Quảng Bình: Tăng cường ứng dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm đặc sản, chủ lực

Để các sản phẩm đặc sản, chủ lực của địa phương khẳng định vị trí trên thị trường, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình đã tăng cường triển khai hệ thống truy xuất, ứng dụng mã số mã vạch, xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến nguồn gốc sản phẩm. Đồng thời, nâng cao nhận thức, xây dựng thói quen tiêu dùng tích cực cho người dân.

"Lạc" trên thị trường

Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định với các sản phẩm mang thương hiệu địa phương cùng chất lượng xứng tầm. Cùng với đó, ngày 13.8.2021, HĐND tỉnh Quảng Bình ban hành Nghị quyết số 06/2021/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ sáng tạo khoa học và đổi mới công nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, có hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có các sản phẩm được truy xuất nguồn gốc đúng theo quy định của pháp luật.

Thực hiện nhiệm vụ đồng hành cùng các sản phẩm nông sản, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình đã đưa ra nhiều giải pháp, áp dụng vào hoạt động sản xuất, thương mại của các đơn vị. Tuy nhiên, thực trạng "hòa tan giá trị", "lạc" mất nguồn gốc của các sản phẩm địa phương tiêu biểu vẫn diễn ra do khó khăn trong triển khai, ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc.

Quảng Bình tăng cường ứng dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm OCOP -0
Các sản phẩm chủ lực của Quảng Bình được ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc

Theo Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Trần Quốc Việt, hoạt động tư vấn, triển khai áp dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh đến nay vẫn còn nhiều hạn chế.

“Doanh nghiệp và người tiêu cùng chưa hiểu hết ý nghĩa của truy xuất nguồn gốc và chưa hiểu đúng bản chất của vấn đề này. Thêm vào đó, thói quen và ý thức làm việc chưa tuân thủ quy trình, ngại ghi chép cũng là yếu tố khó khăn cho quá trình thực hiện. Các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều trở ngại trong việc nghiên cứu, xây dựng, triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc cho từng sản phẩm, nhóm sản phẩm cụ thể”,  ông Việt Quảng Bình cho biết.

Đến nay, tình trạng chung của quá trình ứng dụng truy xuất nguồn gốc là mã vạch tem truy xuất chưa được chuẩn hóa về hình thức và nội dung; chưa có quy định thống nhất về các giải pháp đọc tem truy xuất; thiếu các quy định cụ thể đối với việc khai báo, giám sát và bảo đảm thông tin truy xuất nguồn gốc… 

Theo khảo sát, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, tỷ lệ sản phẩm OCOP có truy xuất nguồn gốc đạt dưới 70%. Trong đó, sản phẩm OCOP cấp độ dưới 3 sao có tỷ lệ truy xuất nguồn gốc dưới 10%; sản phẩm OCOP 3 sao khoảng 17 - 18%; sản phẩm OCOP 4 sao, khoảng 65 - 68%. Đáng lưu ý là để đánh giá điểm phân hạng sản phẩm, có những tiêu chí liên quan đến truy xuất nguồn gốc. Nếu sản phẩm chưa có truy xuất nguồn gốc sẽ bị đánh giá thấp hơn những sản phẩm có truy xuất nguồn gốc.

Cần "dẫn lối" về thương hiệu địa phương

Hiện nay, toàn tỉnh Quảng Bình có 150 sản phẩm OCOP, được công nhận với chất lượng sản phẩm và mẫu mã đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, những sản phẩm xuất xứ từ địa phương vẫn còn một số hạn chế về khả năng cạnh tranh và chủ yếu được tiêu thụ trong nước hoặc các cửa hàng, siêu thị trên địa bàn. Đa số các chủ thể có sản phẩm OCOP cũng là những đơn vị sản xuất nhỏ lẻ, hạn chế về quy mô sản xuất, quảng bá và kết nối tiêu thụ sản phẩm cũng chưa nổi bật.

Những hạn chế trong việc khẳng định thương hiện và truy xuất nguồn gốc sẽ tạo nên nhiều khó khăn sau này trong cả hoạt động kinh doanh. Trong đó, có vấn đề hàng giả, hàng nhái, chất lượng không bảo đảm, nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, gây ảnh hưởng liên đới đến thương hiệu của địa phương nói chung và các đơn vị sản xuất nói riêng. Đối với các mặt hàng xuất khẩu, yếu tố truy xuất càng đóng vai trò quan trọng trong tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt đối với các sản phẩm OCOP.

Giám đốc Công ty CP Tư vấn và Đầu tư Long Giang Thịnh Lê Văn Thơ cho biết: hiện, công ty đang áp dụng mã số mã vạch GS1 và mã QR để xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho các sản phẩm tinh bột và sản phẩm thực phẩm, sản phẩm hữu cơ…

“Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm khi áp dụng và hoạt động sản xuất, kinh doanh đem lại những lợi ích đáng kể đối với công ty. Nhất là, thuận lợi hơn trong quản lý sản xuất, lưu thông sản phẩm trên thị trường; giúp khách hàng dễ dáng truy xuất được nguồn gốc vùng nguyên liệu và các thông tin liên quan của sản phẩm; sự tin cậy đối với thương hiệu và sản phẩm giúp các giao dịch mua bán và đơn hàng tăng thêm... Những yếu tố này góp phần quan trọng trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu công ty”, ông Thơ chia sẻ. 

Quảng Bình tăng cường ứng dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm OCOP -0
Các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, OCOP, VietGAP của cá nhân, doanh nghiệp tại Quảng Bình

Theo Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Trần Quốc Việt, để kiểm soát chặt chẽ các sản phẩm chủ lực, đặc sản địa phương, đáp ứng yêu cầu tiêu thụ của thị trường trong nước, xuất khẩu, Sở sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc, ứng dụng mã số mã vạch, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến và xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan...

Trung tâm Ứng dụng và Thống kê Khoa học và Công nghệ Quảng Bình đã đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học - công nghệ cấp tỉnh năm 2024 về “Nghiên cứu xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm chủ lực, OCOP của tỉnh Quảng Bình”. Mục tiêu mà nhiệm vụ hướng đến là giúp nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân về áp dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP sẽ hướng đến việc xuất hiện tại các phần mềm nhận diện và truy xuất nguồn gốc do đơn vị phát triển.

Từ đó, các mặt hàng chủ lực của địa phương nói chung và sản phẩm OCOP nói riêng sẽ khẳng định được giá trị và hiện diện trên thị trường, thúc đẩy cả hệ thống sản xuất phát triển, tăng tính minh bạch của toàn hệ thống và xây dựng thói quen tiêu dùng tích cực cho người dân.

Trên đường phát triển

Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng NTM Hà Nội Nguyễn Văn Chí thăm gian hàng trưng bày các sản phẩm làng nghề đặc sắc của Hà Nội
Địa phương

Phấn đấu về đích trước hẹn

Sau hơn 10 năm thực hiện với từng bước đi vững chắc và cách làm bài bản, khoa học, Hà Nội tiếp tục giữ vững vị trí lá cờ đầu trong xây dựng NTM. Hiện, thành phố đã hoàn thành và cơ bản hoàn thành 8/8 tiêu chí theo quy định tại Quyết định số 321/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Từ nay đến cuối năm 2024, thành phố tập trung thực hiện chương trình nước sạch nông thôn, phát triển làng nghề, phát triển sản phẩm OCOP… hướng tới mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2024, sớm hơn 1 năm so với kế hoạch.

Hà Nội: Triển khai giải pháp tham gia chuỗi liên kết phát triển hành lang công nghiệp
Trên đường phát triển

Hà Nội: Triển khai giải pháp tham gia chuỗi liên kết phát triển hành lang công nghiệp

Đại diện Sở Công Thương TP. Hà Nội cho biết, thành phố đã tập trung liên kết phát triển các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ dựa trên nhu cầu và lợi thế với 3 lĩnh vực chủ chốt gồm: Sản xuất linh kiện phụ tùng, công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may, da giày; đẩy mạnh sản xuất công nghiệp theo chuỗi giá trị toàn cầu; đẩy mạnh liên kết cung ứng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Khu đô thị Vinhomes gloden Avenue động thổ tổ hợp chăm sóc sức khoẻ tắm khoáng - vui chơi giải trí và ẩm thực lớn nhất miền bắc
Trên đường phát triển

Khu đô thị Vinhomes gloden Avenue động thổ tổ hợp chăm sóc sức khoẻ tắm khoáng - vui chơi giải trí và ẩm thực lớn nhất miền bắc

Ngày 19.10.2024, Công ty Cổ phần Vinhomes động thổ Tổ hợp chăm sóc sức khoẻ tắm khoáng, vui chơi giải trí và ẩm thực tại đô thị ở hiện đại bậc nhất Móng Cái - Vinhomes Golden Avenue (Bắc Luân, Móng Cái, Quảng Ninh). Khi đi vào hoạt động, tổ hợp sẽ góp phần đưa Vinhomes Golden Avenue thành đô thị sống và giao thương hấp dẫn quanh năm tại Đông Bắc Bộ, khai mở cơ hội kinh doanh tại vùng kinh tế cửa khẩu phát triển bậc nhất Việt Nam.

Kiến nghị tháo gỡ vướng mắc về thuế cho doanh nghiệp chế biến thủy sản tại Bà Rịa - Vũng Tàu
Trên đường phát triển

Kiến nghị tháo gỡ vướng mắc về thuế cho doanh nghiệp chế biến thủy sản tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam vừa có văn bản báo cáo và kiến nghị gửi Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và Tổng Cục thuế về giải quyết một số vướng mắc, bất cập về thuế của doanh nghiệp thủy sản tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tri ân, ghi công cán bộ chiến sỹ Quân đội Nhân dân hy sinh trong phòng chống bão số 3
Trên đường phát triển

Tri ân, ghi công cán bộ chiến sỹ Quân đội Nhân dân hy sinh trong phòng chống bão số 3

Bão số 3 có cường độ mạnh đổ bộ vào Việt Nam đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền Bắc. Để ứng phó thiên tai, cứu nạn, cứu hộ, đã có những tấm gương dũng cảm quên mình và hy sinh khi làm nhiệm vụ, trong đó có những cán bộ chiến sĩ Quân đội Nhân dân.

Phấn đấu đưa 48km cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột vào sử dụng trước 30.8.2025
Trên đường phát triển

Phấn đấu đưa 48km cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột vào sử dụng trước 30.8.2025

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk về tình hình kinh tế - xã hội 7 tháng đầu năm 2024 và kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, phương hướng nhiệm vụ thời gian tới; khảo sát tuyến cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; chủ trì Lễ phát động đợt thi đua cao điểm 500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc tại điểm cầu Buôn Ma Thuột.

Công bố Khánh Hòa hoàn thành mục tiêu đón 9 triệu khách trong năm 2024
Trên đường phát triển

Các chỉ tiêu du lịch “về đích” trước 3 tháng

Với việc về đích sớm 3 tháng các chỉ tiêu du lịch năm 2024, theo Hiệp hội Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa, ngành du lịch tỉnh phấn đấu đạt từ 10 - 11 triệu lượt khách trong năm nay. Để đạt được mục tiêu này, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp sẽ triển khai nhiều sản phẩm kích cầu du lịch như: ưu đãi cho du khách về dịch vụ lưu trú, giá vé tham quan, sử dụng các dịch vụ ăn uống; tổ chức các tour du lịch mới...

Toàn cảnh hội nghị
Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất quyết tâm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ năm 2024

Ngày 17.10, Ban Thường vụ huyện ủy Thạch Thất tổ chức Hội nghị giao ban đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, công tác xây dựng Đảng 9 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2024; quán triệt Nghị quyết số 264-NQ/HU ngày 10.9.2024 của Ban Thường vụ huyện ủy.

Bắc Giang: Tập trung triển khai 6 nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới
Trên đường phát triển

Bắc Giang: Tập trung triển khai 6 nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới

Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Nguyễn Văn Gấu nhấn mạnh 6 nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung cao thực hiện thời gian tới, trong đó, bám sát, đề xuất, kiến nghị với Trung ương quan tâm sớm kiện toàn đội ngũ cán bộ chủ chốt của tỉnh. Điều động, luân chuyển, sắp xếp cán bộ của tỉnh và các địa phương bảo đảm ổn định, đáp ứng yêu cầu công việc.