiến. Đơn cử, như buổi thuyết pháp đầu tiên (ngày 16.4) tại Thủ đô Tokyo, hội trường hơn 1000 chỗ chật kín người với đủ mọi lứa tuổi; trong đó, phần lớn là người trẻ đang học tập, làm việc tại đây. Các buổi giảng Pháp tại Đạo tràng Aichi (thành phố Toyota) và tỉnh Fukuoka đều thu hút sự tham gia của số lượng 500 - 600 người. Tương tự, tại Hirosima cũng đông hơn nhiều so với dự kiến...

Mong cho
Phật tử xa xứ chùa Ba Vàng và các bạn trẻ người Việt làm việc tại Nhật Bản chắp tay cung thỉnh nghe giảng Pháp 

Không chỉ tham gia học Pháp, rất đông Phật tử xa xứ chùa Ba Vàng tại Nhật Bản, cùng nhiều gia đình người Việt và đặc biệt là không ít người dân bản địa đã tự tay chế biến các vật phẩm chay có tính đặc trưng của Việt Nam để dâng lên Đức Phật cùng chư Tăng.

Cùng với đó, các chương trình khác, như: thăm quan chùa Đại Nam, thăm Cao Dã Sơn, chùa Todaiji (Đông Đại tự)... cũng đều có sự hoan hỷ tham gia với tâm cung kính của đông đảo Phật tử, cùng cộng đồng người Việt đang sinh sống tại đất nước Nhật Bản. Điều đó phản ánh tâm tôn kính bậc xuất gia tu hành, cũng như nhu cầu tìm hiểu, tu học, thực hành Phật pháp của Phật tử, người Việt ở nước ngoài.

Đạo tràng Phật tử xa xứ  -  những thành công được ghi nhận

Chứng kiến Phật tử, cộng đồng người Việt và không ít người dân Nhật Bản tìm cầu tu học giáo lý đạo Phật, Thầy Thích Trúc Thái Minh, Phó trưởng Ban Phật giáo Quốc tế, Trung ương GHPGVN cho biết: thật sự vui mừng, xúc động khi tận mắt chứng kiến sự phát triển mạnh mạnh cả về số lượng, lẫn chất lượng của các Đạo tràng Phật tử xa xứ chùa Ba Vàng tại đất nước Nhật Bản.

Mong cho
Con em Phật tử  xa xứ chùa Ba Vàng và bà con cộng đồng người Việt tại Nhật Bản  vui mừng chào đón Thầy Trụ trì và chư Tăng  

Phật tử của Đạo tràng xa xứ tại Nhật Bản đã tinh tấn đăng ký tu học pháp thường kỳ qua các kênh truyền thông; tổ chức, gắn kết với nhau thông qua kết nối trực tuyến; hàng ngày duy trì đều đặn thời khóa tán dương Phật Pháp... để tăng trưởng tâm biết ơn. Đáng chú ý, các Đạo tràng Phật tử xa xứ tại Nhật Bản đã tích cực chia sẻ sách tấn nhau trong tu tập, thực hành Phật pháp, cũng như chia sẻ giúp đỡ nhau về khắc phục khó khăn trong công việc, học tập; tăng cường sự đoàn kết, gắn bó như truyền thống vốn có của dân tộc, cũng sự kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và Giáo hội Phật giáo Việt Nam đối với cộng đồng Phật tử nói riêng, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung.

Mong cho
Không chỉ Phật tử xa xứ, Phật tử người dân bản địa cũng thể hiện lòng tin vào Phật giáo cũng như tâm tôn kính các bậc xuất gia tu hành  

Chia sẻ với các Phật tử xa xứ tại đất nước mặt trời mọc, Thầy Thích Thích Thái Minh mong muốn: "mọi người sách tấn nhau làm sao để hình ảnh người Việt ở nước ngoài được đẹp, đạo đức, trách nhiệm. Đó chính là tạo dựng những thiện nghiệp, đền đáp ân của đất nước, ân của quốc gia. Đồng thời, phải luôn tự ý thức, trách nhiệm về hình ảnh của đất nước mình tại đất nước bạn; không làm gì ảnh hưởng đến quốc thể.

Đáng chú ý, trong chương trình hoằng Pháp lần đầu tiên tại Nhật Bản, Phó trưởng Ban Phật giáo Quốc tế, Trung ương GHPGVN, Trụ trì chùa Ba Vàng cũng chia sẻ sâu sắc nhiều chủ đề được Phật tử, cộng đồng người Việt quan tâm. Trong bài giảng pháp tại tỉnh Fukuoka (ngày 23.4), Thầy Thích Thái Minh cho rằng, mỗi người Việt Nam ở nước ngoài cần coi nhau như gia đình. Đại gia đình Việt Nam ở nước ngoài cần yêu thương, chia sẻ, đùm bọc nhau, giúp đỡ nhau nhiều hơn. 

Mong cho
Phật tử xa xứ "nhí" có thành tích học tập tốt nhận quà khích lệ từ CLB La Hầu La

Đạo tràng Phật tử xa xứ chùa Ba Vàng tại Nhật Bản cũng như nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đã rất thành công khi xây dựng được một cộng đồng người Việt hiểu nhân quả, sống tự tin, sống tích cực, sống yêu quê hương đất nước, mang lại nét đẹp truyền thống dân tộc đi ra nước ngoài; đặc biệt là có tình yêu thương sẵn sàng giúp đỡ nhau trong cuộc sống, công việc và trong tu tập để trở thành con người có đạo đức hơn, mạnh mẽ vượt qua những khó khăn, thách thức trong cuộc sống.

Với những kết quả cụ thể đạt được, chương trình hoằng Pháp lần đầu tiên của Thầy Thích Thái Minh, cùng chư Tăng và Chủ nhiệm CLB Cúc Vàng, Chùa Ba Vàng tại Nhật Bản đã thành công hơn mong đợi. Mong nguyện cho “mặt trời Phật pháp” soi chiếu khắp thế gian sẽ còn để lại ấn tượng trong lòng những Phật tử xa xứ, cũng  như bà con người Việt tại đất nước mặt trời mọc.

Văn hóa

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”
Văn hóa - Thể thao

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”

Chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc của dân tộc, di sản văn hóa phi vật thể dù không có hình hài cụ thể, nhưng lại có thể được chuyển hóa thành tài sản vật chất, thành “kho vàng, kho bạc”. Khi được khai thác, di sản văn hóa phi vật thể sẽ trở thành cảm hứng sáng tạo nên sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật
Văn hóa - Thể thao

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật

Hoạt động sáng tạo của nghệ sĩ thiên về tính cá nhân nhưng cũng rất cần môi trường để cập nhật thông tin, giao lưu sáng tác... Các sự kiện kết nối quốc tế không chỉ tạo cơ hội cho nghệ sĩ trong và ngoài nước được gặp gỡ, học hỏi mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển mỹ thuật Việt Nam.

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao
Văn hóa

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao

Mỗi dịp 20.11, ngày Nhà giáo Việt Nam, ký ức tuổi thơ của tôi lại tràn về với hình ảnh của bố tôi - một người thầy được học trò yêu quý và kính trọng. Những bó hoa tươi thắm, những món quà nhỏ tuy giản dị nhưng đong đầy tình cảm học trò dành tặng thầy, cùng không khí rộn rã của lớp học với lũ học trò "nhất quỷ nhì ma" in sâu trong tâm trí của tôi. Bố tôi vẫn thường nói, nghề giáo không chỉ là dạy chữ, mà là vun đắp tâm hồn, truyền đạt những giá trị làm người, và kết nối với học trò ở những cảm xúc sâu sắc nhất; tôi rất xúc động khi thấy, sau 30 - 40 năm, vẫn có những học trò vượt hàng trăm cây số, quay lại thăm thầy cũ để hàn huyên đủ chuyện - từ gia đình, công việc cho đến những hoài niệm về thời đi học. Những cuộc trò chuyện như thế vượt lên trên mối quan hệ thầy trò thông thường, gắn bó như cha với con, tạo nên một tình nghĩa khó phai mờ.