"Tổ chức chính quyền địa phương"

Bộ Nội vụ đang tham mưu xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, sáp nhập một số tỉnh, thành phố
Sự kiện nổi bật

Bộ Nội vụ đang tham mưu xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, sáp nhập một số tỉnh, thành phố

Bộ Nội vụ đang khẩn trương phối hợp với các cơ quan Trung ương, địa phương để tham mưu trình các cấp có thẩm quyền Đề án về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Đổi mới mạnh mẽ tổ chức chính quyền địa phương ở đô thị

Thảo luận về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị nghiên cứu bổ sung các quy định để đổi mới mạnh mẽ tổ chức chính quyền địa phương ở đô thị, trên cơ sở mô hình của một số nơi đã và đang thí điểm hiệu quả thời gian qua.

ĐBQH Hà Phước Thắng (TP.Hồ Chí Minh) phát biểu tại phiên thảo luận ở Tổ 2 - ảnh: T.Chi
Chính trị

Bảo đảm các nguyên tắc về phân cấp, ủy quyền

Thảo luận tại Tổ 2 (Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh) về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đề nghị cần rà soát nhằm bảo đảm các nguyên tắc về phân cấp, ủy quyền.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) - ảnh: Hồ Long
Chính trị

Đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, tạo sự chủ động cho chính quyền địa phương

Thẩm tra dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng tán thành với sự cần thiết sửa đổi, phạm vi, tên gọi và bố cục của dự thảo Luật nhằm thể chế hoá đầy đủ các quan điểm chỉ đạo của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013 về đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, tạo sự chủ động cho chính quyền địa phương theo nguyên tắc “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, qua đó nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương các cấp.

Giao Thường trực HĐND giải quyết vấn đề phát sinh
Diễn đàn

Giao Thường trực HĐND giải quyết vấn đề phát sinh

Tăng tỷ lệ đại biểu HĐND chuyên trách cấp tỉnh, thành lập Ban Đô thị HĐND cấp huyện, có cơ chế giao thẩm quyền Thường trực HĐND giải quyết vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp nhằm khắc phục hạn chế, bất cập đã phát sinh trong thực tiễn… là các giải pháp cụ thể ở 6 nhóm chính sách trong hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) gửi lấy ý kiến 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Lãnh đạo các Ban và đại biểu HĐND phường Hồng Phong, thành phố Đông Triều khảo sát thực tế tiến độ giải quyết kiến nghị của cử tri
Diễn đàn

Bài 2: Chưa thể thực thi đầy đủ quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ

Dù đảm nhiệm những chức năng cơ bản đã được Luật định, song hoạt động của Ban HĐND cấp xã thời gian qua cũng bộc lộ không ít những vướng mắc hạn chế. Có một thực tế đã được chỉ rõ sau quá trình giám sát của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh là không ở góc độ này thì lại góc độ khác, các Ban HĐND cấp xã gần như đều chưa thể triển khai đầy đủ các nhiệm vụ, quyền hạn…

Đoàn giám sát của MTTQ tỉnh Quảng Ninh họp thống nhất về kết quả giám sát chuyên đề hoạt động của các Ban HĐND cấp xã tại một số địa phương
Diễn đàn

Bài 1: Sát địa bàn, góp phần tạo nên sức mạnh của chính quyền cơ sở

Thực tiễn cho thấy ở đâu chính quyền xã mạnh thì ở đó mọi chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh, đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa có sự phát triển. Trong tổ chức chính quyền địa phương ở nước ta, sự gắn bó mật thiết của cơ quan dân cử, đại biểu dân cử cấp xã với cử tri, với nhân dân từng địa bàn tạo nên sức mạnh của chính quyền cơ sở.

Bài 4: Giao quyền chủ động trong tiếp xúc cử tri của đại biểu
Diễn đàn

Bài 4: Giao quyền chủ động trong tiếp xúc cử tri của đại biểu

Quy định 2 kỳ tiếp xúc cử tri (TXCT) liên tiếp chưa phù hợp với thực tiễn. Đồng thời, cần có hướng dẫn để có cách hiểu thống nhất quy định “liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu cử bầu ra mình” theo hướng không nên quy định mỗi kỳ tiếp xúc, đại biểu HĐND phải tiếp xúc đầy đủ các xã, ấp thuộc đơn vị bầu cử của mình và cần giao quyền chủ động, trách nhiệm của Thường trực HĐND trong quyết định việc TXCT của đại biểu. Mục đích để tạo thống nhất trong bối cảnh mọi hoạt động quản lý nhà nước hiện đang chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin mạnh mẽ, hiệu quả…