Bác sĩ lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người bận rộn

Do áp lực công việc bận rộn, nhiều người thường ăn uống, sinh hoạt không điều độ, đúng giờ. Điều này dẫn đến rất nhiều nguy cơ cho sức khỏe.

Chia sẻ giải pháp về dinh dưỡng giúp những người bận rộn giảm các nguy cơ cho sức khỏe, ThS. BS Nguyễn Văn Tiến, Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho hay, dù trong hoàn cảnh bận rộn thế nào, bạn cũng nên bảo đảm bữa ăn luôn đủ 4 nhóm thực phẩm thiết yếu (nhóm bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và khoáng chất).

Bên cạnh đó, hạn chế sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, hạn chế đường ngọt và các món ăn mặn (như dưa muối vì có hàm lượng muối cao), không tốt cho sức khỏe. Ăn chín, uống sôi cần là sự ưu tiên lựa chọn hàng đầu.

Bác sĩ lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người bận rộn -0
Nên bảo đảm bữa ăn luôn đủ 4 nhóm thực phẩm thiết yếu (Hình minh họa)

Bạn cũng nên cẩn thận với những món ăn mới, lạ, phòng rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu. Nên tránh các loại thức ăn không an toàn, có nguy cơ chứa mầm bệnh cao (dù được giới thiệu là ngon, bổ hay hấp dẫn) như các món gỏi, món sống,…

ThS Tiến lưu ý thêm, những người hay đi công tác có thể phải đối mặt với tần suất làm việc cao, căng thẳng, thời gian ăn uống thất thường, hoặc cũng có thể phải tham gia các bữa ăn thịnh soạn, bia rượu, những món ăn mới lạ, bữa ăn không hợp khẩu vị. Nếu đi công tác ở các vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện giao thông đi lại khó khăn, việc ăn uống, sinh hoạt cũng có thể gặp nhiều bất cập.

“Cần lưu ý, không nên ăn uống tùy tiện, nên chọn những nhà hàng hợp vệ sinh, có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, có nguồn nước sạch, có thiết bị khử trùng, thực phẩm tươi sống, không có ruồi muỗi, có dụng cụ chống bụi, môi trường vệ sinh sạch sẽ.

Nên chọn các món ăn theo “mùa nào thức ấy” để bảo đảm nguồn thực phẩm luôn tươi ngon, chọn các món ăn sử dụng thực phẩm địa phương, vừa không phải lo lắng nhiều về nguồn gốc thực phẩm, lại có cơ hội thưởng thức văn hóa ẩm thực đặc trưng theo các vùng miền khác nhau”, ThS Tiến nói.

Bên cạnh đó, khi gọi món ăn, bên cạnh bảo đảm đầy đủ, cân đối các nhóm chất dinh dưỡng, bạn cũng nên hạn chế các món ăn xào, rán, nướng, các món ăn chứa nhiều muối. Về nước uống, nên chuẩn bị những chai nước đóng sẵn trước lúc rời khỏi nhà nghỉ, khách sạn (có thể là nước khoáng đóng chai, nước đun sôi, nước chè, nước vối,...). Điều này vừa đảm bảo vệ sinh an toàn, lại cung cấp đủ nước cho cơ thể mệt mỏi trên đường di chuyển.

Cũng theo chuyên gia này, dù công việc bận rộn, nếu có thể, bạn vẫn nên đảm bảo việc ăn uống đúng giờ. Trong trường hợp phải ăn các thức ăn nhanh để tiết kiệm thời gian, nên chọn cách ăn lành mạnh nhất có thể.

“Ví dụ, nếu ăn mì ăn liền thì cần ăn thêm với các loại rau, ít thịt, ăn thêm hoa quả. Hoặc nếu ăn bánh mì thì cũng nên lựa chọn bánh mỳ đen thay cho bánh mì trắng, ăn cùng trứng kèm với các loại rau củ quả”, ThS. BS Nguyễn Văn Tiến đưa ra gợi ý.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số loại thức ăn “chống đói” khi làm việc như: sữa nước không đường, sữa chua, bánh mì, bánh gối, xôi,… và ăn thêm hoa quả. Khi ăn hoa quả, chú ý phải rửa sạch, gọt vỏ để tránh bị nhiễm thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản.

Sức khỏe

Từ 1.7, thông cấp khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế không phân biệt địa lý hành chính
Sức khỏe

Từ 1.7, thông cấp khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế không phân biệt địa lý hành chính

Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) có hiệu lực từ ngày 1.7, người tham gia BHYT sẽ có thêm nhiều quyền lợi, trong đó việc thông cấp khám chữa bệnh (KCB) BHYT không phân biệt địa lý hành chính và người bệnh được hưởng BHYT khi đáp ứng điều kiện theo quy định...

 Cảnh báo ung thư từ một nốt đen nhỏ ở bàn chân
Sức khỏe

Cảnh báo ung thư từ một nốt đen nhỏ ở bàn chân

Ban đầu, tổn thương chỉ là một nốt nhỏ không đau, không ngứa và dễ bị nhầm với nốt ruồi lành tính. Bệnh nhân sau đó được xác định mắc ung thư hắc tố da (melanoma) - một dạng ung thư da tiến triển nhanh, dễ di căn và rất nguy hiểm. 

Hà Nội: Bệnh sởi, tay chân miệng tiếp tục gia tăng
Sức khỏe

Hà Nội: Bệnh sởi, tay chân miệng tiếp tục gia tăng

Ngày 7.4, theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 30.3 đến ngày 6.4), toàn thành phố ghi nhận 206 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã (tăng 17 ca so với tuần trước đó). Nếu tính tổng số ca mắc sởi, tay chân miệng trên địa bàn thành phố tiếp tục gia tăng với hơn 400 ca/tuần, nhiều nhất từ đầu năm 2025 đến nay.

Căng mình chống dịch sởi
Kinh tế - Xã hội

Căng mình chống dịch sởi

Dịch sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trẻ bị suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn phải thở máy, thậm chí xuất hiện bão Cytonkine, tạo ra quá nhiều tín hiệu viêm, dẫn đến suy tạng và nhiều hệ lụy sức khỏe nan y khác, rất nguy hiểm. 
Khoa Hồi sức tích cực, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương nhiều ngày nay đã dành toàn bộ giường và không gian cho bệnh nhi mắc sởi. Trong đó 1/3 số bệnh nhi bị suy hô hấp phải thở máy, một số trẻ tiến triển nặng nhanh, suy đa cơ quan, xuất hiện “bão Cytokine”.

Hà Nội tăng cường công tác quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần
Sức khỏe

Hà Nội tăng cường công tác quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần

Sở Y tế vừa ban hành kế hoạch 1487/KH-SYT về bảo vệ sức khoẻ tâm thần trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm tăng cường kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, đẩy mạnh các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị để giảm tỷ lệ mắc, tái phát các rối loạn tâm thần, giảm tỷ lệ tử vong, tàn tật và tổn hại kinh tế, tâm lý xã hội do bệnh tâm thần gây ra.

Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai ký thỏa tuận hợp tác toàn diện
Sức khỏe

Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai ký thỏa tuận hợp tác toàn diện

Ngày 5.4, Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức Lễ ký kết hợp tác y tế toàn diện giữa hai đơn vị giai đoạn 2025 – 2030. Sự kiện quan trọng đánh dấu bước tiến mới trong hợp tác y tế giữa hai bệnh viện đầu ngành tại Việt Nam, hướng đến nâng cao chất lượng điều trị cho người bệnh.

TP. Hồ Chí Minh tiến tới kết thúc dịch Sởi trong quý II.2025
Sức khỏe

TP. Hồ Chí Minh tiến tới kết thúc dịch Sởi trong quý II.2025

Kết thúc tháng 3.2025, 22 phường, xã thuộc Quận 1, Quận 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện để công bố hết dịch sởi. Đây là thành quả và tiền đề rất lớn để TP. Hồ Chí Minh chủ động và kiên trì trong công tác phòng chống dịch bệnh của ngành y tế, từ đó quyết tâm kết thúc dịch Sởi ngay trong quý II này.

Cục An toàn thực phẩm “tuýt còi” bột ngọt nhập từ nước ngoài của công ty TNHH Liên Sen
Sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm “tuýt còi” bột ngọt nhập từ nước ngoài của công ty TNHH Liên Sen

Theo thông báo từ Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đưa ra mới đây, 4 lô bột ngọt (Monosodium L – Glutamate) của công ty TNHH Liên Sen, địa chỉ tại số 19 đường 44, khu phố 1, tổ 6, phường 16, quận 8, TP.Hồ Chí Minh được đề nghị tạm dừng lưu thông và sử dụng do vi phạm quy định về ghi nhãn.

Bộ Y tế họp khẩn trực tuyến về công tác phòng, chống bệnh sởi
Sức khỏe

40/53 tỉnh, thành phố hoàn thành tỷ lệ tiêm vaccine trên 95%

Đó là thông tin Bộ Y tế cập nhật về tình hình thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh Sởi. Kết quả trên cũng cho thấy Bộ Y tế đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng trên.