Quảng Bình: Tăng cường ứng dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm đặc sản, chủ lực

Để các sản phẩm đặc sản, chủ lực của địa phương khẳng định vị trí trên thị trường, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình đã tăng cường triển khai hệ thống truy xuất, ứng dụng mã số mã vạch, xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến nguồn gốc sản phẩm. Đồng thời, nâng cao nhận thức, xây dựng thói quen tiêu dùng tích cực cho người dân.

"Lạc" trên thị trường

Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định với các sản phẩm mang thương hiệu địa phương cùng chất lượng xứng tầm. Cùng với đó, ngày 13.8.2021, HĐND tỉnh Quảng Bình ban hành Nghị quyết số 06/2021/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ sáng tạo khoa học và đổi mới công nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, có hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có các sản phẩm được truy xuất nguồn gốc đúng theo quy định của pháp luật.

Thực hiện nhiệm vụ đồng hành cùng các sản phẩm nông sản, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình đã đưa ra nhiều giải pháp, áp dụng vào hoạt động sản xuất, thương mại của các đơn vị. Tuy nhiên, thực trạng "hòa tan giá trị", "lạc" mất nguồn gốc của các sản phẩm địa phương tiêu biểu vẫn diễn ra do khó khăn trong triển khai, ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc.

Quảng Bình tăng cường ứng dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm OCOP -0
Các sản phẩm chủ lực của Quảng Bình được ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc

Theo Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Trần Quốc Việt, hoạt động tư vấn, triển khai áp dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh đến nay vẫn còn nhiều hạn chế.

“Doanh nghiệp và người tiêu cùng chưa hiểu hết ý nghĩa của truy xuất nguồn gốc và chưa hiểu đúng bản chất của vấn đề này. Thêm vào đó, thói quen và ý thức làm việc chưa tuân thủ quy trình, ngại ghi chép cũng là yếu tố khó khăn cho quá trình thực hiện. Các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều trở ngại trong việc nghiên cứu, xây dựng, triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc cho từng sản phẩm, nhóm sản phẩm cụ thể”,  ông Việt Quảng Bình cho biết.

Đến nay, tình trạng chung của quá trình ứng dụng truy xuất nguồn gốc là mã vạch tem truy xuất chưa được chuẩn hóa về hình thức và nội dung; chưa có quy định thống nhất về các giải pháp đọc tem truy xuất; thiếu các quy định cụ thể đối với việc khai báo, giám sát và bảo đảm thông tin truy xuất nguồn gốc… 

Theo khảo sát, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, tỷ lệ sản phẩm OCOP có truy xuất nguồn gốc đạt dưới 70%. Trong đó, sản phẩm OCOP cấp độ dưới 3 sao có tỷ lệ truy xuất nguồn gốc dưới 10%; sản phẩm OCOP 3 sao khoảng 17 - 18%; sản phẩm OCOP 4 sao, khoảng 65 - 68%. Đáng lưu ý là để đánh giá điểm phân hạng sản phẩm, có những tiêu chí liên quan đến truy xuất nguồn gốc. Nếu sản phẩm chưa có truy xuất nguồn gốc sẽ bị đánh giá thấp hơn những sản phẩm có truy xuất nguồn gốc.

Cần "dẫn lối" về thương hiệu địa phương

Hiện nay, toàn tỉnh Quảng Bình có 150 sản phẩm OCOP, được công nhận với chất lượng sản phẩm và mẫu mã đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, những sản phẩm xuất xứ từ địa phương vẫn còn một số hạn chế về khả năng cạnh tranh và chủ yếu được tiêu thụ trong nước hoặc các cửa hàng, siêu thị trên địa bàn. Đa số các chủ thể có sản phẩm OCOP cũng là những đơn vị sản xuất nhỏ lẻ, hạn chế về quy mô sản xuất, quảng bá và kết nối tiêu thụ sản phẩm cũng chưa nổi bật.

Những hạn chế trong việc khẳng định thương hiện và truy xuất nguồn gốc sẽ tạo nên nhiều khó khăn sau này trong cả hoạt động kinh doanh. Trong đó, có vấn đề hàng giả, hàng nhái, chất lượng không bảo đảm, nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, gây ảnh hưởng liên đới đến thương hiệu của địa phương nói chung và các đơn vị sản xuất nói riêng. Đối với các mặt hàng xuất khẩu, yếu tố truy xuất càng đóng vai trò quan trọng trong tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt đối với các sản phẩm OCOP.

Giám đốc Công ty CP Tư vấn và Đầu tư Long Giang Thịnh Lê Văn Thơ cho biết: hiện, công ty đang áp dụng mã số mã vạch GS1 và mã QR để xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho các sản phẩm tinh bột và sản phẩm thực phẩm, sản phẩm hữu cơ…

“Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm khi áp dụng và hoạt động sản xuất, kinh doanh đem lại những lợi ích đáng kể đối với công ty. Nhất là, thuận lợi hơn trong quản lý sản xuất, lưu thông sản phẩm trên thị trường; giúp khách hàng dễ dáng truy xuất được nguồn gốc vùng nguyên liệu và các thông tin liên quan của sản phẩm; sự tin cậy đối với thương hiệu và sản phẩm giúp các giao dịch mua bán và đơn hàng tăng thêm... Những yếu tố này góp phần quan trọng trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu công ty”, ông Thơ chia sẻ. 

Quảng Bình tăng cường ứng dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm OCOP -0
Các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, OCOP, VietGAP của cá nhân, doanh nghiệp tại Quảng Bình

Theo Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Trần Quốc Việt, để kiểm soát chặt chẽ các sản phẩm chủ lực, đặc sản địa phương, đáp ứng yêu cầu tiêu thụ của thị trường trong nước, xuất khẩu, Sở sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc, ứng dụng mã số mã vạch, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến và xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan...

Trung tâm Ứng dụng và Thống kê Khoa học và Công nghệ Quảng Bình đã đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học - công nghệ cấp tỉnh năm 2024 về “Nghiên cứu xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm chủ lực, OCOP của tỉnh Quảng Bình”. Mục tiêu mà nhiệm vụ hướng đến là giúp nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân về áp dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP sẽ hướng đến việc xuất hiện tại các phần mềm nhận diện và truy xuất nguồn gốc do đơn vị phát triển.

Từ đó, các mặt hàng chủ lực của địa phương nói chung và sản phẩm OCOP nói riêng sẽ khẳng định được giá trị và hiện diện trên thị trường, thúc đẩy cả hệ thống sản xuất phát triển, tăng tính minh bạch của toàn hệ thống và xây dựng thói quen tiêu dùng tích cực cho người dân.

Trên đường phát triển

Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn kiểm tra tuyến đường Cổ Linh - Nghiên Loan, huyện Pác Nặm
Địa phương

Bài 1: Tập trung vùng đặc biệt khó khăn, giải quyết vấn đề bức thiết

Với phương châm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giải quyết những vấn đề bức thiết, đến nay, có 4 chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch. Đó là: 85% xã có đường ô tô đến trung tâm xã đạt cấp 6 trở lên (đạt 106%); 95% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa (đạt 118,7%); 92% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng (đạt 104,5%); số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp đạt 98,5% kế hoạch…

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Khởi
Trên đường phát triển

Cà Mau phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) tại Cà Mau đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần cải thiện đời sống nông dân và phát triển kinh tế địa phương. Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Khởi đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân về vấn đề này.

Khánh Hòa tăng trưởng xếp thứ 6 cả nước
Địa phương

Khánh Hòa tăng trưởng xếp thứ 6 cả nước

Theo báo cáo của Cục Thống kê Khánh Hòa, 9 tháng năm 2024, Khánh Hòa có mức tăng trưởng xếp thứ 6 cả nước, thứ 2 vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng 10,45% so cùng kỳ năm trước.

Bài cuối: Thu hút các dự án công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường
Địa phương

Bài cuối: Thu hút các dự án công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường

Để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư phát triển, Đồng Nai tập trung nguồn lực đầu tư, phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng, ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông, nhất là hạ tầng giao thông liên Vùng và hạ tầng xã hội. Cùng với đó, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, có lợi thế cạnh tranh vượt trội. Chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết thu hút đầu tư. Chú trọng thu hút các dự án công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao, ít thâm dụng lao động, tài nguyên và thân thiện với môi trường…

Bài 2: Động lực mới từ sân bay Long Thành và hành lang sông Đồng Nai
Địa phương

Bài 2: Động lực mới từ sân bay Long Thành và hành lang sông Đồng Nai

Phương án phát triển không gian tỉnh Đồng Nai được xác định theo 3 vùng kinh tế - xã hội; phương án liên kết không gian được xây dựng trên cơ sở phát triển 6 hành lang và 3 vành đai. Xác định phát triển hệ thống đô thị theo hướng xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đến năm 2030, đô thị sân bay Long Thành và hành lang sông Đồng Nai là 2 khu vực động lực phát triển mới cho tỉnh.

Đồng Nai hướng tới nền nông nghiệp xanh, bền vững
Địa phương

Hướng tới nền nông nghiệp xanh, bền vững

Để hướng tới một nền nông nghiệp xanh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, tỉnh Đồng Nai chú trọng việc giảm sử dụng đầu vào hóa chất nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực tự nhiên trong quá trình sản xuất; áp dụng phương pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; chuyển đổi cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sản phẩm OCOP của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Di Trạch
Địa phương

Hoài Đức phát triển sản phẩm OCOP từ các làng nghề

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm nâng cao giá trị sản xuất và tạo thương hiệu cho sản phẩm của các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn và góp phần đẩy mạnh giao thương, kết nối, tiêu thụ sản phẩm. Trên cơ sở đó, huyện Hoài Đức đã chủ động, tích cực phối hợp với các sở, ngành thành phố xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP, đồng thời khai trương các điểm trưng bày, giới thiệu, bán sản phẩm OCOP để tiêu thụ, quảng bá những sản phẩm OCOP của huyện.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dồn lực hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Trên đường phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dồn lực hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đầu tư. Kết quả, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực hơn so với cùng kỳ.

Chế biến sâu làm tăng giá trị nông sản, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Địa phương

Chế biến sâu để nâng cao giá trị nông sản

Năng suất, chất lượng và giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam liên tục tăng trưởng, góp phần quan trọng trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa. Đó là kết quả của ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến sản phẩm nông sản đang được các địa phương chú trọng. Tuy nhiên, vẫn còn những rào cản trong câu chuyện công nghệ mà Việt Nam cần vượt qua để giúp nâng cao giá trị nông sản.

Đưa Hà Nội trở thành Thành phố xanh – thông minh – hiện đại, xứng tầm vị thế
Trên đường phát triển

Đưa Hà Nội trở thành Thành phố xanh – thông minh – hiện đại, xứng tầm vị thế

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà, chuyển đổi xanh cùng với chuyển đổi số đang là xu hướng diễn ra trên toàn cầu và ở Việt Nam. Chuyển đổi xanh là quá trình xây dựng nền kinh tế trong đó mức phát thải từ thấp đến rất thấp, đạt được thông qua việc phát triển văn minh, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Bắc Kạn xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định, phát triển
Địa phương

Bắc Kạn xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định, phát triển

Xác định Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc. Qua đó góp phần ổn định an ninh chính trị, giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào DTTS.