Chuyên trang HĐND và cử tri Bắc Ninh

Hiệu quả từ nghị quyết

Những năm qua, việc thực hiện các nghị quyết HĐND tỉnh Bắc Ninh về Chương trình phát triển đô thị và Chương trình nhà ở đã mang lại hiệu quả cao, cơ bản đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho đối tượng thu nhập thấp, người khó khăn về nhà ở, cho công nhân tại các khu công nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chỉnh trang, phát triển đô thị, nông thôn mới… Tuy nhiên, cuộc khảo sát, giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh cũng cho thấy những khó khăn, hạn chế do cơ chế chính sách. Nhằm tháo gỡ khó khăn này, các đại biểu đã đưa ra nhiều giải pháp thiết thực tại Hội thảo khoa học với chủ đề “Phát triển và quản lý các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” do Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh tổ chức.

Bước đầu đáp ứng nhu cầu nhà ở

Theo Ban Kinh tế - Ngân sách, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XX đã đặt ra mục tiêu: “Đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở công nhân với đầy đủ các thiết chế văn hóa, thể thao, khu vui chơi giải trí, trường học, cơ sở y tế, các khu thương mại, dịch vụ, đáp ứng yêu cầu về nhà ở cho các đối tượng người thu nhập thấp, công nhân các khu công nghiệp. Theo đó, từ năm 2017 - 2021, HĐND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành 5 Nghị quyết có nội dung như: Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2017 - 2022 và định hướng đến năm 2030; Quy định chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội dành cho công nhân trên địa bàn tỉnh; Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030; Điều chỉnh Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030". Đây là chủ trương lớn của tỉnh, khẳng định sự quan tâm của các tỉnh đến mọi mặt đời sống của người dân, nhằm tạo diện mạo khu vực đô thị, nông thôn ngày càng văn minh, hiện đại. Qua đó, từng bước thực hiện hiệu quả công tác chỉnh trang đô thị, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ với sự phát triển chung của tỉnh.

Hiệu quả từ nghị quyết -0
Các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: Q. Tuấn

Thực tế đó đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực, hiện nay, toàn tỉnh hiện có 21 dự án nhà ở công nhân có quy mô hơn 105ha, giải quyết cho gần 126 nghìn công nhân. Trong đó, 7 dự án đã có công trình đưa vào sử dụng, đáp ứng chỗ ở cho hơn 46 nghìn công nhân, có 5 dự án đang triển khai đầu tư, 9 dự án đang hoàn thiện thủ tục đầu tư xây dựng. Ðối với nhà ở thu nhập thấp, Bắc Ninh có 26 dự án với diện tích khoảng 42ha, gồm 12 nghìn căn hộ, đáp ứng chỗ ở cho khoảng 48 nghìn người. Trong đó, 13 dự án đã đưa vào sử dụng với gần 7.800 căn nhà, giải quyết cho hơn 34 nghìn người, 7 dự án đang triển khai xây dựng và 6 dự án đang hoàn thiện thủ tục đầu tư xây dựng.

Theo Chương trình phát triển nhà ở được tỉnh phê duyệt, giai đoạn 2017 - 2022, diện tích quỹ đất phát triển các dự án nhà ở tăng thêm trên địa bàn toàn tỉnh khoảng 1.293,16ha (gồm 1.064,88ha đất phát triển dự án nhà ở thương mại và đất ở mới do các hộ dân tự xây dựng, 228,27ha đất phát triển dự án nhà ở xã hội). Trong các năm 2017, 2018, Bắc Ninh đã triển khai thực hiện 230,76ha đất phát triển nhà ở, gồm 200,96ha đất phát triển dự án nhà ở thương mại, cung cấp khoảng 6.611 căn nhà với diện tích khoảng 1.454.883,4m2 sàn và 0,8ha đất xây dựng chung cư thương mại với 105.637,8m2 sàn nhà ở; thực hiện chuyển tiếp từ Chương trình phát triển nhà giai đoạn 2017 - 2022 được duyệt khoảng 29ha đất phát triển nhà ở xã hội với diện tích khoảng 487.200m2 sàn.

Khó khăn từ cơ chế khi nhu cầu nhà ở tăng

Theo Phó Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sáchNguyễn Như Hùng, hiện nay, các dự án nhà ở xã hội được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nên kết cấu giá thành chủ yếu là chi phí xây dựng hạ tầng và nhà ở. Mặt khác, chủ đầu tư còn được miễn tiền sử dụng đất đối với 20% diện tích nhà ở thương mại trừ vào giá thành khu nhà ở xã hội. Điều này dẫn đến nghịch lý là càng ở vị trí đẹp thì giá nhà ở xã hội càng thấp, các chủ đầu tư có xu hướng tìm quỹ đất có vị trí đẹp, giao thông thuận lợi, kết nối hạ tầng do ngân sách nhà nước đầu tư còn ở những vị trí xa trung tâm sẽ không được quan tâm.

Để phát triển nhà ở xã hội phù hợp với quy hoạch đô thị, quy hoạch khu công nghiệp, bảo đảm công bằng giữa dự án ở khu trung tâm với khu vực xa trung tâm, các huyện; các cơ quan quản lý cần xem xét cơ chế điều tiết tiền sử dụng đất đối với 20% diện tích dùng để xây dựng nhà ở thương mại, có thể yêu cầu nộp quỹ phát triển nhà ở xã hội số tiền sử dụng đất đối với 20% diện tích dùng để xây dựng nhà ở thương mại. Từ đó, phân bổ hỗ trợ lại theo phương thức mỗi căn nhà ở xã hội được hỗ trợ một khoản tiền thống nhất trên toàn tỉnh.

Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Việt Hùng chỉ ra những tồn tại, vướng mắc chủ yếu là số lượng dự án hoàn thành còn thấp, chưa đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra. Một số dự án tồn tại trong thời gian dài do giải phóng mặt bằng và năng lực của nhà đầu tư yếu; chưa hình thành được những dự án lớn với những khu nhà ở công nhân đầy đủ các công trình hạ tầng xã hội.

Tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều giải pháp về chính sách phát triển nhà ở xã hội,trên cơ sở cơ chế chính sách của Trung ương, tỉnh Bắc Ninh hỗ trợ 100% hạ tầng ngoài hàng rào đối với các dự án nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở công nhân. Hỗ trợ 50% hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào và kinh phí giải phóng mặt bằng, giảm thời gian xử lý hồ sơ thủ tục hành chính ít nhất 30%. Bên cạnh đó là nhiều giải pháp về vốn, về quỹ đất, công nghệ xây dựng cũng được tỉnh hết sức quan tâm.

Địa phương

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Long An
Trên đường phát triển

Long An giảm nghèo nhờ phát triển thị trường lao động

Nhờ huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, các chính sách, dự án giảm nghèo của Đảng và Nhà nước đến với người nghèo tỉnh Long An một cách nhanh chóng, hiệu quả. Tính đến nay, Long An đứng thứ hai trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long về mức độ giảm nghèo, đặc biệt tỷ lệ lao động qua đào tạo của địa phương ngày một tăng, cho thấy tính bền vững của những chương trình mà địa phương quyết tâm thực hiện.

TP. Cần Thơ: Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp ĐBSCL có nhiều tín hiệu tốt
Địa phương

TP. Cần Thơ: Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp ĐBSCL có nhiều tín hiệu tốt

Sau gần một năm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long triển khai Đề án phát triển bền vững chuyên canh 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đến nay đề án có nhiều tín hiệu tốt.

Quốc Oai phát huy giá trị làng nghề
Trên đường phát triển

Quốc Oai phát huy giá trị làng nghề

Sau gần 5 năm triển khai Chương trình OCOP, đến nay, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội đã có 176 sản phẩm OCOP đạt chất lượng từ 3 - 4 sao. Các sản phẩm đặc sắc, tiêu biểu làng nghề của huyện góp phần nâng cao giá trị sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, làng nghề...

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh
Địa phương

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh

Tinh thần của chiến thắng Bình Giã đã và đang trở thành động lực mạnh mẽ cho Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong mọi lĩnh vực của đời sống. Từ phát triển kinh tế, văn hóa đến bảo đảm quốc phòng, an ninh, các thế hệ lãnh đạo và người dân tỉnh đã không ngừng nỗ lực để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Các thành viên mô hình tự quản về ANTT và PCCC ở tổ dân phố Nội Ninh, phường Ninh Sơn (thị xã Việt Yên) trao đổi kinh nghiệm phòng, chống tội phạm - ẢNH T.M
Địa phương

Dựa vào thế trận lòng dân phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, tệ nạn

Theo Đại tá Đỗ Đức Trịnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, Mô hình liên kết dân cư cần đặt dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp toàn diện của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương; tăng cường ứng dụng tiện ích của mạng xã hội, kết nối, trao đổi thông tin kịp thời giữa các thành viên với lực lượng công an và người dân. Từ đó, dựa vào thế trận lòng dân để phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trong tình hình mới

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trên đường phát triển

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Kạn chính là “chìa khóa” giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo. Để tiếp tục phát huy nguồn lực này, tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV vừa qua, từ kinh nghiệm thực tiễn, nhiều địa phương tiếp tục đề xuất các giải pháp hữu hiệu với quyết tâm xây dựng vùng đồng bào DTTS đổi mới, phát triển toàn diện.

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.